6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp
6.2. Về nguồn vốn cho sản xuất
6.2.1. Các nguồn từ chính quyền
Nguồn vốn này bao gồm các ngân hàng như Chính sách xã hội, Nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Vấn đề cần giải quyết là đơn giản hoá thủ tục và tăng số vốn có thể vay được cho người dân. Hoặc các kỳ hạn trả có thể chia nhỏ ra để người nông đân dễ dàng trả hơn.
6.2.2. Các nguồn từ người dân
Các nguồn này là từ sự tự lực giúp đỡ nhau của người dân thông qua một
hội phường nào đó. Thông thường là các chị em phụ nữ với nhau hay các hội viên nông dân với nhau. Để nguồn vốn này hoạt động hiệu quả hơn thì khi thành lập cần có người quản lý tốt đứng đầu, nguồn vốn vay phải được đưa vào các hoạt động sản xuất cụ thể tránh vay về để chi tiêu sinh hoạt.
6.2.3. Công tác quản lý
Đối với các nguồn vốn đem lại hiệu quả cao người quản lý đóng vai trò quan trọng nhất. Hầu hết các nguồn vốn vay đều thông qua hội phụ nữ và được quản lý bởi hội phụ nữ. Do vậy rất cần những người phụ nữ hiểu biết và có những việc làm linh hoạt phù hợp với từng đối tượng vay vốn. Nhằm tăng hiệu quả sản xuất của nguồn vốn.
6.3. Về các mặt khác
6.3.1. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp ở các địa phương nông nghiệp ở các địa phương
Công tác thanh tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất cần được thực hiện hàng năm. Hiện nay, xã vẫn còn tình trạng tự ý chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác. Chỉ bằng cách phát hiện và xử lý triệt để những sai lầm này mới có thể đưa công tác quản lý đất đi vào nề nếp, ổn định và khai thác đất đai hợp lý.
Hoạt động chuyển nhượng đất nông nghiệp trên địa bàn xã vẫn diễn ra dưới hình thức viết giấy bằng tay mà không có hợp đồng chi tiết, thời hạn sử dụng lại ngắn. Do đó, rất khó kiểm soát một cách đầy đủ. Riêng đối với những trường hợp khiếu kiện, lấn chiếm, tranh chấp cần có kế hoạch giải quyết dứt điểm. Việc sử dụng đất không đúng mục đích có nguyên nhân sâu xa từ công tác lập kế hoạch sử dụng đất. Nhiều công trình thực hiện phát sinh ngoài kế hoạch hoặc không tuân thủ kế hoạch chung. Do đó, trình tự lập thủ tục, hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền rất khó khăn, phải lập luận bổ sung nhiều lần.
Theo điều tra, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2003 - 2008 hầu hết đạt tỷ lệ thấp. Vì vậy, mọi nhu cầu sử dụng đất không có đăng ký theo kế hoạch hàng năm được xã xem như không có nhu cầu nên không giải quyết. Trong thời gian tới, cần thường xuyên đánh giá kết quả của hoạt động xét duyệt, giao đất, cho thuê đất, quy hoạch khu dân cư, xây dựng các công trình một cách kịp thời, dựa trên nguyên tắc chung tiết kiệm đất đai, phân bổ hợp lý nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
6.3.2. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi ruộng đất nhằm khắc phục tình trạng manh mún trạng manh mún
Công tác dồn điền đổi thửa đang được thực hiện rộng rãi và mang lại những kết quả nhất định. Góp phần đáng kể vào việc quy hoạch đồng ruộng. Trước đây, với nhận thức hướng vào sản xuất tự cấp, tự túc thì phương
thức giao ruộng này đã bộc lộ nhược điểm lớn. Kích thước các thửa không phù hợp với hoạt động của máy móc. Mặt khác, việc mở rộng thâm canh phải đi đôi với việc mở rộng diện tích, xây dựng hệ thống đồng ruộng hợp lý.
Do đó, bây giờ trước hết cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục đến từng người dân, để họ nhận thấy sự cần thiết và hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa. Thực hiện đánh giá, lựa chọn và sản xuất điểm một số phương án thích hợp. Khi người dân thấy được những giá trị, hiệu quả mà nó đem lại, họ sẽ trở thành nhân tố tích cực, tự nguyện đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác này.
6.3.3. Chính sách đầu tư vốn và thị trường nông sản
Trong những năm qua, xã đã dành cho ngành nông nghiệp một lượng vốn lớn. Hàng năm, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản cho nông nghiệp chiếm tỷ lệ đáng kể. Từ đây đã cho doanh nghiệp nông nghiệp, các hộ nông dân, các trang trại vay một lượng vốn lớn. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vốn đã và đang gây những trở ngại đáng kể cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi nhà nước cần có các chính sách tín dụng, tiếp tục mở rộng khả năng cho nhân dân được vay vốn, chặn đứng tệ nạn cho vay nặng lãi trong nông thôn. Tín dụng không chỉ về nông nghiệp mà cần tăng cường tín dụng phát triển nông thôn bao gồm vốn vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, ưu tiên cho những hộ làm kinh tế trang trại, khai hoang diện tích đất nông nghiệp.
