2.3.1. Địa điểm, thời gian, đối tƣợng thực hiện
- Địa điểm: Xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên - Thời gian: Từ ngày 29/8 đến ngày 12/2/2011.
- Đối tượng: Trứng gà ♀ (Lương Phượng - Sasso) x ♂ Mía được thu nhặt cùng một đàn gà bố mẹ,
- Vật liệu nghiên cứu: máy ấp nở nhân tạo, bình xịt thuốc, dụng cụ soi trứng, các loại hoá chất ( Vinadin, Benkocid).
2.3.2. Nội dung nghiên cứu
- Xác định ảnh hưởng của một số thuốc sát trùng tới việc ấp nở trứng gia cầm. - Xác định được loại thuốc sát trùng có hiệu quả cao trong sát trùng trứng. - xác định được ảnh hưởng của thời gian bảo quản trứng tới tỷ lệ ấp nở.
2.3.2.1. Phương pháp thực hiện * Lấy mẫu * Lấy mẫu
- Trứng đưa vào thí nghiệm là trứng của đàn gia cầm khoẻ mạnh đang khai thác bình thường, được nuôi dưỡng chăm sóc và phòng bệnh tốt.
- Trứng sau mỗi ngày thu nhặt được chọn lọc, phân loại đảm bảo yêu cầu về chỉ số hình dạng, khối lượng trứng chia lô thí nghiệm.
- Trứng khi đưa vào máy ấp phải được sát trùng, chờ trứng khô. - Các khay trứng thí nghiệm được đặt ở vị trí khác nhau trong máy ấp. - Tất cả trứng thí nghiệm được ấp trong cùng một máy và cùng một chế độ ấp.
* Bố trí thí nghiệm
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Lô thí nghiệm Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2
Trứng thí nghiệm Gà lai (♀ Lương Phượng - Sasso x ♂ Mía )
Ngày bảo quản 2,3,4,5
Thuốc sát trùng Vinadin Benkocid
2.3.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ trứng có phôi và chết phôi qua các giai đoạn. - Tỷ lệ trứng sát tắc.
- Tỷ lệ nở so với trứng có phôi. - Tỷ lệ gia cầm loại 1.
* Các chỉ tiêu ấp nở.
- Dựa theo phương pháp kiểm tra sinh vật học của giáo trình ấp trứng nhân tạo.
- Soi trứng sau 7 ngày ấp tính tỷ lệ trứng có phôi và chết phôi theo công thức: Tỷ lệ có phôi (%) = Số trứng có phôi x 100
Số trứng đưa vào ấp
Tỷ lệ trứng chết phôi (%) = Số trứng chết phôi x 100 Số trứng có phôi
- Soi trứng sau 15 ngày ấp tính tỷ lệ trứng chết phôi kỳ 2. - Tỷ lệ trứng tắc (Trứng không có khả năng nở sau 21 ngày)
Tỷ lệ trứng tắc (%) = Số trứng tắc x 100 Số trứng có phôi
Tỷ lệ nở/Trứng có phôi (%) = Số gà nở x 100 Số trứng có phôi
Tỷ lệ gà loại 1/tổng nở (%) = Số gà loại 1 x 100 Tổng số gà nở
2.5.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các số liêu theo dõi được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2002) [17] với sự trợ giúp cả máy tình kỹ thuật fx - 500 MS.
Với các tham số thống kê: X : Số trung bình mX : Sai số trung bình
2.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
2.4.1. Ảnh hƣởng của thuốc sát trùng Benkocid và Vinadin đến kết quả ấp nở
Tỷ lệ chết phôi liên quan đến tỷ lệ ấp nở, thông qua tỷ lệ chết phôi sẽ phản ánh được chế độ ấp như: nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, đảo trứng... và hiệu quả sát trùng trứng đúng yêu cầu kỹ thuật hay không. Kết quả theo dõi sự chết phôi và nở của trứng gà khi sử dụng thuốc sát trùng các thuốc sát trùng sử dụng trong thí nghiệm được trình bày qua các bảng.
