4.1.1.2. Phương thức canh tác nương rẫy và cơ cấu cây trồng
Phương thức canh tác áp dụng trên địa bàn là phát đốt rừng, tra hạt. Do địa bàn canh tác nương rẫy có độ dốc cao, đất dễ bị xói mịn, rửa trơi nên người dân thường hay chọc lỗ, tra hạt, sau đó vùi đất. Cây trồng chính bao gồm lúa nương, sắn, ngô. Họ trồng liên tục trong vịng 3 - 5 năm, bỏ hóa 2 - 3 năm, hoặc lâu hơn tùy thuộc vào sự hồi phục dinh dưỡng đất. Sau đó lại tiếp tục canh tác
trở lại. Đối với những nương quá cạn kiệt dinh dưỡng, người dân sẽ thay thế từ làm nông nghiệp sang trồng cây lâm nghiệp dài ngày.
Theo kinh nghiệm truyền thống, người Thái chỉ luân canh cây trồng trong vòng 3 năm. Sau 3 năm, hoặc 4 đến 5 năm, đất nương được bỏ hóa để tự phục hồi. Các khoảng nương này đã được cơng nhận là có chủ nên khơng ai trong bản tranh sử dụng khi đến thời gian canh tác lại, dù chưa canh tác. Thời gian bỏ hóa thấp nhất là 3 năm, cao nhất là 15 năm.
Từ những đặc điểm canh tác đó cho thấy, năng suất thu được từ những sản phẩm hoa màu là rất thấp, một phần là do điều kiện trở ngại về địa hình, do thiếu nhân lực, vốn…Bên cạnh đó, sự giám sát, quy định của nhà nước về đất đai, đặc biệt những quy định đối với vùng có vai trị phịng hộ đầu nguồn, đã hạn chế được hiện tượng chặt phá rừng mới để CTNR, diện tích đất bỏ hóa sau CTNR để phục hồi rừng cũng nhiều hơn tại khu vực nghiên cứu.
4.1.1.3. Kĩ thuật sử dụng trong CTNR
Kết quả phỏng vấn hộ cho thấy: Người dân địa phương hiện nay đã dần tiếp cận với các kĩ thuật canh tác mang lại hiệu quả cao, đồng thời giảm thiểu các hiện tượng xói mịn đất, cụ thể như: che phủ bề mặt đất, trồng cây treo đường đồng mức. Người Thái sử dụng một loạt các biện pháp kỹ thuật truyền thống liên hoàn: chọn đất, phá rừng, đốt, dọn xới đất, không cuốc lật, trồng tỉa, chăm sóc, thu hoạch. Cơng cụ lao động mang tính đơn giản, bao gồm cuốc bướm, gậy chọc lỗ, dao, rìu, liềm, nhíp, néo... Trong đó, dao là dụng cụ được sử dụng nhiều trong quá trình làm nương, ở tất cả các cơng đoạn. Người H’Mơng trong q trình canh tác thường sử dụng kĩ thuật canh tác theo kiểu thiết kế ruộng bậc thang. Bên cạnh đó, một số hộ vẫn áp dụng các biện pháp kĩ thuật đơn giản như chọc lỗ, tra hạt.
4.1.2. Phân bố diện tích đất CTNR tại khu vực nghiên cứu
4.1.2.1. Cơ cấu đất đai
Diện tích phân bố đất và đất trống tại KVNC được kế thừa theo kết quả rà soát các loại rừng năm 2019 của Hạt kiểm lâm Mộc Châu, kết quả được tổng hợp ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Thống kê diện tích đất chƣa có rừng tại khu vực nghiên cứu
STT Xã Loại đất, loại rừng Phân bố Diện
tích (ha) 1 Chiềng Sơn * Đất chưa có rừng 392,1 - - Đất trống có cây gỗ TS TK986,TK996,TK 997, 1002C 50,3 - Đất trống khơng có cây gỗ TS TK987, TK996 67,1 2 Mƣờng Sang * Đất chưa có rừng 781 - Đất trống có cây gỗ TS TK977A,TK969, TK3, TK965 173,7 - Đất trống khơng có cây gỗ TS TK970B,TK 964A 33,3
(Nguồn: Hạt kiểm lâm Mộc Châu, 2019)
Kết quả thống kê ở Bảng 4.1 cho thấy: Diện tích đất trống tại KVNC phân bố không tập trung, nằm rải rác trên các lô, khoảnh khác nhau ở nhiều các tiểu khu. Do vậy, để xác định đúng đối tượng nghiên cứu, luận án đã kết hợp giữa quá trình điều tra trên thực tế căn cứ vào bản đồ, diện tích các tiểu khu với việc phỏng vấn các cán bộ hỗ trợ ở xã, người dân để triển khai.
