5. TÀI LIỆU ĐỌC
1.3. Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa
Rác thải nhựa chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Hàng ngày rác thải nhựa được phát sinh từ các nguồn sau:
1.3.1. Chất thải đơ thị
Tùy thuộc vào địa giới hành chính, chất thải đơ thị có thể bao gồm chất thải từ khu dân cư và thương mại hoặc cũng có thể bao gồm chất thải nông nghiệp đô thị hoặc chất thải công nghiệp từ căng tin/nhà hàng, nhà ở và văn phịng trong các khu cơng nghiệp (chất thải khơng nguy hại). Do đó, thuật ngữ “chất th i đô thị” được đưa ra trên cơ sở các quy định và thực tiễn hiện nay tại các vùng địa lý cụ thể.
Thông thường ở hầu hết các nước đang phát triển, chính quyền thành phố chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải đô thị và chất thải từ khudân cư, trong khi các ngành khác (thương m ại, công nghiệp và nông nghiệp) tự thu xếp vận chuyển chất thải của mình đến
các cơ sở xử lý của thành phố (bãi chôn lấp và nhà máy đốt chất thải) nếu chất thải này được phép xử lý tại các cơ sở đó và họ sẽ phải trả một mức phí phù hợp.
1.3.2. Chất thải từ khu dân cư
Chất thải từ khu dân cư phát sinh từ các hộ gia đình, các chung cư đơn lẻ hay tổ hợp ác chung cư và gồm nhiều loại chất thải khác nhau, trong đó có chất thải nhựa.
Thơng thường, chính quyền thành phố chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển chất thải từ các khu dân cư và đây được xem là chất thải đô thị. Tuy nhiên ở một số nước, việc thu gom và vận chuyển chất thải từ các chung cư có thể là trách nhiệm của người dân. Ở một số nước có các quy định về phân loại chất thải tại nguồn đối với chất thải có thể tái chế, trong khi một số nước khác lại khơng có bất kỳ quy định nào về tái chế. Thơng tin về các quy định hoặc thơng tin về chất thải có ý nghĩa rất quan trọng để ước tính số lượng và chất lượng của chất thải nhựa, từ đó đưa ra quyết đị nh về việc thiết k ế và xây dựng các cơ sở tái chế.
1.3.3. Chất thải thương mại
Ở nhiều nơi, chất thải nhựa là một ph ần của chất thải thương mại không nguy hại đưc sinh ra từ các cơng trình thương mại (trung tâm mua sắm, chợ, văn phòng, v .v..) và được coi là chất thải đơ thị. Chính quyền địa phương hoặc chính quyền thành phố sẽ thu gom loại chất thải này. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chủ các cơng trình thương mại hợp đồng với tư nhân để thu gom chất thải. Dù bằng cách nào đi nữa thì các doanh nghiệp có thể tách riêng các chất th ải nhựa và bán chúng cho các cơng ty tái chế. Thơng tin này sẽ hữu ích để ước tính tổng khối lượng và chất lư ợng của chất thải nhựa và phương pháp xử lý cuối cùng.
1.3.4. Chất thải cơng nghiệp
Chất thải cơng nghiệp có thể nguy hại và không nguy hại. Thông thường, chất thải công nghiệp không được coi là chất thải đô thị; tuy nhiên, ở một số nơi, các thành phần không nguy hại (trong đó có chất thải nhựa) được xử lý tại các cơ sở xử lý của thành phố. Trong trường hợp này, các ngành công nghiệp tự vận chuyển chất thải đến các cơ sở xử lý và trả phí xử lý chất thải. Một số hoặc toàn bộ chất thải nhựa phát sinh từ các ngành cơng nghiệp có thể được bán trực tiếp cho các nhà tái chế. Thơng tin này có thể hữu ích cho việc triển khai hoạt động tái chế của thành phố.
1.3.5. Chất thải xây dựng
Ở các nước phát triển, chất thải xây dựng có thể khơng chứa nhiều chất thải nhựa. Tuy nhiên, việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải này (tái chế hay xử lý tại bãi chôn lấp) tùy thuộc vào các địa phương và cần khuyến khích tách chất thải nhựa khỏi dịng thải này. Ngoài ra cũng nên tách PVC ra khỏi các loại nh ựa khác và xem đó như là một dịng th ải riêng.
1.3.6. Chất thải điện tử
Chất thải điện tử và chất thải từ các thiết bị điện là một trong những loại chất thải tăng nhanh nhất trên thế giới. Ở các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ, lượng chất thải bình quân đầu người hàng năm là gần 1kg và mức này đang tăng theo cấp số nhân.
Thành phần chất th ải điện tử rất đa dạng và khác nhau với các chủng loại khác nhau. Chất thải điện tử gồm hơn 1.000 chất khác nhau, thu ộc nhóm chất thải “nguy hại” và “khơng nguy hại”. Nói chung, loại chất thải này gồm kim loại màu (50%), sắt (13%), nhựa (21%) à các thành phần khác như thủy tinh, gỗ, ván ép, bê tông và gốm sứ, cao su, v.v.. Thông thường, hầu hết các thành ph ần nhựa trong chất thải điện tử được tháo dỡ và bán cho các nhà tái chế. Những thông tin này rất quan trọng để đánh giá khối lượng và chất lượng của chất thải nhựa của một thành phố.