sữa, số heo còi
Chúng tôi tiến hành cân tất cả các heo con sơ sinh ở đầu giai đoạn khảo sát và tất cả heo con ở cuối giai đoạn khảo sát. Ghi nhận kết quả sau đó tính được trọng lượng bình quân lúc sơ sinh, trọng lượng bình quân lúc cai sữa và số heo còi (có trọng lượng < 5kg).
Trọng lượng bình quân lúc sơ sinh (TLBQLSS)
TLBQLSS (kg) = (Tổng trọng lượng lúc sơ sinh/ Tổng số con sơ sinh) Trọng lượng bình quân lúc cai sữa (TLBQLCS)
TLBQLCS (kg) = (Tổng trọng lượng lúc cai sữa/ Tổng số con cai sữa) Tỷ lệ còi (TLC)
TLC (%) = (Số con còi/ Tổng số con sống)*100
3.2.3.5 Xét nghiệm vi trùng và thử kháng sinh đồ
− Chúng tôi thực hiện lấy 20 mẫu.
− Loại mẫu: phân của những heo con bị tiêu chảy.
và cắm vào ống nghiệm có chứa môi trường vận chuyển (carry blair) đậy nút tăm bông cẩn thận, ghi nhận và đánh dấu. Bảo quản mẫu ở 4 – 50C và chuyển
đến phòng thí nghiệm Bệnh xá Thú Y trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Bảng 4.1: Kết quả theo dõi nhiệt độ và ẩm độ
Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Chỉ tiêu Đợt khảo sát Cao nhất Thấp nhất Trung bình Cao nhất Thấp nhất Trung bình I (tháng 4) 35,7 26,8 32,76 81 51 60,67 II (tháng 5) 34,9 26,1 31,49 86 53 64,38 III (tháng 6) 32,4 24,2 28,86 91 64 72,14
Trong những yếu tố tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và ẩm độ, nó
ảnh hưởng rất lớn đến tiêu chảy, sự tăng trọng của đàn heo con…
Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy có sự giảm dần của nhiệt độ qua các đợt khảo sát và ngược lại ẩm độ lại tăng dần qua các đợt khảo sát. Nhiệt độ trung bình chuồng nuôi cao nhất là 32,760C ở đợt I và thấp nhất là 28,860C ở đợt III. Ẩm độ trung bình chuồng nuôi cao nhất là 72,21% ở đợt III do xuất hiện nhiều cơn mưa lớn và kéo dài, thấp nhất là 60,67% ở đợt I. Kết quả xử lý thống kê về sự khác biệt nhiệt độ, ẩm độ
giữa 3 đợt khảo sát là hoàn toàn có ý nghĩa với P < 0,001. Sự khác biệt này là do chúng tôi khảo sát ở 3 đợt khác nhau. Đợt I tương ứng với tháng 4 trong năm, lúc này thời tiết rất nóng và không có mưa, vì thế nhiệt độ của đợt này cao và ẩm độ thấp. Nhiết độ cao làm heo con tăng thân nhiệt, bị stress, tăng hô hấp, tăng trao đổi chất, sức
đề kháng giảm, heo con bị cảm nóng nên dễ mắc bệnh đường hô hấp, từ đó dẫn đến tiêu chảy trên heo con. Ẩm độ thấp làm tăng bốc hơi nước, tăng khả năng khuếch tán nhiệt, làm tăng bệnh đường hô hấp và đưa đến tiêu chảy. Ở hai đợt khảo sát còn lại tương ứng với thời điểm tháng 5 và tháng 6, lúc này nhiệt độ chuồng nuôi có giảm.
với đợt I mà ở đợt III mới chênh lệch nhiều. Nhiệt độ thấp làm heo con bị lạnh, bị
stress, sức đề kháng giảm, tiêu hóa kém, đưa đến rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.
Ẩm độ cao làm giảm thân nhiệt, tăng hàm lượng khí độc, heo con dễ bị nhiễm bệnh
đường hô hấp và tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển và gây bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ.
Sử An Ninh (1995) cho biết, ở chuồng nuôi heo con theo mẹ, nhiệt độ thích hợp là 33 – 340C và ẩm độ thích hợp là 70 – 80%. Theo Võ Văn Ninh (1999), nhiệt độ giữ ấm cho heo con là 30 – 330C.
Qua thực tế khảo sát cho thấy sau những cơn mưa, đặc biệt là những cơn mưa to kéo dài vào buổi chiều và ban đêm làm nền chuồng ẩm ướt, dơ bẩn, heo con bị
nhiễm lạnh nên sáng hôm sau tỉ lệ tiêu chảy tăng rõ rệt, có ổ tiêu chảy đến 100%. Kết quả này cũng rất phù hợp với nhận xét của Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng (1986), trong những yếu tố tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và ẩm độ, tác giả cho rằng những tháng mưa nhiều số heo con tiêu chảy tăng rõ rệt có thể tăng đến 90 – 100% đàn.