Một vấn đề khác cần được quan tâm đó là thị trường nông sản của xã Nghi Công Bắc. Có thể thấy sức cạnh tranh và uy tín của hàng hoá nông sản còn yếu do trình độ tổ chức kém, chất lượng sản phẩm không ổn định, giá thành cao. Một trong những biểu hiện của sự yếu kém này là do sự non yếu của lĩnh vực chế biến nông sản. Tỷ trọng nông sản được chế biến qua công nghiệp rất thấp. Năng lực công nghiệp chế biến và công nghiệp sau thu hoạch chưa theo kịp tốc độ phát triển sản xuất.
Điều này đặt ra nhiệm vụ cho công tác quản lý của nhà nước cần chú ý đúng mức đến tạo dựng, duy trì môi trường thuận lợi cho nền sản xuất chất lượng và hình thành lành mạnh. Nó bao gồm: tổ chức thị trường, hạn chế bóp méo giá cả, cung cấp khách quan thông tin cung, cầu, tiêu chuẩn đòi hỏi trên thị trường, cải thiện điều kiện mua bán cho người dân. Tất cả nhằm hạn chế
rủi ro và thiệt hại không đáng có cho các hộ. Từ đó sẽ giúp cho người dân nhận thức được trách nhiệm và quyền lợi của họ trong việc quản lý, bảo vệ và cải tạo đất. Bởi vì nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người sở hữu, tạo điều kiện cho họ yên tâm sản xuất.
6.3.4. Thực hiện đánh giá chất lượng nông sản theo định kỳ
Nguyên nhân làm cho chất lượng đất thay đổi có nhiều, trong đó nổi bật nhất là do chế độ canh tác, bố trí công tác luân canh cây trồng và chế độ bón phân. Trong bố trí cây trồng thì công thức độc canh góp phần làm mất cân đối chất dinh dưỡng do không có khả năng bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết. Còn thói quen xem nhẹ việc kết hợp giữa phân hóa học và phân hữu cơ cũng ảnh hưởng đến tình trạng này vì trong phân hữu cơ đa dạng chất dinh dưỡng.
Việc thường xuyên đánh giá chất dinh dưỡng sẽ giúp cho người dân biết chính xác đất mà họ đang canh tác đã có và cần bổ sung chất dinh dưỡng nào. Mặt khác, nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc bố trí đất đai. Đây là công việc cần thiết nhưng cũng hết sức tốn kém, phức tạp. Vì vậy, cần tiến hành từng bước và có sự phối hợp của nhiều ngành khoa học khác nhau trên địa bàn. Như vậy, nếu làm tốt việc thực hiện đánh giá sẽ góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bồi dưỡng tài nguyên đất nông nghiệp, ngăn chặn tình trạng suy thoái. Cần kết hợp đồng bộ với hoạt động bảo vệ và khôi phục rừng, đầu tư phát triển thuỷ lợi để đạt được kết quả cao nhất. Riêng công tác lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cũng phải dựa trên kết quả đánh giá này theo hướng khai thác lợi thế so sánh của từng vùng. Trên những diện tích đất tốt, tưới tiêu thuận lợi có thể bố trí trồng lúa cao sản nhằm phát huy cao nhất năng suất của đất, còn những diện tích đất xấu cần tăng cường bón phân chuồng, phân xanh cùng với quá trình làm đất vừa cải tạo đất, trả lại cho đất độ phì nhiêu tự nhiên vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế do chi phí rẻ hơn nhiều so với phân vô cơ. Ngoài ra, sau khi thực hiện đánh giá nên thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo đầu bờ cho người dân về quy trình kỹ thuật tiến tới xoá bỏ cung cách làm ăn theo kiểu truyền thống kinh nghiệm vẫn còn phổ biến trong nhân dân hiện nay.
khi công việc quá nhiều. Do đó cần tăng cường thêm sổ và chất lượng cho đội ngũ cán bộ địa chính vì họ là hạt nhân quan trọng giúp uỷ ban nhân dân xã thực hiện việc quản lý nhà nước về đất đai, phối hợp với các tổ chức kinh tế, xã hội khác thuộc xã để thực hiện nhiệm vụ của ngành tại địa phương. Hằng năm, trên địa bàn xã thường xảy ra lũ lụt làm biến động diện tích đất nông nghiệp nên công tác đo đạc, chỉnh lý, thống kê gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy muốn nâng cao hiệu lực quản lý trước tiên cần có đội ngũ cán bộ địa chính ổn định, có năng lực, trình độ. Cùng với xu thế phát triển của xã hội, quan hệ ruộng đất ngày càng phức tạp. Đất đai lại mang tính chất lịch sử là tài nguyên quốc gia nên trong quản lý có nhiều bất cập, dẫn đến việc lần chiếm, tranh chấp thường hay xảy ra. Điều này đòi hỏi cán bộ địa chính phải nắm được luật đất đai, am hiểm về đất đai
, tình hình phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân trong xã. Hơn nữa, phải biết lấy dân làm gốc. Có khả năng tuyên truyền, vận động người dân tuân theo luật đất đai, hạn chế những tồn tại: Vấn đề tranh chấp đất đai, cấp đất sai thẩm quyền. Từng bước đưa việc quản lý ruộng đất của xã đi vào nề nếp có tác dụng tích cực trong lĩnh vực sản xuất.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Sau khi phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở xã Nghi Công Bắc, tôi nhận thấy có những thành tựu và tồn tại sau:
* Thành tựu
- Xã Nghi Công Bắc là xã thuộc vùng núi có lợi thế về tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên rừng.
