Vệ sinh sát trùng đối với công tác ấp trứng gia cầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vệ sinh sát trùng và bảo quản trứng ấp ở vụ hè thu trong điều kiện không có phòng lạnh tại xã quyết thắng thành phố thái nguyên (Trang 27 - 45)

* Tác động của vi sinh vật đối với trứng gia cầm.

Khí hậu nóng ẩm ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm phát triển. Hơn nữa hầu như các cơ sở trại ấp trứng gia cầm ở nước ta vẫn chưa xây dựng với quy mô và tiêu chuẩn khép kín như: có hệ

thống hút ẩm, tạo áp lực âm cho phòng để máy nở... cho nên sự tác động của môi trường sinh thái ở bên ngoài còn có nhiều bất lợi về mặt dịch tễ.

Sơ đồ đƣờng lây nhiễm ở trạm ấp trứng ở trại gia cầm

Bố mẹ

Không Môi trường khí bên ngoài bên

ngoài

Lan truyền qua phương tiện vận chuyển, các loài gặm nhấm

Trong thực tế trứng ngay từ khi đẻ ra khỏi cơ thể mẹ trứng đã phải tiếp xúc với các loại bụi bẩn, phân, không khí có mang các loại vi sinh vật gây bệnh. Vỏ cứng của quả trứng là nơi đầu tiên trực tiếp bị ảnh hưởng của nhân tố trên. Bình thường trứng có khả năng chống lại các loại vi sinh vật gây bệnh rất tốt. Các lớp màng ngăn cản vi sinh vật là: màng vỏ trứng, vỏ trứng, màng lòng trắng, và cuối cùng là lòng trắng. Trong lòng trắng cứa nhiều men lirozim. Khi trứng bị ẩm ướt, đệm lót bẩn trứng đẻ trên nền chuồng, trứng dính phân trên bề mặt... Điều này có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, hơn nữa ở bên trong thì có các thành phần của tế bào trứng có dinh dưỡng rất cao là một môi trường tốt cho sinh vật gây bệnh phát triển gây hại cho phôi.

Một số loài vi khuẩn có khả năng lây bệnh cho trứng gia cầm như sau: Salmonella pullorum. Mycoplasma, E. coli, tụ cầu khuẩn (staphylococcus), liên cầu khuẩn (streptococcus)... là mối đe doạ nghiêm trọng tới tỷ lệ ấp nở cũng như chất lượng con giống.

Chính vì thế, để góp phần nào đó vào việc tạo ra những con giống khoẻ mạnh, sạch bệnh, thì tốt nhất là sau khi thu nhặt trứng xong chúng ta tiến hành vệ sinh sát trùng trứng càng nhanh càng tốt, để tiêu diệt ngay những mầm bệnh có ở bên ngoài vỏ trứng, không cho chúng xâm nhập vào bên trong quả trứng ta nên sát trùng theo các giai đoạn sau:

Trứng ấp

Không khí con người Gia cầm

- Quy trình sát trùng trứng gà:

+ Sát trùng trước khi đưa trứng vào kho bảo quả

+ Sát trùng trứng trước khi bảo quản và trước khi đưa vào ấp

* Một số chất sát trùng

Tiêu độc hoá học là phương pháp được dùng phổ biến trong công tác ấp trứng gia cầm. Các chất hoá học dùng để tiêu độc, sát trùng thường có tác dụng làm tiêu biến protein hoặc làm kết tủa protein của vi khuẩn hoặc tác dụng với các chất cần thiếu đối với đời sống của vi sinh vật này thành sản phẩm có hại khi vi sinh vật ăn phải sẽ có tác dụng tiêu diệt ngay chính bản thân virus, vi khuẩn đó.

Hiệu lực tác dụng của các chất hoá học phụ thuộc vào tác dụng đặc hiệu của chất đó và sức đề kháng của từng loại mầm bệnh với chất đó

Hiệu lực tác dụng còn phụ thuộc vào: nồng độ, nhiệt độ của dung dịch đang dùng, cũng như nhiệt độ được sát trùng, thời gian tác dụng trên đối tượng đó và tính chất vật lý hoá học của đối tượng tiêu độc:

- Vinadin:

Là thuốc sát trùng của công ty cổ phần thuốc thú y trung ương I. Thuốc sát trùng hoạt phổ rộng, diệt vi khuẩn, các loại virus, Mycoplasma, nấm gây bệnh.

Thành phần gồm: P.V.P iodine Dung môi vừa đủ

- Benkocid:

Là dung dịch sát trùng của công ty thuốc thú y trung ương. Dùng để tiêu độc, sát trùng chuồng trại, dụng cụ vận chuyển. Có phổ diệt khuẩn rất rộng. Thuốc ở dạng lỏng, màu hơi xanh, mùi hắc nhẹ dễ chịu.

Thành phần gồm: Glutaraldehyde Benzalkonium Amyl acetate Dung môi

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở đã được rất nhiều nhà khoa học trong nước và thế giới quan tâm nhằm tìm ra một chế độ ấp nở thích hợp.

Trần Phùng, Trần Thanh Vân, Nguyễn Khánh Quắc, nguyễn Đăng Vang, Hoàng Văn Tiệu (1995) [15] nghiên cứu quy trình ấp nở trứng vịt Khakicampbell cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ ấp khác nhau đến sự phát triển.

Lê Xuân Đồng, Bùi Quang Toán, Nguyễn Xuân Sơn (1981) [3] cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đế tỷ lệ nở là rõ rệt. Nếu bảo quản ở nhiệt độ - 1,10C tỷ lệ nở/tổng và nở/phôi là 2,00 và 2,20%. Bảo quản ở 4,40C tỷ lệ nở lần lượt là 66,10 và 71,20%, còn ở nhiệt độ là 10; 15,5 và 21,10C tỷ lệ nở tương ứng là 71,30; 70,60; 69,10 và 78,70; 76,50; 73,70%. Các tác giả còn cho biết ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến tỷ lệ nở đối với trứng gà. Trứng mới đẻ vào ấp tỷ lệ nở 87,30%, trứng bảo quản 2 ngày; 6; 10; 14 và 18 ngày tỷ lệ nở tương ứng là 84,70; 80,40; 79,90; 70,10 và 41,30%.

Nguyễn Huy Đạt và cộng sự (1997) [2] cho biết nếu thu gom trứng sau khi đẻ không quá 2 giờ và được đưa vào sưởi ấm ở nhiệt độ 37,5 - 380

C trong máy ấp từ 4 - 5 giờ, sau đó chính thức đưa vào bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ 8- 150

C, ẩm độ 75,86% sẽ cho tỷ lệ nở cao hơn từ 5 - 8% so với trứng được bảo quản nhưng không qua sưởi ấm.

Nguyễn văn Trọng (1998) [19] nghiên cứu ảnh hưởng của việc xông khử trùng trứng vịt CV - Super M trước khi bảo quản ở 4 - 7 ngày bằng foocmol và thuốc tím. Kết quả ấp nở cho thấy tỷ lệ nở/tổng trứng ấp của lô trứng có xông khử trùng là 84,79%, của trứng không được khử trùng là 82,64% chênh lệch 2,15% với P < 0,05.

Tác giả Bùi Đức Lũng, Trịnh Thị Thơ và cộng sự (1996) [11] đã nghiên cứu và các định khối lượng trứng thích hợp đem ấp tuỳ thuộc từng giống. Với trứng gà nói chung thì trứng đem ấp phải bảo đảm khối lượng 52 - 64g, vơi trứng vịt Khakicampbell là 65 - 75g sẽ cho hiệu quả cao nhất ở cả hai công đoạn ấp nở và chăn nuôi.

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu về việc vệ sinh khử trùng trứng trước khi ấp các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và đã đưa ra nhận định trứng được vệ sinh sát trùng trước khi ấp cho kết quả ấp nở tốt hơn trứng không được khử trùng.

