8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
2.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học mơn
2.1.2. Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học
2.1.2.1. Đ c điểm tâm, sinh lý của sinh viên
Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác nhƣ: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tịi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ƣớc và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách.
Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Ở đây, chúng tôi quan tâm đến sinh viên, những ngƣời có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở các trƣờng đại học. Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hƣớng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng hạn sinh viên đang học ở các trƣờng đại học, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phƣơng pháp học tập của họ.
Ở SV đã bƣớc đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tƣơng lai, ở các em sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để SV đƣợc trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tịi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình.
Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn.
Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời ngƣời. Họ là lớp ngƣời giàu nghị lực, giàu ƣớc mơ và hồi bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển khơng đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hồn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, khơng phải bất cứ sinh viên nào cũng đƣợc phát triển tối ƣu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phƣơng pháp giáo dục phù hợp từ nhà trƣờng sẽ góp phần phát huy ƣu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV.
Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những ngƣời có trình độ nhất định, sinh viên khơng tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hố của chúng ta có nhiều điều kiện giao lƣu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới, kể cả văn hố phƣơng Đơng và phƣơng Tây. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoá khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hố khơng phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và khơng có lợi cho bản thân họ.
Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác nhƣ: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tịi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ƣớc và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên.
2.1.2.2. Khái niệm giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học * Giáo dục
Giáo dục theo từ tiếng Hán thì giáo nghĩa là dạy, là rèn luyện về đƣờng tinh thần nhằm phát triển tri thức và huấn luyện tình cảm đạo đức, dục là ni, là săn sóc về mặt thể chất. Vậy giáo dục là một sự rèn luyện con ngƣời về cả ba phƣơng diện trị tuệ, tình cảm và thể chất. Theo phƣơng Tây thì education vốn xuất phát từ chữ educare của tiếng La tinh. Động từ educare là dắt dẫn, hƣớng dẫn để làm phát khởi ra những khả
năng tiền tàng. Sự dắt dẫn này nhằm đƣa con ngƣời từ không biết đến biết, từ xấu đến tốt, từ thấp kém đến cao thƣợng, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh và các cộng sự “Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phƣơng pháp khoa học của nhà giáo dục tới ngƣời đƣợc giáo dục trong các cơ quan giáo dục nhằm hình thành nhân cách cho họ” [61; tr 22].
Theo tác giả Nguyễn Lân “Giáo dục là một q trình có ý thức có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền cho lớp mới những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất, những tri thức về tự nhiên, về xã hội, về tƣ duy, để họ có thể có đầy đủ khả năng tham gia vào đời sống và đời sống xã hội” [46].
Theo các tác giả Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê “Giáo dục là sự hình thành có mục đích và có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con ngƣời, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thị hiếu thẩm mĩ cho con ngƣời; với nghĩa rộng nhất, khái niệm này bao hàm cả giáo dƣỡng, dạy học và tất cả những yếu tố khác tạo nên những nét tính cách và phẩm hạnh của con ngƣời, đáp ứng yêu cầu của kinh tế xã hội” [39].
Dù xét trên các góc độ, phạm vi khác nhau, chúng ta có thể nhận thấy: Giáo dục là một q trình tồn vẹn hình thành nhân cách, đƣợc tổ chức một cách có mục đích và kế hoạch, thơng qua các hoạt động và quan hệ giữa ngƣời giáo dục và ngƣời đƣợc giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội loài ngƣời.
Nhƣ vậy: Giáo dục ln là một q trình có mục đích, có kế hoạch, là q trình tác động qua lại giữa nhà giáo dục và ngƣời đƣợc giáo dục. Thơng qua q trình tƣơng tác giữa ngƣời giáo dục và ngƣời đƣợc giáo dục để hình thành nhân cách tồn vẹn (hình thành và phát triển các mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất, lao động) cho ngƣời đƣợc giáo dục.