Đối với các diện tích đất nương rẫy cố định: Diện tích này được xã quy
hoạch vào nhóm đất canh tác nồng nghiệp hàng năm của khu vực. Cây trồng chính gồm: Nhóm cây lương thực: Lúa, Ngơ, Sắn; nhóm cây ăn quả: Chanh leo, Bơ, Hồng giòn, Bưởi da xanh, Mận, Mơ, Cam…Canh tác cố định được tập trung nhiều ở các bản: Ta Láng, Hin Pén, Co Phương (xã Chiềng Sơn), bản: Lùn, Nà Bó, Sị Lườn (xã Mường Sang). Các bản cịn lại, đặc biệt là bản Pha Luông mới (xã Chiềng Sơn), trước đây, mơ hình canh tác nương rẫy cũng diễn ra khá phỏ biến, tuy nhiên tính đến năm 2006 thì các hoạt động này khơng cịn được tiếp tục, diện tích CTNR cũ được khoanh ni, bỏ hố phục hồi tự nhiên, vì đây là khu vực vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha.
Đất nương rẫy khơng cố định: Phần lớn tập trung ở nhóm đất trống chưa
có rừng, được quy hoạch cho lâm nghiệp tại khu vực, diện tích này tập trung nhiều ở các tiểu khu (TK): TK 986, TK 996, TK 997, 1002 C, TK 987 (thuộc xã Chiềng Sơn), tiểu khu: TK 977A, TK 969, TK 3, TK 965, TK 970B, TK 964A (thuộc xã Mường Sang). Các diện tích này phần lớn được giao cho cộng đồng bản quản lí, được người dân sử dụng để luân canh cây trồng nông nghiệp ngắn ngày một thời gian, sau đó bỏ hố với mục đích để phục hồi rừng.
Diện tích nương rẫy và đất khác tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 4.2.
Bảng 4.2. Thống kê hiện trạng, diện tích các loại rừng của các xã nghiên cứu
Đơn vị tính: ha
Loại đất, loại rừng Tổng huyện Chiềng Sơn Mƣờng Sang Diện tích tự nhiên 107.169,8 9.189,0 9.101,2 I. Đất quy hoạch lâm nghiệp 59.005,2 5.512,8 6.051,8
1. Đất rừng đặc dụng 2.744,7 2.744,7 0,0 a) Đất có rừng 2,578.1 2.578,1 0,0 - Rừng tự nhiên 2.473,1 2.473,1 0,0 - Rừng trồng 105 105,0 0,0 b) Đất chưa có rừng 166.6 166,6 0,0 - Đất trống có cây gỗ TS 28.8 28,8 0,0 - Đất trống khơng có cây gỗ TS 21.1 21,1 0,0 - Đất trống khác 116.7 116,7 0,0 2. Đất rừng phòng hộ 24,605.3 1.304,8 3.986,8 a) Đất có rừng 23,204.60 1.173,8 3.793,4 - Rừng tự nhiên 22.809,3 1.173,8 3.752,2 - Rừng trồng 395.4 0,0 41,2 b) Đất chưa có rừng 1.400,6 131,0 193,4 - Đất trống có cây gỗ TS 248.1 12,6 24,0 - Đất trống khơng có cây gỗ TS 247.5 8,0 28,2