Nghiên cứu khử trùng bằng việc phun thuốc sát trùng có chứa iốt trong quá trình ấp nở trứng vịt Bắc Kinh, các tác giả Sharma và Pruthi (1989) [26] đã theo dõi kế z”lkt quả ấp nở của 3 nhóm trứng: Nhóm 1 không xử lý, nhóm 2 phun polysan (có chứa iốt) từ 7 - 24 ngày ấp, nhóm 3 phun polysan từ ngày 14 - 24 ngày ấp thì tỷ lệ nở của 3 nhóm tương ứng là 49,00; 69,00 và 72,24% với P < 0,05.

Ramos và cộng sự (1989) [25] Khi nghiên cứu về việc rửa khử trùng trứng ngỗng trước khi ấp và trứng không rửa, kết quả cho thấy tỷ lệ chết phôi tương ứng 7,51 và 8,90%, tỷ lệ ngỗng chết khi úm thấp hơn đáng kể (8,82 và 11,93%) tỷ lệ nở của trứng ngỗng được lau hoặc rửa cao hơn đáng kể (83,03 và 80,51%).

2.3. ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Địa điểm, thời gian, đối tƣợng thực hiện 2.3.1. Địa điểm, thời gian, đối tƣợng thực hiện

- Địa điểm: Xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên - Thời gian: Từ ngày 29/8 đến ngày 12/2/2011.

- Đối tượng: Trứng gà ♀ (Lương Phượng - Sasso) x ♂ Mía được thu nhặt cùng một đàn gà bố mẹ,

- Vật liệu nghiên cứu: máy ấp nở nhân tạo, bình xịt thuốc, dụng cụ soi trứng, các loại hoá chất ( Vinadin, Benkocid).

2.3.2. Nội dung nghiên cứu

- Xác định ảnh hưởng của một số thuốc sát trùng tới việc ấp nở trứng gia cầm. - Xác định được loại thuốc sát trùng có hiệu quả cao trong sát trùng trứng. - xác định được ảnh hưởng của thời gian bảo quản trứng tới tỷ lệ ấp nở.

2.3.2.1. Phương pháp thực hiện * Lấy mẫu * Lấy mẫu

- Trứng đưa vào thí nghiệm là trứng của đàn gia cầm khoẻ mạnh đang khai thác bình thường, được nuôi dưỡng chăm sóc và phòng bệnh tốt.

- Trứng sau mỗi ngày thu nhặt được chọn lọc, phân loại đảm bảo yêu cầu về chỉ số hình dạng, khối lượng trứng chia lô thí nghiệm.

- Trứng khi đưa vào máy ấp phải được sát trùng, chờ trứng khô. - Các khay trứng thí nghiệm được đặt ở vị trí khác nhau trong máy ấp. - Tất cả trứng thí nghiệm được ấp trong cùng một máy và cùng một chế độ ấp.

* Bố trí thí nghiệm

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Lô thí nghiệm Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2

Trứng thí nghiệm Gà lai (♀ Lương Phượng - Sasso x ♂ Mía )

Ngày bảo quản 2,3,4,5

Thuốc sát trùng Vinadin Benkocid

2.3.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ trứng có phôi và chết phôi qua các giai đoạn. - Tỷ lệ trứng sát tắc.

- Tỷ lệ nở so với trứng có phôi. - Tỷ lệ gia cầm loại 1.

* Các chỉ tiêu ấp nở.

- Dựa theo phương pháp kiểm tra sinh vật học của giáo trình ấp trứng nhân tạo.

- Soi trứng sau 7 ngày ấp tính tỷ lệ trứng có phôi và chết phôi theo công thức: Tỷ lệ có phôi (%) = Số trứng có phôi x 100

Số trứng đưa vào ấp

Tỷ lệ trứng chết phôi (%) = Số trứng chết phôi x 100 Số trứng có phôi

- Soi trứng sau 15 ngày ấp tính tỷ lệ trứng chết phôi kỳ 2. - Tỷ lệ trứng tắc (Trứng không có khả năng nở sau 21 ngày)

Tỷ lệ trứng tắc (%) = Số trứng tắc x 100 Số trứng có phôi

Tỷ lệ nở/Trứng có phôi (%) = Số gà nở x 100 Số trứng có phôi

Tỷ lệ gà loại 1/tổng nở (%) = Số gà loại 1 x 100 Tổng số gà nở

2.5.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các số liêu theo dõi được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2002) [17] với sự trợ giúp cả máy tình kỹ thuật fx - 500 MS.

