Đặc điểm canh tác nương rẫy

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu tiềm năng phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 70 - 72)

Chƣơng 4 ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng canh tác nƣơng rẫy tại khu vực nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm canh tác nương rẫy

4.1.1.1. Loại hình canh tác

Theo thơng tin thu thập được từ 90 hộ gia đình sinh sống trên địa bàn nghiên cứu thông qua phương pháp phỏng vấn cho thấy: Các loại hình canh tác được người dân địa phương áp dụng rất đa dạng. Việc lựa chọn cây trồng trước đây vẫn chủ yếu dựa trên kiến thức và kinh nghiệm trồng được kế thừa từ lâu đời của cha, ông họ để lại, loại hình canh tác có sự khác nhau, phụ thuộc vào phong tập quán canh tác của từng dân tộc cụ thể.

Đối với các hộ gia đình người Thái trắng: Nương rẫy thường được sử dụng để trồng chuyên canh hoặc xen canh, điển hình như: Nương lúa trồng xen vừng, lạc, dưa bở, bầu bí, khoai sọ; Nương ngơ trồng xen đậu, bí, bầu; Nương kê trồng xen vừng, lúa mạch và dành khoảng còn lại để trồng lạc; Nương bông trồng xen dưa; Nương trồng sắn xen cây ngơ gối vụ. Mục tiêu là khơng lãng phí đất, tăng các sản phẩm thu được, và tận dụng đất (đất xấu khơng trồng được lúa thì khơng bỏ đi mà trồng ngô, sắn...). Người Thái luân canh cây trồng theo hướng: lúa, ngô, sắn, bông. Nghĩa là, đất trồng lúa bao giờ cũng được ưu tiên trồng trê các loại đất tốt nhất. Một số được trồng ngơ nếu đất kém hơn. Sau đó, khi chất lượng đất đã có biểu hiện suy giảm về độ phì nhiêu do mưa xói mịn, do đất khơng được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng..., thì các nương đó sẽ được chuyển sang trồng ngơ, sắn, bơng...

Đối với người H’Mông, tập quán canh tác của họ được ưu tiên ở những diện tích đất trên cao, gần vị trí sườn hoặc sườn đỉnh. Ở những mảnh đất xung quanh nhà, đồng bào sử dùng làm vườn tược, đào ao thả cá và trồng một số loại cây ăn quả như nhãn, xoài, mận , đào... mỗi thứ một vài cây. Đất trên đồi dùng để làm nương rẫy trồng lúa, ngô, khoai, sắn và trồng một số cây có giá trị kinh tế mang tính dài ngày như: keo, bồ đề…

Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình đã đưa thêm một số lồi cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện gây trồng để gây trồng trên diện tích nương rẫy nhằm nâng cao giá trị thu nhập. Các loài cây được người dân quan tâm chủ yếu đó là các loại cây nơng nghiệp ngắn ngày như: lúa nương, ngô, sắn. Đối với các cây lâu năm, người dân địa phương đã biết lựa chọn các loại cây cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện gây trồng tại khu vực, cụ thể như cây ăn quả: chanh leo, bơ, hồng, bưởi, mận, mơ, cam, cây lấy gỗ đa mục đích như: Trám đen, giổi ăn hạt, vối thuốc…

Hình 4.1. Mơ hình trồng chanh leo hộ gia đình tại xã Chiềng Sơn

4.1.1.2. Phương thức canh tác nương rẫy và cơ cấu cây trồng

Phương thức canh tác áp dụng trên địa bàn là phát đốt rừng, tra hạt. Do địa bàn canh tác nương rẫy có độ dốc cao, đất dễ bị xói mịn, rửa trơi nên người dân thường hay chọc lỗ, tra hạt, sau đó vùi đất. Cây trồng chính bao gồm lúa nương, sắn, ngô. Họ trồng liên tục trong vịng 3 - 5 năm, bỏ hóa 2 - 3 năm, hoặc lâu hơn tùy thuộc vào sự hồi phục dinh dưỡng đất. Sau đó lại tiếp tục canh tác

trở lại. Đối với những nương quá cạn kiệt dinh dưỡng, người dân sẽ thay thế từ làm nông nghiệp sang trồng cây lâm nghiệp dài ngày.

Theo kinh nghiệm truyền thống, người Thái chỉ luân canh cây trồng trong vòng 3 năm. Sau 3 năm, hoặc 4 đến 5 năm, đất nương được bỏ hóa để tự phục hồi. Các khoảng nương này đã được cơng nhận là có chủ nên khơng ai trong bản tranh sử dụng khi đến thời gian canh tác lại, dù chưa canh tác. Thời gian bỏ hóa thấp nhất là 3 năm, cao nhất là 15 năm.

Từ những đặc điểm canh tác đó cho thấy, năng suất thu được từ những sản phẩm hoa màu là rất thấp, một phần là do điều kiện trở ngại về địa hình, do thiếu nhân lực, vốn…Bên cạnh đó, sự giám sát, quy định của nhà nước về đất đai, đặc biệt những quy định đối với vùng có vai trị phịng hộ đầu nguồn, đã hạn chế được hiện tượng chặt phá rừng mới để CTNR, diện tích đất bỏ hóa sau CTNR để phục hồi rừng cũng nhiều hơn tại khu vực nghiên cứu.

4.1.1.3. Kĩ thuật sử dụng trong CTNR

Kết quả phỏng vấn hộ cho thấy: Người dân địa phương hiện nay đã dần tiếp cận với các kĩ thuật canh tác mang lại hiệu quả cao, đồng thời giảm thiểu các hiện tượng xói mịn đất, cụ thể như: che phủ bề mặt đất, trồng cây treo đường đồng mức. Người Thái sử dụng một loạt các biện pháp kỹ thuật truyền thống liên hoàn: chọn đất, phá rừng, đốt, dọn xới đất, không cuốc lật, trồng tỉa, chăm sóc, thu hoạch. Cơng cụ lao động mang tính đơn giản, bao gồm cuốc bướm, gậy chọc lỗ, dao, rìu, liềm, nhíp, néo... Trong đó, dao là dụng cụ được sử dụng nhiều trong quá trình làm nương, ở tất cả các cơng đoạn. Người H’Mơng trong q trình canh tác thường sử dụng kĩ thuật canh tác theo kiểu thiết kế ruộng bậc thang. Bên cạnh đó, một số hộ vẫn áp dụng các biện pháp kĩ thuật đơn giản như chọc lỗ, tra hạt.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu tiềm năng phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)