5.1. Yếu tố khách quan
5.1.1. Định hướng , quy hoạch phát triển kinh tế của xã
Địa phương chưa chú trọng công tác lập kế hoạch sử dụng đất, khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp chưa đạt yêu cầu chỉ tiêu đề ra do thiếu vốn đầu tư, thiếu sự hưởng ứng từ người dân. Ngoài ra việc phát triển cơ sở hạ tầng, đường giao thông đã lấy một diện tích không nhỏ đất canh tác tốt.
5.1.2. Xu thế phát triển kinh tế của hộ
Với nền nông nghiệp chủ đạo nhưng người dân đang chuyển dần qua các nghề phụ khác. Xu hướng đa dạng hoá sản phảm cũng như thu nhập từ các nghề khác nhau tạo ra sự ổn định cho người dân nơi đây và cũng là xu hướng của những người nông dân hiện nay.
Các nghề khác của người dân như xây dựng, làm gạch, khai thác nhựa thông, buôn bán nhỏ . . .đã mang lại những nguồn thu nhất định cho người dân nơi đây.Vì vậy nghề nông không còn là nguồn thu duy nhất và đóng vai trò quan trọng như trước nữa.
5.2. Yếu tố chủ quan
5.2.1. Số nhân khẩu của hộ
Nói đến sản xuất nông nghiệp thì điều xét tới là số nhân khẩu của hộ. Nhân khẩu nhiều hay ít ảnh hưởng tới diện tích đất sản xuất, lao động của hộ, ngoài ra còn có lực lượng ăn theo vì vậy số khẩu của hộ sẽ cho ta biết được tổng quan việc sản xuất nông nghiệp của hộ đó.
Xã Nghi Công Bắc có diện tích cũng như con người ở mức trung bình của huyện, đất đai chủ yếu là đất xấu phải đầu tư chăm bón nhiều. Thông qua kết quả tìm hiểu ta thấy được bình quân của :
Diện tích đất nông nghiệp/khẩu là 0,94 và diện tích đất canh tác/khẩu là 1,36. Một tỷ lệ khá thấp đối với xã nông nghiệp, người dân nơi đây chủ yếu sản xuất để cung cấp lương thực và cung cấp cho chăn nuôi chứ không hi vọng làm giàu.Mặy khác đất đã được chia theo nghị định 64/CP của chính phủ những đối tượng sinh sau 15/10/1993 không được cấp đất cho nên một bộ phận đối tượng
khẩu thì có một số đi làm ăn xa, bởi công việc nông không ổn định làm theo mùa vụ. Do vậy nông nghiệp không còn được chú trọng.
5.2.2. Loại đất nông nghiệp
Tuỳ theo mục đích sử dụng mà hiệu quả kinh tế đem lại cũng khác nhau.Đất dành cho trồng trọt vẫn manh mún nhỏ lẻ, đất chưa tập trung được để đầu tư sản xuất đưa máy móc vào mà vẫn sức người là chủ yếu.Cùng với điều kiện tự nhiên ngày càng khắc nghiệt, thị trường không ổn định, sản phảm có tính mùa vụ nên trồng trọt vẫn nhiều rủi ro, hiệu quả không cao.
