5. TÀI LIỆU ĐỌC
1.7. Các nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải từ các sản phẩm nhựa và nilông hiệnnay
Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa đã và đang trở thành vấn đề tồn cầu chứ khơng riêng của 1 quốc gia hay khu vực nào đó. Qua những số liệu đã thống kê và phân tích ở trên, chúng ta thấy rõ được những nguy cơ trước mắt và lâu dài mà rác thải nhựa có thể tác động đến mơi truowgf và đời sống con người. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau để gây ra ô nhiễm rác thải nhựa, nhưng tựu chung lại có 1 số nguyên nhân chủ yếu sau:
Nhựa quá nhiều và không thể xử lý triệt để
Mặc dù việc giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa nghe có vẻ dễ dàng và đơn giản như chỉ cần thực hiện tái chế hoặc làm sạch chúng đi… Nhưng sự thật lại không hề đơn giản như vậy. Do chúng ta đã sản xuất ra một khối lượng nhựa khổng lồ (từ năm 1950 đến năm 2015, sản lượng nhựa tích lũy tồn thế giới đã hơn 7,8 tỷ tấn), chúng ta có xử lý thế nào thì chúng vẫn đang tồn tại ở khắp nơi với nhiều dạng khác nhau từ những sản phẩm có kích thước lớn đến những mảnh nhựa, hạt nhựa siêu nhỏ. Thời gian để phân hủy chúng lên đến
vài trăm năm thậm chí cả nghìn năm. Mỗi khi một trong những vật dụng bằng nhựa bị vứt đi, các chất ơ nhiễm độc hại có nhiều cơ hội xâm nhập vào mơi trường và gây hại. Bãi rác chính là những vấn đề lớn đáng tiếc, vì chính việc chơn lấp đã cho phép các chất ô nhiễm từ nhựa xâm nhập vào lịng đất, gây ơ nhiểm đất và nước ngầm trong nhiều năm tới.
Nếu chúng ta thiêu đốt bằng phương pháp thủ cơng thì sẽ sinh ra các chất độc như đi-ơ-xin, furan gây ơ nhiễm khơng khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư…
Thời gian phân hủy quá lâu
Thời gian phân hủy của nhựa không nhanh như thời gian phân hủy các loại rác thải khác. Có thể mất đến vài chục năm, vài trăm năm, thậm chí cả nghìn năm mới có thể phân hủy được tùy thuộc vào chất liệu nhựa. Chính thời gian phân hủy quá lâu nên nhựa tồn tại dai dẵng trong môi trường tự nhiên, âm thầm tác động và gây ô nhiễm đến đất, nước và khơng khí.
Thói quen lạm dụng nhựa sử dụng 1 lần
Nhựa là một trong những mặt hàng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Vì nó là một vật liệu bền và giá cả phải chăng, nó được sử dụng theo mọi cách khác nhau có thể, từ túi ni lông đến chai nhựa, hộp đựng, ống hút… Và cũng bởi vì nhựa rất rẻ, nên mọi người thường có một tâm lý sử dụng một lần. Rõ ràng thói quen sử dụng túi ni lơng, nhựa dùng một lần có thể đem lại sự tiện lợi cho con người trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng ít ai ngờ nó lại là tác nhân đẩy môi trường đứng trước thảm họa ô nhiễm.
Năng lực quản lý yếu kém
Lượng rác thải nhựa quá lớn và ngày một gia tăng, trong khi năng lực quản lý chất thải nhựa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cịn rất nhiều hạn chế, điều này càng làm tăng gánh nặng cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Hạn chế đầu tiên phải kể đến khâu phân loại rác thải tại nguồn (trừ một số thành phố tiên tiến của 1 số quốc gia phát triển có biện pháp phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh thì đại đa số các quốc gia vấn đề này vẫn chưa được quan tâm và thực hiện); tiếp đến là khâu thu gom và vận chuyển (thơng thường thì hiệu suất thu gom rác thải chỉ đạt từ 80 đến 95% do đó những phần trăm cịn lại nó sẽ len lõi vào mơi trường tự nhiên); sau cùng là khâu xử lý (Biện pháp tốt nhất hiện nay để xử lý rác thải nhựa là tái chế. Tuy nhiên biện pháp này cũng cần rất nhiều vốn
và lao động có trình độ kỹ thuật, hơn nữa, năng lực tái chế có tốt đến đâu cũng khơng thể giải quyết hết được số rác thải nhựa phát sinh hàng ngày. Giải pháp thứ hai là thiêu hủy. Để thiêu hủy nhựa mà không gây ô nhiễm môi trường cần phải xây dựng các nhà máy hiện đại, điều này sẽ khó thực hiện ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển. Và biện pháp sau cùng là chôn lấp. Chúng ta biết rằng nhựa không giống như các chất khác, thời gian phân hủy của chúng rất dài nên chôn lấp cũng là nguyên nhân để chúng thải ra các chất độc hại đầu độc môi trường đất và nước ngầm).