Bảng 2.1. Ảnh hƣởng của thuốc sát trùng Benkocid và Vinadin tới kết quả ấp nở với trứng bảo quản 5 ngày (%)
Loại thuốc
Chỉ tiêu theo dõi Bencocid Vinadin
Số lượng trứng vào ấp 245 ± 3,08 246 ± 0,577
Tỷ lệ trứng có phôi 94,595 ± 0,29 94,515 ± 0,119
Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 4,185 ± 0,167 4,267 ± 0,117 Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 2 1,837 ± 0,103 1,625 ± 0,169
Tỷ lệ sát tắc/ phôi 5,82 ± 0,228 5,68 ± 0,235
Tỷ lệ nở/ phôi 87,575 ± 0,278 87,74 ± 0,264
Tỷ lệ gà loại 1/ gà nở ra 97,16 ± 0,207 97,125 ± 0,125 Qua bảng 2.1 ta thấy
- Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 có sự sai khác nhau không đáng kể cao nhất là Vinadin (4,267 ± 0,117) và thấp nhất là Benkocid (4,185 ± 0,167)
- Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 2 cao nhất là Benkocid (1,837 ± 0,103) và thấp nhất là Vinadin (1,625 ± 0,169)
- Tỷ lệ gà nở / tổng trứng có phôi chênh lệch nhau không nhiều cao nhất là Vinadin (87,74 ± 0,264) và thấp nhất là Benkocid (87,575 ± 0,278)
- Tỷ lệ gà loại 1/số gà nở ra cao nhất ở lần thí nghiệm Benkocid (97,16 ± 0,207) và thấp nhất ở lần thí nghiệm Vinadin (97,125 ± 0,125)
- Tỷ lệ trứng sát tắc cao nhất ở lần thí nghiệm Benkocid (5,82 ± 0,228) và thấp nhất ở lần thí nghiệm Vinadin (5,68 ± 0,235)
Sự sai khác về tỷ lệ ấp nở của 2 lô thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê cả 2 loại thuốc đều ảnh hưởng như nhau tới tỷ lệ ấp nở ở ngày thứ 5.
Bảng 2.2. Ảnh hƣởng của thuốc sát trùng Benkocid và Vinadin tới kết quả ấp nở với trứng bảo quản 4 ngày (%)
Loại thuốc
Chỉ tiêu theo dõi Benkocid Vinadin
số lượng trứng vào ấp 249,75 ± 3,198 251,75 ± 2,98
Tỷ lệ trứng có phôi 94,4 ± 0,245 94,53 ± 0,414
Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 3,965 ± 0,147 4,167 ± 0,084 Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 2 2,195 ± 0,182 1,687 ± 0,089
Tỷ lệ sát tắc / phôi 6,01 ± 0,26 5,265 ± 0,095
Tỷ lệ nở / phôi 87,06 ± 0,0375 87,765 ± 0,516
Qua bảng 2.2 ta thấy
-Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 có sự sai khác nhau không đáng kể cao nhất là Vinadin (4,167 ± 0,084) và thấp nhất là Benkocid (3,965 ± 0,147).
-Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 2 cao nhất là Benkocid (2,195 ± 0,182) và thấp nhất là Vinadin (1,687 ± 0,089).
-Tỷ lệ gà nở / tổng trứng có phôi chênh lệch nhau không nhiều cao nhất là Vinadin (87,765 ± 0,516) và thấp nhất là Benkocid (87,06 ± 0,0375).
-Tỷ lệ gà loại 1/số gà nở ra cao nhất ở lần thí nghiệm Vinadin (97,81 ± 0,11) và thấp nhất ở lần thí nghiệm Benkocid (97,44 ± 0,105).
-Tỷ lệ trứng sát tắc cao nhất ở lần thí nghiệm Benkocid (6,01 ± 0,26 ) và thấp nhất ở lần thí nghiệm Vinadin (5,265 ± 0,095).
Sự sai khác về tỷ lệ ấp nở của 2 lô thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê cả 2 loại thuốc đều ảnh hưởng như nhau tới tỷ lệ ấp nở ở ngày thứ 4.