Đất dành cho chăn nuôi chiếm diện tích không lớn lắm nhưng hiệu quả kinh tế đem lại từ chăn nuôi lại cao hơn hẳn so với đất dành cho nông nghiệp.Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư cho sản xuất chăn nuôi lại cao hơn so với trồng trọt trên cùng một diện tích.Do đó xu hướng chuyển dịch kinh tế đang dần chuyển qua nghành chăn nuôi trong mục tiêu phát triển kinh tế của xã. Diện tích dành cho nuôi trồng thuỷ sản ở xã tương đối nhỏ và tập trung ở hồ đập và vùng đất thấp.Vì vậy mức đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản khá thấp và không được chú trọng dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Mặt khác nuôi trồng thuỷ sản thường gặp rủi ro cao khi mùa mưa về,lũ lụt.Năm 2010 có 100% diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt
5.2.3. Loại hộ
Theo báo cáo của xã năm 2010 các nghèo thường là hộ có nhiều nhân khẩu nhưng ít lao động, ít đất nông nghiệp, không có vốn đầu tư mà phải vay mượn dẫn đến nợ nần..vv. Do vậy hộ nghèo chỉ sản xuất nhỏ lẻ, ít có lãi dẽ chịu tác động của dịch bệnh, giá cả đầu tư.Nhiều hộ giao khoán đất chuyển qua làm các nghề khác hay đi làm ăn xa.Từ đó đất nông nghiệp có thể được tích tụ nhưng mặt khác một số diện tích bị bỏ hoang, không được chú trọng khi canh tác dẫn đến giảm năng suất hiệu quả sủ dụng.
Đối với loại hộ trung bình thì sản xuất được kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi, đồng thời làm thêm các nghề phụ khác để tăng thu nhập.Họ chú trọng vào canh tác nông nghiệp để phục vụ lại chăn nuôi, tận dụng các phế phẩm từ đó tăng được nguồn thu cho gia đình.Với những hộ này sản xuất có hiệu quả cao hơn hẳn với loại hộ khác.
Còn loại hộ khá thì sản xuất nông nghiệp chỉ là một phần nhỏ trong các công việc của hộ.Loại hộ này luôn có những nguồn thu nhập từ việc sản xuất khác như dịch vụ buôn bán, xay xát thu gom nông sản phẩm, khai thác nhựa thông..v.v.Đối với đất nông nghiệp họ chỉ làm một diện tích nhỏ cung cấp lương thực cho gia đình nhưng cũng thuê mướn người làm hoặc giao khoan cho các hộ khác.Nói chung nông nghiệp không còn được chú trọng.
5.2.4. Lao động
Lao động là nguồn lực của địa phương quyết định hiệu quả sản xuất.Một nguồn lao động dồi dào thì nền kinh tế của địa phương phát triển ngược lại làm cho kinh tế trì trệ.Trong nền nông nghiệp dựa vào sức người là chủ yếu càng cần nhiều lao động, nhưng nông nghiệp thì theo mùa vụ nhất là trồng trọt cho nên nhiều lao động đã đi làm ăn xa, các nghề khác nhằm tăng thu nhập.Theo kết quả tìm hiểu tại địa phương tỷ lệ : Diện tích đất nông nghiệp/lao động là 1,48 và diện tích đất canh tác/lao động là 2,15 một tỷ lệ khá cao so với mức bình quân hiện nay.Điều này cho thấy nguồn tài nguyên đất nơi đây khá dồi dào nếu biết khai thác dúng tiềm năng sẽ đem lại hiệu quả cao.Một tỷ lệ khác cần xét đến là lao động/khẩu = 0,63 cho thấy số khẩu ăn theo là khá lớn bao gồm các đối tượng như học sinh, người già, người tật nguyền hay mất sức lao động. Nhìn chung các hộ có nhiều lao động không nằm trong số hộ nghèo mà những hộ có nhiều đối tượng ăn theo thương là hộ nghèo. Ta thấy đươc rằng nhiều lao động đem lại nhiều nguồn thu nhập cho hộ bằng các nghành nghề khác nhau trong khi đó hộ ít lao động lại có xu hướng chỉ làm nông nghiệp.
5.2.5. Vốn sản xuất nông nghiệp
Vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động sản xuất. Có thể nói vốn là điều kiện mở đầu cho các hoạt động sản xuất. Vì vậy khi thiếu vốn thì người dân gặp rất nhiều khó khăn cho đầu tư sản xuất, việc đầu tư có thể bị thu hẹp, rủi ro cao ảnh hưởng tới sự quyết định sản xuất. Nhất là nhóm hộ nghèo của xã gặp rất nhiều khó khăn về vốn do vậy để giảm nghèo thi nguồn vốn cho người nghèo vay phải tạo cho họ điều kiện để sản xuất có