Loại đất, loại rừng Tổng huyện Chiềng Sơn Mƣờng Sang - Đất trống khác 905 110,4 141,3 3. Đất rừng sản xuất 31.65,30 1.463,3 2.065,0 a) Đất có rừng 24.080,50 1.368,8 1.477,3 - Rừng tự nhiên 21.498,00 1.366,3 1.442,6 - Rừng trồng 2.582,60 2,5 34,7 b) Đất chưa có rừng 7574.7 94,5 587,6 - Đất trống có cây gỗ TS 918.90 8,9 149,7 - Đất trống khơng có cây gỗ TS 510.8 3,8 5,1 - Đất trống khác 6145 81,7 432,9
(Nguồn: Hạt kiểm lâm Mộc Châu, 2019)
So sánh với kết quả thống kê về diện tích các loại rừng ở 2 xã nghiên cứu ở Bảng 4.2 với kết quả thống kê năm 2018 (Bảng 4.1) cho thấy: Hiện trạng rừng và đất rừng có sự thay đổi theo năm, do hoạt động trồng rừng hàng năm và sự phục hồi của rừng trên các diện tích đất trống. Cụ thể là:
Xã Chiềng Sơn: Tổng diện tích đất cho quy hoạch lâm nghiệp là 5.512,8 ha, Trong đó, đất có rừng là 5.120,7 ha, đất chưa có rừng là 392,1ha.
Xã Mường Sang: Tổng diện tích đất cho quy hoạch lâm nghiệp là 6.051,8 ha. Trong đó đất có rừng là 5.270,7 ha, đất chưa có rừng là 781ha.
Số liệu thống kê ở bảng 4.2 cũng cho thấy: Đất chưa có rừng (đất trống) vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể tại khu vực nghiên cứu, nhóm đất này hình thành do 2 nguồn gốc: (i) đất trống do khai thác trắng, sau đó khoanh ni phục hồi (đất trống có cây gỗ tái sinh), (ii) đất trống hình thành do hoạt động CTNR một thời gian, sau đó bỏ hóa. Trên thực tế, rất khó phân biệt do các đối tượng này nằm xen kẽ, tuy nhiên theo điều tra phỏng vấn thì hầu hết đất trống đó đều hình thành từ q trình CTNR bỏ hóa, với thời gian từ 3 năm - 5 năm canh tác, sau đó bỏ hóa chờ phục hồi rừng từ 5 năm, có những diện tích bỏ hóa kéo dài hơn tới 15 năm, 16 năm. Diện tích đất trống tại KVNC có phân bố khá tập trung, gần với các rừng phục hồi.
Hình 4.2. Bản đồ thể hiện diện tích đất nương rẫy và các loại đất khác tại KVNC
4.1.2.2. Lịch sử canh tác nương rẫy
Tìm hiểu về nguồn gốc nương rẫy trong quá khứ qua điều tra, phỏng vấn hộ cho thấy: Từ trước năm 1985, 1986, khoảng thời gian bỏ hóa sau CTNR thường rất dài, từ 18 năm - 20 năm. Những năm sau này, do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, nên thời gian bỏ hóa rút ngắn cịn 12 năm - 15 năm, sau đó là 3 năm - 5 năm, thêm vào đó là quá trình canh tác quay vịng diễn ra liên tục từ 6 năm - 7 năm. Việc lựa chọn địa điểm làm nương rẫy cũng có sự khác nhau, dựa trên kinh nghiệm và phong tục của mỗi dân tộc khác nhau tại KVNC.
Đối với các hộ gia đình dân tộc Thái trắng, thì đất tự nhiên theo truyền thống ñược chia thành 6 phần: 1) Sông suối cung cấp nước sinh hoạt, đây là nguồn cung cấp thủy sản, nơi trú ngụ của thần chủ nước.; 2) Các khu rừng thiêng của bản, được quy định là nơi cúng tế thần chủ đất và nước, đối với các khu rừng này sẽ tuyệt đối không được chặt phá, đốt; 3) Các khu rừng săn: là nơi bản mường tổ chức săn tập thể, quy định đặt ra là cấm đốt, phát, với mong muốn ñể thú rừng lui tới kiếm ăn, bắt mồi; 4) Rừng lấy cây: là khu rừng dành cho việc khai thác nguyên vật liệu xây dựng; 5) Rừng măng cấm: dành cho việc hái măng, rau, mở ngày hội hái lượm theo định kỳ; 6) Đất nương: dành cho các gia đình làm nương rẫy. Đất nương rẫy được lựa chọn là những nơi đất rừng tự nhiên, đất giàu dinh dưỡng, đất tốt, là những nơi có rừng phục hồi đã đủ khả năng có thể phát, đốt. Cịn nếu là mở rộng diện tích CTNR mới thì sẽ chọn những nơi có rừng, đất tốt, tầng thảm mục dày, đất có độ ẩm cao. Khơng chọn núi đá làm nơi gây trồng. Chính vì lí do này, nên các diện tích CTNR hầu như đều xuất phát từ nguồn gốc là rừng gỗ, hoặc rừng tre nứa.
Đối với các hộ dân tộc H’ Mông, đất nương rẫy được lựa chọn ở những vị trí sườn và đỉnh đồi. Trong một năm nương thường trồng được một vụ, khi đất sử dụng lâu bị mất màu, bị rửa trôi, đồng bào thường bỏ hai đến ba năm cho đất phục hồi rồi mới phát nương lại và đi tìm chỗ khác để làm, từ đó họ có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn giống, chọn đất, chọn những mảng rừng có giang,
chuối rừng, nứa mọc dày, tầng mùn màu mỡ hoặc những vạt đất đen ven đồi núi để làm nương. Họ phân chia ranh giới đất đai rõ ràng, đất nương của nhà ai người nấy làm không tránh lấn đất đai của nhau, do từ khi nhận đất phát nương đồng bào đã khoanh vùng phân chia cho nhau
Nhận xét chung: Đặc điểm hiện trạng CTNR tại KVNC cho thấy một số vấn đề còn hạn chế như sau:
* Đối với các hộ gia đình có hoạt động CTNR:
Một là, cơ cấu cây trồng đơn giản, bao gồm một số loại cây như lúa nương, ngơ, sắn…và một số ít mơ hình cây đặc sản địa phương mới đưa vào trồng tại các nương rẫy, vườn nhà như chanh leo, bưởi, hồng ăn quả. Tuy nhiên, qua kết quả phỏng vấn cho thấy người dân chưa có sự đánh giá sâu về giá trị kinh tế cũng như sự phù hợp với điều kiện cuả các loài cây trồng này tại khu vực nghiên cứu.
Hai là, sản xuất của các hộ gia đình trong KVNC vẫn mang tính nhỏ lẻ theo kiểu tự cung, tự cấp là chính. Qua đánh giá cho thấy vẫn tồn tại sự hạn chế về mặt sản xuất hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế.
Ba là, khả năng tiếp cận với các thành tựu về mặt khoa học kĩ thuật, hay sự tiếp cận với các giống cây trồng mới bị hạn chế. Năng suất cây trồng giảm do quá trình sử dụng đất kéo dài dẫn đến đất bị cạn kiệt dinh dưỡng, khả năng phục hồi rừng kém.
* Về chính sách quản lí, hỗ trợ:
Một là, thiếu sự hỗ trợ vốn từ các dự án, chương trình phát triển sinh kế đối với người dân vùng cao. Công tác khuyến nơng, khuyến lâm cịn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, thể hiện ở sự chưa thành cơng ở một số mơ hình chuyển giao cơng nghệ do vấn đề về tài chính, do sự nhận thức hạn chế từ người dân…
Hai là, chính sách, quy định, quy hoạch, cũng như chế tài của nhà nước đối với các vùng có CTNR cịn chưa được rõ ràng, điều này dẫn tới vẫn cịn có hiện tượng người dân đốt, phá rừng để mở rộng diện tích canh tác mới trên địa bàn.
