Kết quả thử kháng sinh đồ với E.coli gây bệnh

Một phần của tài liệu khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa ở trại heo darby- cj- genetic (Trang 43 - 49)

Thực hiện kháng sinh đồ với vi khuẩn E.coli phân lập được từ 20 mẫu phân heo con tiêu chảy tại Trại, kết quảđược ghi nhận trong bảng 4.14

Bng 4.14: Kết quả thử kháng sinh đồ

Loại kháng sinh Kháng (%) Trung gian (%) Nhạy (%)

Ampicillin 82,35 17,65 0 Amoxicillin 82,35 17,65 0 Cephalexin 82,35 5,88 11,77 Penicillin 100 0 0 Gentamycin 0 29,41 70,59 Kanamycin 47,06 52,94 0 Streptomycin 100 0 0 Norfloxacin 0 29,41 70,59 Amoxicillin/clavulanic acid 5,88 58,82 35,30 Tobramycin 41,18 58,82 0 Colistin 0 35,29 64,71 Doxycyclin 100 0 0 Tetracyclin 100 0 0 Bactrim 94,12 5,88 0 Neomycin 88,24 11,76 0

Theo kết quả bảng 4.14, vi khuẩn E.coli đề kháng khá mạnh với nhiều loại kháng sinh, trong đó penicillin, doxycyclin, Streptomycin, tetracyclin, bactrim bị đề

kháng khá mạnh (90%-100%), tiếp sau đó là Ampicillin, Amoxicillin, cephalexin, neomycin 80%-90%) và chỉ còn nhạy cảm với 3 loại kháng sinh: gentamycin 70,59%, norfloxacin 70,59%, colistin 64,71%. Đây thật sự là điều đáng báo động đối với các xí nghiệp chăn nuôi.

Võ Thị Minh Châu (2004): ciprofloxacin 100%, cephalexin 80%, norfloxacin 60%, colistin 60%.

Trần Sỹ Trung (2002), tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp đã đề kháng với neomycin (75,8%), colistin (73,6%), gentamycin (63,7%), bactrim (61,5%) và còn nhạy cảm với nitrofurantoin (73,6%), norfloxacin (71,4%).

Các kết quả đều cho thấy tính đề kháng với kháng sinh của vi khuẩn E. coli

bổ sung kháng sinh vào thức ăn để kích thích tăng trọng hay để ngăn ngừa nhiễm trùng…Ngoài ra, do dùng kháng sinh không đúng như sử dụng liều lượng quá thấp với thời gian điều trị quá dài đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự xuất hiện tính đề kháng chống kháng sinh ở các vi khuẩn gây bệnh.

Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn E. coli hiện cũng là một vấn đề nan giải trong phòng và trị bệnh. Khả năng kháng thuốc không cốđịnh mà thay đổi phụ thuộc vào việc sử dụng kháng sinh cho gia súc, sử dụng thuốc bất hợp lý dễ dẫn đến việc vi khuẩn không còn khả năng nhạy cảm với kháng sinh nữa.

Tóm lại, việc đưa ra kết quả kháng sinh đồ giúp cho người chăn nuôi hiểu thêm những kháng sinh nào còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn E. coli. Từ những kết quảđó, các nhà chăn nuôi có định hướng đúng trong việc điều trị chứng bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ do vi khuẩn E. coli gây nên, nhằm tránh tình trạng sử dụng kháng sinh bất hợp lý đưa đến hậu quả xấu cho heo con, không những thế còn ảnh hưởng đến người dân tiêu thụ thịt.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết lun

Qua quá trình khảo sát bệnh tiêu chảy trên đàn heo con theo mẹ của Trại, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Tỷ lệ heo con tiêu chảy (59,80%) là khá cao.

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (6,94%) là tương đối có thể do điều trị kịp thời.

Triệu chứng tiêu chảy trên heo con theo mẹ xuất hiện cao vào giai đoạn tuổi 13 – 18 ngày tuổi. so với giai đoạn tuổi khác thì sự khác biết này là rất có ý nghĩa về mặt thống kê với P < 0,001.

Tỷ lệ chữa khỏi (91,23%) tương đối cao.

Thời gian điều trị khỏi trung bình 2,3 ngày là ngắn.