Ý thức kém từ phía người dân
Đa số người dân hiện nay vẫn chưa nhận thức đúng về mức độ nguy hiểm của ô nhiễm rác thải nhựa đối với mơi trường. Do đó họ sử dụng xác sản phẩm nhựa đặc biệt là các sản phẩm sử dụng một lần một cách vô tư. Dùng xong, vứt bỏ tùy tiện bất chấp những những biển báo mơi trường. Chính những ý thức kém này làm cho vấn đề rác thải nhựa đã nghiêm trong thì ngày càng nghiêm trọng.
1.8. Định hướng giải pháp xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa, ni lông được áp dụng hiện nay
Rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối mang tính tồn cầu. Cùng chung nỗ lực của các nước trên thế giới, Việt Nam đã và đang tích cực hành động mạnh mẽ, đề xuất các sáng kiến và tham gia các cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, đặc biệt trong bối cảnh tác động, ảnh hưởng của rác thải nhựa ngày càng gia tăng. Một số giải pháp chủ yếu đang được áp dụng hiện nay là:
Giảm thiểu lượng rác thải nhựa
Để đối phó với vấn đề nan giải về rác thải nhựa hiện nay, các nước trên thế giới đang dần loại bỏ sử dụng các loại nhựa dùng 1 lần và giảm thiểu rác thải nói chung. Cụ thể:
Tại Hội nghị G20, Nhật Bản đã bàn luận, cân nhắc ban hành luật bắt doanh nghiệp tính phí sử dụng túi nhựa.
Ở các nước Châu Âu, người dân tự mang túi đi và sử dụng lại túi vải khi đi siêu thị, giảm thiểu lượng túi nilon không cần thiết.
Singapore đã từ bỏ sử dụng đồ nhựa tại các nhà hàng, quán ăn kể từ tháng 7 năm nay.
Chiến dịch “Tuyến phố không rác” đầu tiên tại con phố Rue de Paradise – Pháp được người dân hưởng ứng nhằm giảm thiểu rác thải, nâng cao ý thức người dân, giúp hình ảnh đất nước và con người nơi đây trở nên đẹp hơn…
Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ mơi trường nói chung và mơi trường biển nói riêng được ban hành. Tuy nhiên, chất thải nhựa mới chỉ được quy định chung trong nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế chứ chưa có quy định riêng, hướng dẫn cụ thể về việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải nhựa trên biển.
Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ giảm 65% số lượng túi nilon phân hủy dùng tại các siêu thị và các trung tâm thương mại lớn.
Hưởng ứng chiến dịch “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” của Liên hợp quốc, năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”. Với sự tham gia của các bộ, ngành, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức quốc tế, các hiệp hội doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại… cam kết cắt giảm sản phẩm nhựa, túi nilon sử dụng một lần. Sự kiện nhằm kêu gọi các cấp, các ngành, người dân hãy hành động thiết thực, hãy thay đổi thói quen, hành vi sử dụng túi nilon, nhựa sử dụng một lần khoa học, hợp lý hơn ngay từ bây giờ.
Từ tháng 6 năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thay thế chai đựng nước dùng một lần bằng bình nước kim loại tại các hội nghị, hội thảo. Hầu hết, các cơ quan trong Bộ đã khơng cịn sử dụng chai nhựa, túi nilon trong các hoạt động hằng ngày.
Ngày 11/09/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát động phong trào thi đua “Hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa và ni lông” kêu gọi mỗi cán bộ, cơng nhân viên chức và người lao động trong tồn Ngành hãy hành động và vận động gia đình, người thân cùng thực hiện “Nói khơng với sản phẩm nhựa và túi ni lông sử dụng một lần”.
Tái chế, tái sử dụng
Những biện pháp tái chế chất thải nhựa được chia thành 4 nhóm là sơ cấp, thứ cấp, tam cấp và tứ cấp. Sơ cấp là xử lý cơ học mảnh nhựa có lịch sử rõ ràng để tạo thành sản phẩm có tính chất tương đương; thứ cấp là xử lý cơ học nhựa đã sử dụng, tạo ra sản phẩm có chất lượng thấp hơn ban đầu; tam cấp thu hồi những thành phần của nhựa và phụ gia; tứ cấp tức là thu hồi năng lượng từ nhựa thải.
Tái chế sơ cấp rất đơn giản, chi phí thấp, nhưng chỉ áp dụng cho loại nhựa nhất định, vừa sạch vừa khơng nhiễm các hóa chất. Việc sản xuất chai nhựa mới từ chai nhựa cũ là một ví dụ. Cụ thể, tái chế thứ cấp là quá trình xử lý vật lý nhựa thải, tạo ra các hạt theo phương pháp đùn thông thường sau khi tách nhựa ra khỏi các tạp chất khác. Quá trình này liên quan đến việc thu gom, phân loại, làm sạch, sấy khơ, làm nhỏ, tạo màu hoặc kết dính, ép viên, đùn nhựa để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Tái chế tam cấp, hay tái chế hóa học, hoặc tái chế nguyên liệu nhằm phân hủy nhựa thành các đơn vị cấu trúc hay các mảnh có khối lượng phân tử thấp khác, sau đó tái tạo. Tái chế tam cấp rất hữu ích vì nó tuần hồn vật chất, giảm sử dụng năng lượng và nguyên liệu cho quá trình sản xuất nhựa. Tuy vậy, tái chế tam cấp không phổ biến rộng rãi do tốn năng lượng và chưa bền vững về mặt kinh tế. Còn tái chế tứ cấp hay thu hồi năng lượng là phương pháp hiệu quả nhất để giảm thể tích nhựa thải, tuy nhiên lại phát thải ra các chất độc trong khí thải và tro thải nên địi hỏi phải kiểm sốt chặt chẽ và khơng được ủng hộ theo quan điểm sinh thái.