Giáo dục khơng bó hẹp ở phạm vi là ngƣời đƣợc giáo dục đang trong tuổi học (dƣới 25 tuổi) và giáo dục không chỉ diễn ra trong nhà trƣờng. Ngày nay, chúng ta hiểu giáo dục là cho tất cả mọi ngƣời, đƣợc thực hiện ở bất cứ khơng gian và thời gian nào thích hợp với từng loại đối tƣợng bằng các phƣơng tiện khác nhau, kể cả các phƣơng tiện truyền thơng đại chúng (truyền hình, truyền thanh, video, trực tuyến qua inernet,…) với các hình thức đa dạng, phong phú. Ngồi ra q trình giáo dục không ràng buộc về độ tuổi giữa ngƣời giáo dục với ngƣời đƣợc giáo dục.
Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức của con ngƣời. Nó đƣợc diễn ra lâu dài trong suốt cuộc đời của mỗi con ngƣời và đƣợc thực hiện theo nhiều con đƣờng, trong đó, có thể kể đến những con đƣờng chủ yếu nhƣ: (1) Giáo dục thông qua dạy học; (2) Giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng; (3) Giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể; (4) Giáo dục thông qua con đƣờng Tự rèn luyện/ tự tu dƣỡng/ tự giáo dục.
Trong bốn con đƣờng trên, giáo dục thông qua hoạt động dạy học là con đƣờng cơ bản và mang lại hiệu quả cao nhất trong giáo dục nhân cách cho mỗi cá nhân.
* Giáo dục kỹ năng mềm
Cho đến nay, chƣa có tài liệu nào, chƣa có tác giả hay cơng trình nghiên cứu nào đƣa ra đƣợc khái niệm giáo dục kỹ năng mềm, tuy nhiên, dựa vào những tài liệu lí luận có liên quan đã có, chúng tơi quan niệm rằng:
Giáo dục kỹ năng mềm là q trình tác động có mục đích, có tổ chức của nhà giáo dục đến người được giáo dục nhằm hình thành cho họ ý thức đầy đủ, thái độ đúng đ n và hành vi, thói quen phù hợp về việc chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại với những người xung quanh có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp một cách hiệu quả.
Giáo dục KNM là quá trình diễn ra lâu dài. Q trình này đƣợc thực hiện thơng qua nhiều con đƣờng khác nhau, trong đó, giáo dục KNM cho mỗi cá nhân thông qua hoạt động dạy học là con đƣờng cơ bản và mang lại hiệu quả cao nhất đối với việc hình thành và phát triển KNM cho mỗi cá nhân.
* Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học
Cho đến nay, chƣa có tài liệu nào, chƣa có tác giả hay cơng trình nghiên cứu nào đƣa ra đƣợc khái niệm giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học, tuy nhiên, dựa vào những tài liệu lí luận có liên quan đã có, chúng tơi quan niệm rằng:
Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của cán bộ, giảng viên đến sinh viên trong nhà trường nhằm hình thành cho sinh viên ý thức đầy đủ, thái độ đúng đ n và hành vi, thói quen phù hợp về việc chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại với những người xung quanh có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp trong tương lai một cách hiệu quả, giúp họ từng bước khẳng định được giá trị bản thân trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp và giá trị xã hội của mình.
Giáo dục KNM cho SV Đại học đƣợc thực hiện trong suốt quá trình SV tham gia các hoạt động tại trƣờng Đại học. Nó đƣợc thực hiện thơng qua nhiều con đƣờng khác nhau, trong đó, giáo dục KNM cho SV thông qua hoạt động dạy học (hay giáo dục KNM trong dạy học các môn học trong chƣơng trình đào tạo) là con đƣờng cơ bản và mang lại hiệu quả cao nhất đối với quá trình hình thành và phát triển KNM cho SV.
2.1.2.3. Mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Giáo dục kỹ năng mềm cho SV các trƣờng Đại học nhằm thực hiện đƣợc những mục tiêu cơ bản sau:
- Về ý thức: Quá trình giáo dục kỹ năng mềm giúp cho sinh viên có đƣợc ý thức
mối quan hệ tƣơng tác qua lại giữa mình với những ngƣời xung quanh nhằm giúp hoạt động nghề nghiệp đạt đƣợc kết quả tối ƣu.