Bảng 2.3. Ảnh hƣởng của thuốc sát trùng Benkocid và Vinadin tới kết quả ấp nở với trứng bảo quản 3 ngày (%)
Loại thuốc
Chỉ tiêu theo dõi Benkocid Vinadin
Số lượng trứng vào ấp 247 ± 2,04 247,75 ± 2,322
Tỷ lệ trứng có phôi 94,335 ± 0,124 94,41 ± 0,036
Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 4,044 ± 0,140 3,93 ± 0,163 Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 2 1,82 ± 0,113 2,017 ± 0,02
Tỷ lệ sát tắc / phôi 5,77 ± 0,217 5,35 ± 0,146
Tỷ lệ nở/ phôi 87,66 ± 0,296 88,03 ± 0,155
Tỷ lệ gà loại 1/ gà nở ra 97,91 ± 0,22 98,0 ± 0,184
Qua bảng 2.3 ta thấy
- Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 có sự sai khác nhau không đáng kể cao nhất là Benkocid (4,044 ± 0,140) và thấp nhất là Vinadin (3,93 ± 0,163).
- Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 2 cao nhất là Vinadin (2,017 ± 0,02) và thấp nhất là Benkocid (1,82 ± 0,113).
- Tỷ lệ gà nở / tổng trứng có phôi chênh lệch nhau không nhiều cao nhất là Vinadin (88,03 ± 0,155) và thấp nhất là Benkocid (87,66 ± 0,296).
- Tỷ lệ gà loại 1/số gà nở ra cao nhất ở lần thí nghiệm Vinadin (98,0 ± 0,22) và thấp nhất ở lần thí nghiệm Benkocid (97,91 ± 0,22).
- Tỷ lệ trứng sát tắc cao nhất ở lần thí nghiệm Benkocid (5,77 ± 0,217 ) và thấp nhất ở lần thí nghiệm Vinadin (5,35 ± 0,146).
Sự sai khác về tỷ lệ ấp nở của 2 lô thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê cả 2 loại thuốc đều ảnh hưởng như nhau tới tỷ lệ ấp nở ở ngày thứ 3.
Bảng 2.4. Ảnh hƣởng của thuốc sát trùng Benkocid và Vinadin tới kết quả ấp nở với trứng bảo quản 2 ngày (%)
Loại thuốc
Chỉ tiêu theo dõi Benkocid Vinadin
Số lượng trứng vào ấp 248,25 ± 2,59 248,5 ± 1,85
Tỷ lệ trứng có phôi 94,66 ± 0,086 94,46 ± 0,113
Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 4,145 ± 0,179 4,12 ± 0,167 Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 2 1,507 ± 0,089 1,91 ± 0,188
Tỷ lệ sát tắc / phôi 5,65 ± 0,217 5,435 ± 0,122
Tỷ lệ nở/ phôi 87,98 ± 0,134 87,86 ± 0,313
Tỷ lệ gà loại 1/ gà nở ra 98,43 ± 0,11 98,275 ± 0,159
Qua bảng 2.4 ta thấy
- Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 có sự sai khác nhau không đáng kể cao nhất là Benkocid(4,145 ± 0,179) và thấp nhất là Vinadin (4,12 ± 0,167).
- Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 2 cao nhất là Vinadin (1,91 ± 0,188) và thấp nhất là Benkocid (1,507 ± 0,089).
- Tỷ lệ gà nở / tổng trứng có phôi chênh lệch nhau không nhiều cao nhất là Benkocid (87,98 ± 0,134) và thấp nhất là Vinadin (87,86 ± 0,313).
- Tỷ lệ gà loại 1/số gà nở ra cao nhất ở lần thí nghiệm Benkocid (98,43 ± 0,11) và thấp nhất ở lần thí nghiệm Vinadin (98,275 ± 0,159).
- Tỷ lệ trứng sát tắc cao nhất ở lần thí nghiệm Benkocid (5,65 ± 0,217 ) và thấp nhất ở lần thí nghiệm Vinadin (5,435 ± 0,122).
Sự sai khác về tỷ lệ ấp nở của 2 lô thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê cả 2 loại thuốc đều ảnh hưởng như nhau tới tỷ lệ ấp nở ở ngày thứ 2.
2.4.2. Ảnh hƣởng của bảo quản tới tỷ lệ nở và chất lƣợng gà giống
Kết quả ấp nở và chất lượng gà giống là chỉ tiêu nói lên chất lượng của trứng vào ấp và phản ánh kết quả của chế độ ấp đến tỷ lệ ấp nở. Đồng thời là chỉ tiêu quan trọng để so sánh việc thờ gian bảo quản và chế độ bảo quản có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả ấp nở.