Với các tham số thống kê: X : Số trung bình mX : Sai số trung bình

2.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

2.4.1. Ảnh hƣởng của thuốc sát trùng Benkocid và Vinadin đến kết quả ấp nở

Tỷ lệ chết phôi liên quan đến tỷ lệ ấp nở, thông qua tỷ lệ chết phôi sẽ phản ánh được chế độ ấp như: nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, đảo trứng... và hiệu quả sát trùng trứng đúng yêu cầu kỹ thuật hay không. Kết quả theo dõi sự chết phôi và nở của trứng gà khi sử dụng thuốc sát trùng các thuốc sát trùng sử dụng trong thí nghiệm được trình bày qua các bảng.

Bảng 2.1. Ảnh hƣởng của thuốc sát trùng Benkocid và Vinadin tới kết quả ấp nở với trứng bảo quản 5 ngày (%)

Loại thuốc

Chỉ tiêu theo dõi Bencocid Vinadin

Số lượng trứng vào ấp 245 ± 3,08 246 ± 0,577

Tỷ lệ trứng có phôi 94,595 ± 0,29 94,515 ± 0,119

Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 4,185 ± 0,167 4,267 ± 0,117 Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 2 1,837 ± 0,103 1,625 ± 0,169

Tỷ lệ sát tắc/ phôi 5,82 ± 0,228 5,68 ± 0,235

Tỷ lệ nở/ phôi 87,575 ± 0,278 87,74 ± 0,264

Tỷ lệ gà loại 1/ gà nở ra 97,16 ± 0,207 97,125 ± 0,125 Qua bảng 2.1 ta thấy

- Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 có sự sai khác nhau không đáng kể cao nhất là Vinadin (4,267 ± 0,117) và thấp nhất là Benkocid (4,185 ± 0,167)

- Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 2 cao nhất là Benkocid (1,837 ± 0,103) và thấp nhất là Vinadin (1,625 ± 0,169)

- Tỷ lệ gà nở / tổng trứng có phôi chênh lệch nhau không nhiều cao nhất là Vinadin (87,74 ± 0,264) và thấp nhất là Benkocid (87,575 ± 0,278)

- Tỷ lệ gà loại 1/số gà nở ra cao nhất ở lần thí nghiệm Benkocid (97,16 ± 0,207) và thấp nhất ở lần thí nghiệm Vinadin (97,125 ± 0,125)

- Tỷ lệ trứng sát tắc cao nhất ở lần thí nghiệm Benkocid (5,82 ± 0,228) và thấp nhất ở lần thí nghiệm Vinadin (5,68 ± 0,235)

Sự sai khác về tỷ lệ ấp nở của 2 lô thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê cả 2 loại thuốc đều ảnh hưởng như nhau tới tỷ lệ ấp nở ở ngày thứ 5.

Bảng 2.2. Ảnh hƣởng của thuốc sát trùng Benkocid và Vinadin tới kết quả ấp nở với trứng bảo quản 4 ngày (%)

Loại thuốc

Chỉ tiêu theo dõi Benkocid Vinadin

số lượng trứng vào ấp 249,75 ± 3,198 251,75 ± 2,98

Tỷ lệ trứng có phôi 94,4 ± 0,245 94,53 ± 0,414

Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 3,965 ± 0,147 4,167 ± 0,084 Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 2 2,195 ± 0,182 1,687 ± 0,089

Tỷ lệ sát tắc / phôi 6,01 ± 0,26 5,265 ± 0,095

Tỷ lệ nở / phôi 87,06 ± 0,0375 87,765 ± 0,516

Qua bảng 2.2 ta thấy

-Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 có sự sai khác nhau không đáng kể cao nhất là Vinadin (4,167 ± 0,084) và thấp nhất là Benkocid (3,965 ± 0,147).

-Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 2 cao nhất là Benkocid (2,195 ± 0,182) và thấp nhất là Vinadin (1,687 ± 0,089).

-Tỷ lệ gà nở / tổng trứng có phôi chênh lệch nhau không nhiều cao nhất là Vinadin (87,765 ± 0,516) và thấp nhất là Benkocid (87,06 ± 0,0375).