- Về thái độ: Chủ động, tự giác, tích cực trong q trình học tập, rèn luyện hệ
thống kỹ năng có liên quan đến việc chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối quan hệ tƣơng tác qua lại giữa mình với những ngƣời xung quanh nhằm giúp hoạt động nghề nghiệp đạt đƣợc kết quả tối ƣu.
- Về hành vi, thói quen: Thƣờng xuyên tham gia các hoạt động học tập đƣợc tổ
chức và nỗ lực tự học, tự rèn luyện các kỹ năng có liên quan đến việc chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối quan hệ tƣơng tác qua lại giữa mình với những ngƣời xung quanh nhằm giúp hoạt động nghề nghiệp đạt đƣợc kết quả tối ƣu.
2.1.2.4. Nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho SV là nội dung hoạt động của GV và SV trong quá trình giáo dục.
Nội dung tổng quát của quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho SV các trƣờng đại học là giáo dục cho SV ý thức, giáo dục thái độ, giáo dục hành vi, thói quen có liên quan đến các kỹ năng có liên quan đến việc chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối quan hệ tƣơng tác qua lại giữa mình với những ngƣời xung quanh nhằm giúp hoạt động nghề nghiệp đạt đƣợc kết quả tối ƣu.
Nội dung cụ thể của quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho SV các trƣờng Đại học bao gồm:
- Giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho SV.
- Giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm cho SV. - Giáo dục kỹ năng quản lý thời gian cho SV. - Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho SV.
- Giáo dục kỹ năng lãnh đạo bản thân cho SV. - Giáo dục kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho SV. - Giáo dục kỹ năng vƣợt qua khủng hoảng cho SV. - Giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột cho SV. - Giáo dục kỹ năng sáng tạo cho SV.
Trong quá trình lên lớp, GV cần lƣu ý, không phải chƣơng, tiết học nào cũng đồng thời giáo dục SV cả 9 KNM nêu trên. Số lƣợng, nội dung KNM đƣợc lựa chọn phụ thuộc vào năng lực tổ chức hoạt động của GV, tính chất/ đặc thù của mỗi dạng hoạt động trong quá trình đào tạo ở mỗi trƣờng Đại học, đặc điểm của SV, cán bộ, GV các trƣờng Đại học và nội dung bài học...
Ví dụ, khi dạy học chƣơng 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, GV có thể hƣớng tới giáo dục cho SV cả 9 hoặc một số KNM tiêu biểu nêu
trên. Bời vì, nội dung của chƣơng học mang tính khái quát và thực tiễn cao. Các chƣơng 2,3 đến 7, GV có thể lựa chọn những KNM phù hợp nhất với nội dung của bài để giáo dục, rèn luyện cho SV (xem thêm bảng 3.3, chƣơng 3). Đơn cử, khi dạy chƣơng 2: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, GV có thể chọn kỹ năng tự nhận thức và kỹ năng sáng tạo; kỹ năng vƣợt qua khủng hoảng. Vì sao GV chọn giáo dục 2 KNM này? Thứ nhất, nội dung chƣơng 2 chứa đựng nhiều luận điểm tƣ tƣởng sáng tạo của Hồ Chí Minh nhƣ: Thực chất của vấn đề đề dân tộc thuộc địa là chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội; Vấn đề giải phóng dân tộc đƣợc đặt lên hàng đầu và quan trọng hơn vấn đề giai cấp; Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam muốn thắng lợi phải đi theo con đƣờng cách vô sản... Thứ hai, do những luận điểm sáng tạo đó dẫn đến xuất hiện những hiểu lầm của Quốc tế Cộng sản và Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đối với Hồ Chi Minh ở một số thời điểm. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã nhận thức và tự nhận thức vấn đề, bản thân một cách khách quan, đúng đắn và quyết tâm giữ vững lập trƣờng tƣ tƣởng, vƣợt qua mọi thử thách.
2.1.2.5. Nguyên t c giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho SV các trƣờng Đại học cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính mục đích của q trình giáo dục SV ở trƣờng Đại học. - Đảm bảo sự gắn kết với đời sống xã hội và nghề nghiệp.