CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẦM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA NHÀ TẠI NGÂN HÀNG VP BANK – PGD PHÚ LÂM
4.3 Một số kiến nghị với các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước 1 Kiến nghị đối với ngân hàng VPBank.
4.3.1 Kiến nghị đối với ngân hàng VPBank.
Cần nâng cao mức độ hiện đại công nghệ phù hợp với tiềm lực tài chính của ngân hàng và đảm bảo phù hợp với xu thế chung của quốc tế. Đây cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ của ngân hàng..
Cần phải hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng để tiết kiệm được chi phí về lao động, thời gian cũng như phục vụ khách hàng được tốt hơn.Hệ thống công nghệ thông tin phải đảm bảo thực hiện nhanh chóng, thuận tiện và bảo mật thơng tin cho khách hàng.
Tiếp tục hồn chỉnh các văn bản chế độ, các văn bản liên quan đến nghiệp vụ cho vay mua nhà tạo sự thuận lợi cho khách hàng, giúp mở rộng tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro.
Phải phổ biến định hướng phát triển cũng như chính sách chiến lược cho tồn thể chi nhánh, phòng ban nhằm tiến hành một cách đồng bộ mục tiêu đã đề ra.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của các chi nhánh, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, kiên quyết xử lý các trường hợp cán bộ tín dụng thông đồng với khách hàng, các hành vi tiêu cực trong nội bộ ngân hàng.
Tích cực thu hồi nợ tồn đọng làm giảm áp lực tăng thu, bù chi. - Những đề xuất, kiến nghị:
+ Trước mắt đề nghị tỉnh cho phép chi nhánh được thu hồi nợ gốc trước, lãi sau đối với 2 doanh nghiệp sà lan đang rơi vào khó khăn.
+ Đề nghị trung ương có chủ trương thực hiện xóa các khoản nợ rủi ro đã xử lý trên 5 năm, các khoản vay đã thu hết gốc chỉ cịn lãi vay tín chấp hiện khơng thu được, Tăng mức phán quyết các khoản miễn, giảm lãi cho chi nhánh tỉnh.
+ Đối với những ngành đang gặp khó khăn như sà lan cho dãn nợ khơng tính cơ cấu nợ.
4.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.
NHNN cần tạo ra cơ chế khuyến khích các ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng bán lẻ trong đó có cho vay mua nhà.
Ngồi ra cần có những biện pháp giúp các NHTM tăng cường nguồn vốn cho vay đặc biệt là vốn trung dài hạn như các biện pháp về dự trữ bắt buộc hay các quy định về mức sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn.
NHNN cần có chính sách xử lý các khoản nợ q hạn, nợ khó địi của các doanh nghiệp do nguyên nhân khách quan như lũ lụt, thiên tai…cần tạo nguồn cho các ngân hàng bù đắp các khoản nợ khoanh, để xóa nợ. Ngồi ra có thể thành lập các công ty mua bán nợ để xử lý các khoản nợ, khai thác và quản lý các tài sản bảo đảm tồn đọng.
NHNN yêu cầu các NHTM phải thống kê, theo dõi chặt chẽ các hoạt động cho vay bất động sản, diễn biến cung cầu và giá cả trên thị trường, yêu cầu các NHTM rà sốt, đánh giá chất lượng tín dụng các khoản cho vay bất động sản để có biện pháp xử lý, thu hồi nợ vay đúng hạn và khống chế tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bất động sản.
Xem xét tỷ lệ cho vay của hệ thống ngân hàng cho thị trường bất động sản trên tổng dư nợ của hệ thống, rà soát lại các điều kiện cho vay của ngân hàng đối với thị trường bất động sản. Nếu có hiện tượng cho vay dưới chuẩn cần có những biện pháp điều chỉnh tích cực. Xem xét tỷ lệ dư nợ của hệ thống ngân hàng cho các doanh nghiệp có cùng nguồn gốc đang kinh doanh bất động sản, trên tổng dư nợ của thị trường bất động sản.
NHNN nắm chắc thơng tin, kiểm sốt chặt chẽ tổng phương tiện thanh tốn, dư nợ tín dụng trong tồn bộ nền kinh tế, việc cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán của các NHTM và các tổ chức kinh doanh tiền tệ khác. Điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hợp lý dư nợ tín dụng, khả năng
Báo cáo thực tập GVHD: Ths. Ngô Thị Thùy Linh.
thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và kiềm chế lạm phát. Tăng cường công tác giám sát các tổ chức tín dụng, bổ sung các cơng cụ giám sát theo cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế để chủ động cảnh báo và xử lý tốt hơn những biến động trên thị trường tín dụng, tiền tệ.
Nên thành lập các kênh thông tin về thị trường bất động sản, trong đó cung cấp các thơng tin về nhà đất, cập nhật thông tin về các chủ trương, văn bản pháp lý có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tìm hiểu và nâng cao khả năng hiểu biết về thị trường bất động sản, đồng thời tạo cơ sở cho việc thẩm định các dự án kinh doanh, định giá bất động sản, giúp ngân hàng hạn chế rủi ro.
KẾT LUẬN
Cho vay mua nhà là một lĩnh vực kinh doanh mới và được đánh giá là sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam trong tương lai mặc dù hiện nay chưa phát triển lắm. Việc phát triển loại hình cho vay này trong tương lai sẽ là một xu hướng tất yếu do những lợi ích thiết thực mà nó mang lại như nó tạo điều kiện cho người dân thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của mình khi chưa có khả năng chi trả. Lọai hình này giúp đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tăng thêm thu nhập và phân tán rủi ro cho các ngân hàng thương mại …
Với mục tiêu phát triển thành một ngân hàng bán lẻ lớn của Việt Nam và khu vực, ngân hàng đã xây dựng cho mình một quy trình cho vay chặt chẽ và được đánh giá là ngân hàng có triển vọng trong hoạt động cho vay mua nhà. Hoạt động cho vay mua nhà được triển khai tại ngân hàng chưa lâu nhưng nó thu được những kết quả hết sức khả quan góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của ngân hàng. Tuy nhiên, xét một cách tồn diện vẫn cịn một số hạn chế vướng mắc cần được xem xét và nghiên cứu một cách nghiêm túc để có thể đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn nữa về hoạt động cho vay mua nhà.
Do sự hạn chế về kiến thức lí luận, thực tiễn cũng như sự giới hạn về mặt tài liệu, thời gian nghiên cứu nên trong phạm vi báo cáo thực tập em chưa đề cập tới hoặc chưa
có những phân tích nhân định sâu sắc và chính xác về một số vấn đề. Em rất mong có thể nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cơ, cùng các cán bộ nhân viên ngân hàng để đề tài của em được hoàn thiện hơn.