Tỷ lệ tái phát trung bình 24,09% cao hơn một số nơi khác. Trọng lượng trung bình lúc sơ sinh và cai sữa là tương đối tốt.

E. coli là nguyên nhân quan trọng và thường gặp nhất trong bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹở Trại mà chúng tôi khảo sát.

Vi khuẩn E.coli phân lập được trên heo con theo mẹ bị tiêu chảy ở Trại tại thời

điểm chúng tôi khảo sát đã đề kháng khá mạnh với nhiều loại kháng sinh.

Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy có một số yếu tố liên quan đến tiêu chảy:

Nhiệt độ và ẩm độ trong thời gian chúng tôi khảo sát tại Trại có ảnh hưởng lớn

đến tỷ lệ tiêu chảy trên heo con theo mẹ.

Các yếu tố này đơn độc hoặc phối hợp gây tiêu chảy hay phối hợp với các yếu tố khác để gây bệnh mà chúng tôi chưa khảo sát được.

5.2. Đề ngh

Chúng tôi có những đề nghị sau:

Trại nên tiến hành lấy mẫu để phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồđịnh kỳ để xác định vi khuẩn gây bệnh trên heo con theo mẹ và tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh. Từ đó chọn kháng sinh phù hợp để điều trị nhằm ngăn chặn sự đề

kháng với kháng sinh và bảo đảm hiệu quả cao trong việc điều trị.

Nên thường xuyên vệ sinh và sát trùng chuồng trại sạch sẽ để tiêu diệt mầm bệnh.

Phải quan tâm nhiều hơn về tiểu khí hậu chuồng trại để đưa ra giải pháp tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trần Thị Dân, 2002. Thay đổi sinh lý heo con. Tủ sách ĐHNL Tp HCM.

2.Trần Thị Dân, 2004. Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

3.Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng, 1986. Bệnh gia súc non. Tập II, nhà xuất bản Nông Nghiệp.

4.Phạm Khắc Hiếu,1997. Một số vấn đề bệnh lý học đối với gia súc non. Tạp chí Thú Y số 1/97.

5.Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1999. Kí sinh và bệnh kí sinh ở gia súc, gia cầm. Tập II nhà xuất bản Nông Nghiệp.

6.Phùng Ứng Lân, 1986. Chứng ỉa chảy ở lợn con theo mẹ. NXB Hà Nội.

7.Dương Thị Thanh Loan, 2002. Khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp. Luận văn tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y trường ĐH Nông Lâm Tp HCM.

8.Phạm Quang Lượng, 2007. Khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi tại 2 trại heo thuộc huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. Khóa luận được đệ trình để đáp ứng nhu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú Y trường ĐH Nông Lâm Tp HCM

9.Trần Thị Trúc Ly, 2006. Khảo sát vi khuẩn E. coli trên heo con theo mẹ bị tiêu chảy và tính nhạy cảm của chúng đối với một số kháng sinh thường dùng. Luận văn tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y trường ĐH Nông Lâm Tp HCM.

10.Sử An Ninh, 1995. Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, nước tiểu và hình thái đại thể một số tuyến nội tiết ở lợn con mắc bệnh phân trắng. Luận án phó tiến sĩ, trường ĐH Nông Nghiệp I – Hà Nội.

11.Võ Văn Ninh, 1985. Kinh nghiệm nuôi heo. NXB Tp HCM.

12.Võ Văn Ninh, 1999. Bài giảng chăn nuôi heo. Tủ sách ĐHNL Tp HCM. 13.Nguyễn Như Pho, 1995. Giáo trình nội chẩn. Tủ sách ĐHNL Tp HCM.

15.Nguyễn Hồng Phúc, 2001. Khảo sát một số nguyên nhân gây tiêu chảy và hiệu quả

điều trị trên heo con theo mẹ tại trại heo Vĩnh An. Luận văn tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y trường ĐH Nông Lâm Tp HCM.

16.Nguyễn Văn Thành và Đỗ Hiếu Liêm, 1998. Chứng tiêu chảy và bệnh viêm ruột. Tủ sách ĐHNL Tp HCM.

Một phần của tài liệu khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa ở trại heo darby- cj- genetic (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)