Từ kết quả ấp nở trứng gà mái (Lương Phượng x Sasso) x trống Mía thể hiện qua bảng 2.5 chúng tôi nhận thấy kết quả ấp nở của thuốc sát trùng Benkocid và Vinadin là tương đối tốt đạt từ (82,18 - 83,25%) so với tổng số trứng cho vào ấp và đạt từ (87,06 - 88,03%) so với tổng số trứng có phôi, qua đó ta có thể đánh giá chất lượng trứng vào ấp là rất tốt. Tỷ lệ gà loại 1 tương đối cao đạt từ (97,125 - 98,43%) trong đó ở lô thí nghiệm Benkocidcao nhất ở ngày bảo quản 2 (98,43%) thấp nhất ở ngày bảo quản thứ 5 (97,16%). Ở lô thí nghiệm Vinadin cao nhất ở ngày bảo quản thứ 2 (98,275%) thấp nhất ở ngày bảo quản thử 5 (97,125%).
Qua đó ta thấy trứng trong thời kỳ thí nghiệm có chất lượng tốt, không bị bệnh ổn định trong thời gian dài, và việc bảo quản trứng lâu có ảnh hưởng tới tỷ lệ nở, tỷ lệ gà loại 1 và và gà loại 2.
Bảng 2.5. Tỷ lệ nở và chất lƣợng gà giống LT Chỉ tiêu ĐV tính Benkocid Vinadin
Thời gian bảo quản trứng
ngày 5 4 3 2 5 4 3 2
Tỷ lệ nở/trứng ấp % 82,755 82,18 82,68 83,25 82,9 82,6 83,115 82,99 Tỷ lệ nở/ phôi % 87,755 87,06 87,66 87,98 87,74 87,765 88,03 87,86 Tỷ lệ gà loại 1 % 97,16 97,44 97,91 98,43 97,125 97,81 98,00 98,275
2.4.3. Hiệu quả kinh tế
Bảng 2.6. Tính tổng chi phí tiền thuốc sát trùng Loại thuốc
Chỉ tiêu theo dõi
Benkocid Vinadin
Số lượng trứng sát trùng 1000 1000 Lượng thuốc sát trùng 30ml 30ml
Đơn giá thuốc 55.000đ / 1000ml 50.000đ / 1000ml
Tỷ lệ nở 82,7% 82,9%
Chi phí sát trùng / 1 trứng vào ấp 1,65(đồng) 1,5(đồng) Chi phí sát trùng / 1 gà nở ra 1,36(đồng) 1,24(đồng)
- Tỷ lệ nở khi sử dụng hai loại thuốc sát trùng như nhau, dao động từ 82,7- 83,9%.
- Chi phí thuốc sát trùng/1 trứng vào ấp của Benkocid là (1,65 đồng), của Vinadin là (1,5 đồng).
- Chi phí thuốc sát trùng/ 1 gà nở ra của Benkocid là (1,36 đồng),của là Vinadin (3,92 đồng).
Vậy chi phí thuốc Vinadin/ 1 gà con nở ra thấp hơn Benkocid/ 1 gà con nở ra. Nhìn chung là dùng thuốc sát trùng Vinadin để sát trùng trứng trước khi đưa vào ấp là tốt hơn thuốc sát trùng Benkocid.
2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 2.5.1. Kết luận 2.5.1. Kết luận
- Cả 2 loại thuốc sát trùng: Benkocid,Vinadin đều có ảnh hưởng tương đương nhau đến các chỉ tiêu ấp nở trứng gia cầm.
- Tỷ lệ trứng có phôi cao nhất là Benkocid (94,5), thấp nhất là Vinadin (94,48). - Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 cao nhất là Vinadin (4,121), thấp nhất là Benkocid (4,08).
- Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 2 cao nhất là Benkocid (1,84), thấp nhất là Vinadin (1,809).
- Tỷ lệ trứng sắt tắc cao nhất là Benkocid (5,81), thấp nhất là Vinadin (5,43). - Tỷ lệ gà nở / phôi cao nhất là Vinadin (87,85), thấp nhất là Benkocid (87,57). - Tỷ lệ gà loại 1 cao nhất là Vinadin (97,8), thấp nhất là Benkocid (97,7). - Thời gian ấp nở và năng lực nở là tương đương nhau, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Khi bảo quản trứng môt thời gian rồi mang vào ấp chúng tôi thấy: - Không có hiện tượng trứng thối, nổ trong thời gian ấp.