4.2 Tỷ lệ heo tiêu chảy 4.2.1 Tỷ lệ heo tiêu chảy
Qua thời gian theo dõi heo con theo mẹ tại trại chúng tôi chia làm 3 đợt khảo sát và ghi nhận tỷ lệ heo tiêu chảy được trình bày qua bảng sau:
Bảng 4.2: Tỷ lệ heo tiêu chảy Đợt khảo sát Chỉ tiêu I II III Tổng Số con khảo sát 441 436 439 1316 Số con bị tiêu chảy 243 259 285 787 Tỉ lệ tiêu chảy (%) 55,10 59,40 64,92 59,80
55,1 59,4 64,92 59,8 50 52 54 56 58 60 62 64 66 Đợt I Đợt II Đợt III Trung bình % Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ heo tiêu chảy
Qua bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ heo tiêu chảy qua 3 đợt có sự khác biệt rõ rệt. Tỷ lệ heo tiêu chảy thấp nhất ở đợt I là 55,10% và cao nhất ở đợt III là 64,92%. Sự khác biệt này có ý nghĩa với P <0,05.
Qua thực tế khảo sát cho thấy tỷ lệ tiêu chảy có sự khác biệt là do:
Ở đợt I: thời điểm chúng tôi khảo sát tương ứng với tháng 4, thời gian này khí hậu nóng và khô nhưng trong trại thì thời tiết này không ảnh hưởng lắm vì trại có hệ
thống làm lạnh rất tốt nên giai đoạn này tỷ lệ tiêu chảy ít hơn so với hai giai đoạn sau.
Ởđợt II: thời điểm này tương ứng với tháng 5, thời gian này có những thay đổi về thời tiết và khi hậu. Nhiệt độ giảm thấp hơn, tuy nhiên thời điểm này khí hậu oi bức và có mưa rải rác đầu mùa. Điều kiện ngoại cảnh gây bất lợi cho heo con, nên tỷ lệ tiêu chảy cao hơn ởđợt I.
Ở đợt III: thời gian này tương ứng với tháng 6, tại thời điểm này lượng mưa nhiều, hay mưa vào buổi chiều hay ban đêm làm ẩm độ lên cao (72,21%), nhiệt độ
giảm mạnh, heo thường bị lạnh vào ban đêm dễ gây stress cho heo con. Do vậy ở đợt này tỷ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất (7,64%).
Tỷ lệ heo đực trên tổng số heo khảo sát trong từng đợt cũng ảnh hưởng rất lớn
đến tỷ lệ heo tiêu chảy khác nhau giữa các đợt. Khi thiến heo đực làm heo dễ bị stress, rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy. Hoặc do thao tác thiến không thành thạo làm chảy máu nhiều gây mất máu làm giảm sức đề kháng cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ heo tiêu chảy khác nhau giữa các đợt khảo sát.
Cũng như các trại heo lớn của nước ta, ở trại DARBY, heo con theo mẹ thường
được nuôi chuồng bằng sắt, các thanh sắt vào ban đêm lạnh, do đó heo con rất dễ bị
tiêu chảy nếu công nhân không chú ý ủấm. Bên cạnh đó các thanh sắt nếu không được các công nhân chà rửa sạch sẽ cũng là nơi cư trú tốt của những vi sinh vật gây bệnh. Mặt khác, tập tính của heo con thích ủi, gặm hoặc liếm láp vật lạ trong chuồng, nhất là phân của heo mẹ hoặc phân và nước tiểu của chính nó phóng huế ra trong máng ăn đó cũng là nơi dễ nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
Chúng tôi nhận thấy sau những cơn mưa to thì số heo con tiêu chảy tăng lên rõ rệt.
Theo Phùng Ứng Lân (1986), do khả năng điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh trên heo con, nên heo con rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ẩm độ chuồng nuôi cao sẽ dẫn đến tiêu chảy.
Ngoài ra, những yếu tố khác trong điều kiện chăn nuôi của trại cũng ảnh hưởng
đến bệnh tiêu chảy ở heo con như:
- Khi công nhân rửa chuồng heo mẹ, gây ướt, heo con bị lạnh, là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập, phát triển và gây bệnh tiêu chảy ở heo con.
- Các dãy chuồng lợp bằng tole và hệ thống điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ còn hạn chế nên sự thông thoáng và làm mát khi nhiệt độ lên cao còn chậm.
- Do việc cho heo mẹ ăn làm thức ăn rơi vãi xuống nền chuồng và heo con ăn vào làm cho sự tiêu hóa bị xáo trộn. Ngoài ra do cho heo con ăn không đều.
Tỷ lệ tiêu chảy chung của 3 đợt khảo sát chúng tôi ghi nhận được là 59,80% cao hơn kết quả của Phan Thị Minh Thùy (2003) khảo sát tại Xí nghiệp chăn nuôi 30/4 Tiền Giang là 41,75%, nhưng thấp hơn kết quả ghi nhận của Dương Thị Thanh Loan (2002) tại Xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp là 67,86%, Trần Hoàng Nghĩa (2004), tại xí nghiệp chăn nuôi heo Chợ Gạo là 69,14% và Phạm Quang Lượng (2007) tại 2 trại thuộc huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai là 63,08%.