4.2. Nghiên cứu đặc điểm và tính chất đất sau CTNR theo thời gian phục hồi
4.2.1. Đặc điểm địa chất và tính chất đất
4.2.1.1. Địa chất, đá mẹ
Từ kết quả kế thừa tài liệu về đặc điểm tự nhiên cho thấy: Hai xã thuộc khu vực nghiên cứu có địa hình khá phức tạp, phần lớn là núi cao, sườn dốc đứng nghiêng theo hướng Đông Nam (xã Chiềng Sơn), hướng Đông sang Tây (xã Mường Sang), với đặc điểm địa hình có lịng dốc hẹp tạo ra nhiều khe suối và các thung lũng. Độ dốc bình qn từ 100 - 250, có độ cao trung bình khoảng 1000 m. Đất được hình thành từ nhiều loại đá mẹ khác nhau, như đá vơi, đá trầm tích, biến chất, tạo nên sự đa dạng về đất tại khu vực nghiên cứu.
Qua kết quả điều tra trên thực địa, cùng với việc kết hợp với lấy mẫu phân tích, giám định cho thấy một số đặc điểm chính về thổ nhưỡng tại khu vực nghiên cứu như sau:
Về đá mẹ: Đá mẹ thuộc khu vực nghiên cứu là đá phiến sét, thuộc nhóm
đá biến chất, đất có màu đỏ vàng, vàng nhạt. Đánh giá nhanh về tính chất đất cho thấy, đất có thành phần cơ giới nhẹ, chứa nhiều cấp hạt cát, kết cấu đất kém bền, khả năng thoát nước nhanh, giữ nước kém.
Nhóm đất chính: Gồm 2 nhóm: (1) Nhóm đất đỏ vàng trên núi: Độ dày
tầng đất trung bình, độ phì kém, thường bạc màu. (2) Nhóm đất đỏ vàng trên đá biến chất: Đất có tầng dày, độ phì nhiêu cao, mùn cao.
4.2.1.2. Tính chất đất sau CTNR tại khu vực nghiên cứu * Tính chất vật lí đất
Bảng 4.3. Tính chất vật lí đất ở các giai đoạn phục hồi khác nhau tại khu vực nghiên cứu
Giai đoạn phục hồi Cấp độ dốc Tính chất đất Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất lớn nhất Giá trị 5 năm < 150 Dung trọng (D, g/cm3) 1,020 ± 0,030 1,01 1,26 150 - 250 1,065 ± 0,059 1,06 1,28 > 250 1,028 ± 0,090 1,02 1,24 10 năm < 150 1,026 ± 0,076 0,9 1,21 150 - 250 1,076 ± 0,075 0,9 1,18 > 250 1,039 ± 0,068 0,92 1,14 15 năm < 150 1,052 ± 0,058 0,92 1,14 150 - 250 1,080 ± 0,061 0,9 1,17 > 250 1,047 ± 0,077 0,91 1,19 Đối chứng < 150 1,068 ± 0,058 1,01 1,14 150 - 250 1,110 ± 0,075 1,02 1,18 > 250 1,117 ± 0,110 0,98 1,30 5 năm < 15 0 Tỷ trọng (d) g/cm3 2,575 ± 0,046 2,48 2,63 150 - 250 2,608 ± 0,049 2,54 2,68 > 250 2,560 ± 0,072 2,49 2,67 10 năm < 150 2,593 ± 0,057 2,42 2,66 150 - 250 2,604 ± 0,054 2,34 2,68 > 250 2,599 ± 0,020 2,57 2,63 15 năm < 15 0 2,604 ± 0,022 2,57 2,66 150 - 250 2,580 ± 0,079 2,20 2,88 > 250 2,591 ± 0,063 2,30 2,71 Đối chứng < 150 2,806 ± 0,050 2,21 2,34 150 - 250 2,681 ± 0,032 2,54 2,62 > 250 2,623 ± 0,092 2,55 2,93
Giai đoạn phục hồi Cấp độ dốc Tính chất đất Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất lớn nhất Giá trị 5 năm < 150 Độ xốp (P),% 52,846± 0,406 50,99 54,65