Về khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, môi trường và xã hội, Việt Nam cần ưu tiên hàng đầu nhóm biện pháp giảm thiểu và tái sử dụng chất thải nhựa. Đặc biệt, chúng ta có cơ hội áp dụng các biện pháp thân thiện sinh thái trong quản lý nhựa. Các biện pháp tái chế nhựa sơ cấp, thứ cấp và tứ cấp đã và đang được thực hiện tại Việt Nam, nhưng cần đầu tư lớn về công cụ kiểm sốt ơ nhiễm thứ cấp và các công cụ khác, như pháp lý, kinh tế và giao tiếp.
Việt Nam là quốc gia có lượng phát thải nhựa ra biển lớn hàng đầu thế giới, do hoạt động quản lý và xử lý chất thải nhựa còn nhiều bất cập. Nhựa thải ở khu vực ven biển do các hoạt động đánh bắt cá và du lịch là nguồn thải trực tiếp vào đại dương, bên cạnh nguồn từ đất liền được vận chuyển theo các con sông ra biển. Giống với các nước trên thế giới, hình thức tái chế sơ cấp, thứ cấp và tứ cấp được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, nhưng khả năng kiểm sốt ơ nhiễm thứ cấp còn hạn chế. Chúng ta nên đẩy mạnh việc khuyến khích tái sử dụng và tạo ra các vật liệu thay thế nhựa có nguồn gốc sinh học hoặc có thể phân hủy sinh học.
Trên thực tế, nhựa tái chế mang tính ứng dụng cao, một số nơi có ý tưởng chế biến nhựa phế thải thành dầu thô, tái chế thành thảm, chế biến dầu xanh từ nhựa phế thải… Từ xa xưa, ông cha ta đã vận dụng than xương động vật trong sản xuất đường hay tái sử dụng
sắt vụn, đồng vụn trong sản xuất nông cụ và vật dụng sinh hoạt. Một trong những loại vật liệu được tái chế phổ biến là nhựa (plastic). Chúng được phân loại, thu gom, làm sạch sau đó đưa vào quy trình sản xuất tái sinh.
Các nguyên liệu sợi công nghiệp làm từ nhựa tái chế được dùng để tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như quần áo, giày, khăn tắm, chăn… Các vật liệu composite vốn được xem là khó tái chế nhưng cơng nghệ mới phát triển đã ứng dụng nó cùng với thủy tinh trong sản xuất gạch lát vỉa hè. Những hoạt động này đã góp phần làm giảm giá thành và giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu sản xuất khi ấy.
Ngày nay, vai trò tái chế càng trở nên quan trọng hơn bởi nó được xem như là nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ. Đó được xem là nguồn khai thác vơ tận vì có sản xuất là có rác thải, có cơ hội cho tái chế. Đây cịn là giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, phí xử lý chất thải, hạ giá thành sản phẩm. Ngồi ra, tái chế cịn góp phần giảm thiệt hại môi trường do rác thải gây ra, giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành cơng trong hoạt động tái chế chính là lợi nhuận. Bởi vì nguồn ngun liệu đầu vào rẻ, phong phú và được hưởng các chính sách khuyến khích của Nhà nước.
Vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức người dân
Các cơ quan, tổ chức, tập thể và ngay cả từng cá nhân trong xã hội, bằng nhiều hình thức khác nhau vận động, tuyên truyền người dân tham gia hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa bằng rất nhiều cách như:
Đẩy mạnh khâu tuyên truyền và thuyết phục người dân hạn chế dùng đồ nhựa, đặc biệt là đồ nhựa một lần.
Khuyến khích sử dụng đồ dùng nhiều lần thân thiện với mơi trường, đồ có nguồn gốc thiên nhiên như tre, sậy, lá chuối thay thế cho đồ nhựa
Kêu gọi người dân vứt rác đúng nơi quy định, chủ động phân loại rác ngay từ nguồn. Phát động phong trào kêu gọi người dân chung tay dọn rác.
Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho nhựa.
Tôn vinh, khen thưởng các sáng kiến, ý tưởng có giá trị nhằm giảm thiểu cà xử lý rác thải nhựa...
“Cuộc chiến” nói khơng với rác thải nhựa là cơng cuộc của tất cả mọi người trên thế giới. Chúng ta hãy hành động! Hãy thay đổi thói quen sử dụng túi ni lơng, sản phẩm nhựa sử dụng một lần ngay bây giờ.
CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC SẢN PHẨM TỪ NHỰA VÀ NI LÔNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI