5. TÀI LIỆU ĐỌC
1.5. Tình hìn hơ nhiễm rác thải từ các sản phẩm nhựa và nilông trên thế giới
Ngành nhựa thế giới bắt đầu vào những năm 1900 khi nhựa tổng hợp đầu tiên được tạo ra bởi Leo Hendrik Baekeland ở Mỹ. Kể từ khi ngành công nghiệp sản xuất nhựa ra đời, sản lượng toàn cầu hàng năm đã bùng nổ và tăng theo cấp số nhân, từ khoảng 2 triệu tấn vào năm 1950 lên tới 381 triệu tấn vào năm 2015. Sản lượng dự kiến sẽ tăng gấp đơi vào năm 2050. Hàng năm, có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa thoát ra các đại dương từ các quốc gia ven biển. Theo Báo cáo của Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc năm 2018: Mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi nhựa và khoảng 40% nhựa được sản xuất dùng để đóng gói.
Hình 1.1. Sản lượng nhựa tồn cầu giai đoạn 1950 đến 2015 (Nguồn: Geyer, R.,
Jambeck, J. R., & Law, K. L. (2017). Production, use, and fate of all plastics ever made. Science Advances, 3(7), e1700782)
Biểu đồ cho thấy sự gia tăng của sản xuất nhựa toàn cầu từ năm 1950 đến năm 2015 được tính bằng tấn mỗi năm. Năm 1950 thế giới chỉ sản xuất khoảng 2 triệu tấn mỗi năm. Kể từ đó, sản lượng hàng năm đã tăng gần 200 lần, đạt mức 381 triệu tấn trong năm 2015. Năm 2009 và 2010 có suy giảm nhẹ về sản lượng, điều này được lý giải là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008. Chúng ta cũng có thể thấy vấn đề tương tự thông qua các số liệu về sản xuất và tiêu thụ một số loại tài nguyên, bao gồm cả năng lượng.
Xét về phương diện sản xuất tích lũy. Cho đến năm 2015 thế giới đã sản xuất tổng cộng 7,8 tỷ tấn nhựa, điều này có nghĩa là hơn một tấn nhựa cho mỗi người cịn sống trên trái đất hiện nay.
Hình 1.2. Sản xuất nhựa tích lũy tồn cầu giai đoạn 1950 - 2015
(Nguồn: Geyer, R., Jambeck, J. R., & Law, K. L. (2017). Production, use, and fate of all plastics ever made. Science Advances, 3(7), e1700782)
Qua hình 1.3 cho thấy sản xuất tích lũy nhựa tồn cầu và số phận cuối cùng của những sản phẩm nhựa này tính đến năm 2015. Cụ thể:
+ Sản xuất tích lũy polyme, sợi tổng hợp và phụ gia là 8300 triệu tấn; + 2500 triệu tấn (30%) nhựa nguyên sinh vẫn được sử dụng trong 2015; + 4600 triệu tấn (55%) đã đi thẳng đến bãi rác hoặc bị loại bỏ;
+ 700 triệu tấn (8%) đã bị thiêu hủy;
+ 500 triệu tấn (6%) đã được tái chế (100 triệu tấn nhựa tái chế vẫn đang được sử dụng; 100 triệu tấn sau đó đã bị thiêu hủy và 300 triệu tấn sau đó đã bị loại bỏ hoặc gửi đến bãi rác).
+ Trong số 5800 triệu tấn nhựa nguyên sinh khơng cịn được sử dụng, chỉ có 9% được tái chế kể từ năm 1950.
Xét về phương diện phát sinh rác thải nhựa trên đầu người ở các quốc gia khác nhau trên thế giới thì nhóm các nước phát triển thường có mức phát sinh cao hơn.
Hình 1.3. Sản phẩm nhựa toàn cầu và số phận của chúng giai đoạn 1950-2015
(Nguồn: Geyer, R., Jambeck, J. R., & Law, K. L. (2017). Production, use, and fate of all plastics ever made. Science Advances, 3(7), e1700782)
Biểu đồ cho thấy, tỷ lệ phát sinh chất thải nhựa trên đầu người được đo bằng kilogam mỗi người mỗi ngày. Ở đây chúng ta thấy sự khác biệt của một mức độ lớn: chất thải nhựa bình quân đầu người hàng ngày trên các quốc gia cao nhất - Kuwait, Guyana, Đức, Hà Lan, Ireland, Hoa Kỳ - cao hơn mười lần so với nhiều quốc gia như Ấn Độ, Tanzania, Mozambique và Bangladesh.
Lưu ý rằng những số liệu này thể hiện tổng lượng chất thải nhựa và khơng tính đến sự khác biệt trong quản lý, tái chế hoặc đốt rác thải. Do đó, chúng khơng đại diện cho số lượng nhựa có nguy cơ bị mất vào đại dương hoặc các tuyến đường thủy khác.