-Tỷ lệ gà loại 1/số gà nở ra cao nhất ở lần thí nghiệm Vinadin (97,81 ± 0,11) và thấp nhất ở lần thí nghiệm Benkocid (97,44 ± 0,105).

-Tỷ lệ trứng sát tắc cao nhất ở lần thí nghiệm Benkocid (6,01 ± 0,26 ) và thấp nhất ở lần thí nghiệm Vinadin (5,265 ± 0,095).

Sự sai khác về tỷ lệ ấp nở của 2 lô thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê cả 2 loại thuốc đều ảnh hưởng như nhau tới tỷ lệ ấp nở ở ngày thứ 4.

Bảng 2.3. Ảnh hƣởng của thuốc sát trùng Benkocid và Vinadin tới kết quả ấp nở với trứng bảo quản 3 ngày (%)

Loại thuốc

Chỉ tiêu theo dõi Benkocid Vinadin

Số lượng trứng vào ấp 247 ± 2,04 247,75 ± 2,322

Tỷ lệ trứng có phôi 94,335 ± 0,124 94,41 ± 0,036

Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 4,044 ± 0,140 3,93 ± 0,163 Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 2 1,82 ± 0,113 2,017 ± 0,02

Tỷ lệ sát tắc / phôi 5,77 ± 0,217 5,35 ± 0,146

Tỷ lệ nở/ phôi 87,66 ± 0,296 88,03 ± 0,155

Tỷ lệ gà loại 1/ gà nở ra 97,91 ± 0,22 98,0 ± 0,184

Qua bảng 2.3 ta thấy

- Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 có sự sai khác nhau không đáng kể cao nhất là Benkocid (4,044 ± 0,140) và thấp nhất là Vinadin (3,93 ± 0,163).

- Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 2 cao nhất là Vinadin (2,017 ± 0,02) và thấp nhất là Benkocid (1,82 ± 0,113).

- Tỷ lệ gà nở / tổng trứng có phôi chênh lệch nhau không nhiều cao nhất là Vinadin (88,03 ± 0,155) và thấp nhất là Benkocid (87,66 ± 0,296).

- Tỷ lệ gà loại 1/số gà nở ra cao nhất ở lần thí nghiệm Vinadin (98,0 ± 0,22) và thấp nhất ở lần thí nghiệm Benkocid (97,91 ± 0,22).

- Tỷ lệ trứng sát tắc cao nhất ở lần thí nghiệm Benkocid (5,77 ± 0,217 ) và thấp nhất ở lần thí nghiệm Vinadin (5,35 ± 0,146).

Sự sai khác về tỷ lệ ấp nở của 2 lô thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê cả 2 loại thuốc đều ảnh hưởng như nhau tới tỷ lệ ấp nở ở ngày thứ 3.

Bảng 2.4. Ảnh hƣởng của thuốc sát trùng Benkocid và Vinadin tới kết quả ấp nở với trứng bảo quản 2 ngày (%)

Loại thuốc

Chỉ tiêu theo dõi Benkocid Vinadin

Số lượng trứng vào ấp 248,25 ± 2,59 248,5 ± 1,85

Tỷ lệ trứng có phôi 94,66 ± 0,086 94,46 ± 0,113

Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 4,145 ± 0,179 4,12 ± 0,167 Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 2 1,507 ± 0,089 1,91 ± 0,188

Tỷ lệ sát tắc / phôi 5,65 ± 0,217 5,435 ± 0,122

Tỷ lệ nở/ phôi 87,98 ± 0,134 87,86 ± 0,313

Tỷ lệ gà loại 1/ gà nở ra 98,43 ± 0,11 98,275 ± 0,159

Qua bảng 2.4 ta thấy

- Tỷ lệ chết phôi giai đoạn 1 có sự sai khác nhau không đáng kể cao nhất là Benkocid(4,145 ± 0,179) và thấp nhất là Vinadin (4,12 ± 0,167).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vệ sinh sát trùng và bảo quản trứng ấp ở vụ hè thu trong điều kiện không có phòng lạnh tại xã quyết thắng thành phố thái nguyên (Trang 27 - 45)