- Quy mô và tỷ lệ diện tích đất bố trí cho hoạt động nông - lâm nghiệp tương đối phù hợp với điều kiện hiện tại. Quỹ đất đai được khai thác tối đa. Việc sử dụng nguồn lao động đông đảo là nông dân ít được đào tạo về chuyên môn cũng được thực hiện một cách có hiệu quả.
- Cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, điện lưới... phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp được quan tâm đúng mức.
- Sử dụng đất phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng kinh tế nông - lâm nghiệp đang giữ vai trò quan trọng. Sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm.
- Trong việc sử dụng đất nông nghiệp hiện nay, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đang có sự thay đổi theo hướng tích cực.
- Mạng lưới khuyến nông - khuyến lâm trên địa bàn xã được xây dựng khá hoàn chỉnh góp phần đáng kể vào việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, hệ số sử dụng đất một cách bền vững và ổn định. Với việc hoàn thành tốt chủ trương giao đất về cho hộ nông dân, họ đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, chủ động đầu tư, thâm canh, cải tạo đất, giữ cho đất luôn định sức sản xuất, không bị bào mòn thoái hoá.
* Những tồn tại.
Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích chưa hợp lý còn xẩy ra, xuất phát từ công tác lập kế hoạch sử dụng đất xa rời thực tế chưa bám sát vào trình độ phát triển kinh tế xã hội theo từng giai đoạn và nhận thức của người dân chưa cao.
việc khai thác sử dụng tài nguyên đất. Trong thời gian tới, cần có biện pháp hợp lý để đưa diện tích này vào sử dụng tránh gây lãng phí quỹ đất.
- Nguồn kinh phí hỗ trợ cho các chương trình khai hoang, phục hoá còn thiếu và yếu không nhận được sự quan tâm chính sách phù hợp.
- Công tác dồn điền đổi thửa chuyển từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn đã hoàn thành. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ có từ 3 - 4 thửa, có hộ có tới 5 - 6 thửa. Điều này cũng gây không ít khó khăn cho việc mở rộng quy mô sản xuất và cơ giới hoá vào đồng ruộng.
- Xây dựng kế hoạch quy hoạch sử dụng đất chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, vì thế công tác này vẫn chưa có hiệu quả cao.
Tài liệu tham khảo
1. [1] C.Mac
2. [2] Thông tấn xã Việt Nam, 22/10/2010
3. [3] Nghị quyết “Về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” ban hành do Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh trình bày tại Hội nghị Trung Ương Đảng, đăng trên báo Nhân Dân ngày 22/8/2008
4. [4] Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp- Những vấn đề đặt ra. Minh Phụng: Tạp chí QLNN số 4/2010
5. [5] GS TS. Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam Theo tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 05/2009
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...1
1.2. Ý nghĩa của đề tài...2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu...2
PHẦN 2 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...3
1. Các khái niệm liên quan về đất...3
1.1. Khái niệm về đất...3
1.2. Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống...3
1.3. Đất đai là địa bàn phân bổ dân cư, là chỗ đứng của khu công nghiệp, an ninh quốc phòng...3
1.4. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với sản xuất nông lâm nghiệp...3
2. Vai trò, đặc điểm của đất đai...3
2.1. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên...3
2.2. Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống...5
2.3. Đất đai là địa bàn phân bổ dân cư, là chỗ đứng của khu công nghiệp, an ninh quốc phòng...5
2.4. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với sản xuất nông lâm nghiệp...5
3. Đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp...5
4. Quan điểm quản lý và sử dụng đất đai...6
5. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp...7
5.1. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới ...7
5.2. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam...8
6. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả...11
6.1. Về quy mô đất...11
6.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp...11
PHẦN 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...12
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...12
1.1. Đối tượng ...12
1.2. Phạm vi nghiên cứu...12
2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Nghi Công Bắc...12
2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Nghi Công Bắc...12
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp...13
3. Phương pháp nghiên cứu...13
3.1. Chọn điểm nghiên cứu ...13
3.2. Phương pháp thu thập thông tin...13
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thư cấp : ...13
Các báo cáo kinh tế xã hội của xã, các số liệu thống kê của các cơ quan liên quan và một số thông tin về điều kiện tự nhiên: thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên. ...13
3.3. Phương pháp xử lý số liệu ...14
PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...15
4.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Nghi Công Bắc...15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên. [6]...15
4.1.2. Vị trí địa lý và địa giới hành chính ...15