- Tỷ lệ gà nở / tổng số trứng đưa vào ấp đối với Benkocid cao nhất ở ngày bảo quản thứ 2 (83,25%), thấp nhất ở ngày bảo quản thứ 5 (82,75%), đối với Vinadin cao nhất ở ngày bảo quản thứ 2 (83,115), thấp nhất ở ngày bảo quản thứ 4 (82,6%).
Tỷ lệ gà nở / trứng có phôi đối với Benkocid cao nhất ở ngày bảo quản thứ 2 (87,98%), thấp nhất ở ngày bảo quản thứ 4 (87,06%). Đối Vinadin cao nhất ở ngày bảo quản thứ 3 (88,03%), thấp nhất ở ngày bảo quản thứ 5 (87,74%).
- Tỷ lệ gà nở loại 1 đối với Benkocid cao nhất ở ngày bảo quản thứ 2 (98,43%), thấp nhất ở ngày bảo quản thứ 5 (97,16%). Đối với Vinadin cao nhất ở ngày bảo quản thứ 2 (98,275%), thấp nhất ở ngày bảo quản thứ 5 (97,125%).
2.5.2. Tồn tại
Do kinh nghiệm bản thân chưa nhiều, các trang thiết bị phục vụ cho thí nghiệm còn hạn chế nên chưa tiến hành làm và lặp lại được thí nghiệm.
Thời gian tiến hành thí nghiệm ngắn nên số lần thí nghiệm chưa nhiều, số liệu nghiện cứu chưa đầy đủ, cần tiến hành lặp lại thí nghiệm nhiều lần để có kết quả chính xác hơn.
2.5.3. Đề nghị
Sau quá trình thực tập chuyên đề tốt nghiệp tại cơ sở tôi có một số đề nghị sau:
- Để kết quả ấp nở cao cần tiến hành sát trùng trứng ấp càng sớm càng tốt trước khi bảo quản và phải sát trùng lại trước và trong quá trình ấp.
- Có thể sử dụng một trong ba loại thuốc sát trùng trên, nhưng nhìn chung tốt nhất vẫn là sử dụng Benkocid để sát trùng trứng trước khi đưa trứng vào ấp là tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu trong nuớc
1. Nguyễn Ân (1978), "Bảng tính đơn vị Haugh của trứng vịt", Thông tin KHKT.
2. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Thị San (1997), Biện pháp nâng cao tỷ lệ nở trứng gà, Tài liệu tập huấn giống gia cầm Cục KN & KL, Tr 57, 60.
3. Lê Xuân Đồng, Bùi Quang Toàn, Nguyễn Xuân Sơn (1981), Ấp trứng gia cầm, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
4. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp.
5. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc (1999), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, dùng cho học viên cao học
NXB Nông Nghiệp, trang 188 - 189.
6. Nguyễn Mộng Hùng (1993), Sinh học phát triển, NXB KHKT Hà Nội. 7. Jack M.H; Kaltofen R.S (1974), "Nhiệt độ thích hợp để bảo quản trứng ấp
trong thời gian ngắn từ 1 - 7 ngày", Thông tin KHKT chăn nuôi số 148, tháng 2/1974, tr. 42 - 50.
8. Nguyễn Quý Khiêm (2002), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trúng gà Tam Hoàng, Luận án tiến sỹ nông nghiệp Hà Nội, 2002.
9. Đào Đức Long, Trần Long (1995), Ấp trúng và Úm gà con phần thư nhất,
NXB Nông nghiệp hà Nội. Tr 5 - 46.
10. Đào Đức Long, Nguyễn Chí Bảo (1986), Nuôi vịt ngỗng chăn thả, NXB Nông Nghiệp, Trang 130, 168.
11. Bùi Đức Lũng, Trịnh Anh Thơ và cộng sự (1996), Tuyển tập các công trình nghiên cứu về gia cầm, NXB Nông nghiệp.
12. Ngô Giản Luyện (1994), Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của dòng gà thuần chủng V1, V2, V5 giống gà thịt cao sản Hybro trong điều kiện Việt Nam, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Trang 33 - 35; 114 - 124.
13. Nguyễn Đức Lưu, Lương Tất Nhợ, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Hữu Vũ