Nhận thức về thay đổi tài nguyên môi trường và BĐKH

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động khai thác thuỷ sản biển và đa dạng sinh kế của các hộ ngư dân xã phú thuận – huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 40)

Biến đổi khí hậu hiện nay không còn là những lời cảnh báo mà đã trở thành những điều mắt thấy tai nghe. Những thảm họa thiên tai như bão, lũ lụt, nhiệt độ tăng…đều có nguyên nhân từ biến đổi khí hậu.

Ở nước ta, biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai, cả về số lượng lẫn cường độ. Trong khi tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài vào mùa hè kéo theo hạn hán dữ dội trên diện rộng, thì trong những năm gần đây số cơn bão có cường độ mạnh cũng xuất hiện nhiều hơn. Nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển bất thường, phức tạp, khó dự đoán và mùa mưa bão cũng kết thúc muộn hơn [8].

Hiện tượng biến đổi khí hậu ở nước ta đã và đang tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực liên quan đến đời sống con người. Đặc biệt, Thừa Thiên Huế là tỉnh có sự thay đổi khí hậu đậm nét hơn các nơi khác. Nhiệt độ trung bình năm ở Thừa Thiên Huế đều có xu thế tăng khá nhanh.

Khí hậu Thừa Thiên Huế rất khắc nghiệt và khác biệt nhau giữa các vùng, các mùa. Tháng giêng và tháng 2 nhiệt độ thông thường là 17,70C. Tháng 6 và tháng 7 là những tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình khoảng 290C, nhiều ngày nhiệt độ lên đến 390C- 400C. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 25,1 0 C. Ở đây có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7. Mùa mưa, thường bắt đầu từ tháng 8 hoặc tháng 9, kéo dài cho đến tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau. Trong mùa này, có những trận mưa liên tục kéo dài. Những tháng giữa mùa mưa, đặc biệt là tháng 9 và tháng 10 có mưa rất to và kéo dài [7].

Địa hình và vị trí địa lý cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và tạo ra đặc thù của những biến đổi khí hậu Thừa Thiên Huế. Các dãy núi phía Tây và phía Nam có vai trò quan trọng nhất đối với khí hậu Thừa Thiên Huế. Về mùa đông, các dãy núi làm lệch hướng gió Đông Bắc thành gió Tây Bắc, không khí lạnh tĩnh lại phía Đông Trường Sơn và Bắc đèo Hải Vân gây ra mưa lớn, ngập lụt vào cuối mùa thu – đầu mùa đông, làm mùa mưa lệch pha so với tình hình chung ở Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ và tạo ra một trong những trung tâm mưa lớn của cả nước.

Với cường độ mưa tăng rõ rệt. Trong vòng 50 năm trở lại đây, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn nửa đầu thế kỷ trước. Từ năm 1952 đến 2005 đã có 32 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huế. Không những thế, mực nước biển và đỉnh lũ lần sau luôn cao hơn lần trước. Hiện tượng biến đổi khí hậu với tình trạng nước biển dâng làm tăng diện tích đất liền bị ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng uy hiếp sự an toàn của những vùng có đê biển, làm xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư vùng ven biển, gây nguy cơ đối với các hoạt động khai thác và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của ngư dân ven biển.

Thực trạng trên là lời giải thích cho tình trạng tàu nghĩ dài ngày của các hộ ngư dân tại xã Phú Thuận vào những tháng trời mưa. Vào mùa hè, các tàu đi mỗi chuyến từ 20 đến 22 ngày và hầu hết đi đều đặn tất cả các tháng, tuy nhiên sang mùa đông, số lần ra khơi và số ngày trên biển giảm đáng kể. Chưa kể đến những khi biến động thât thường, ngư dân vừa mới ra khơi lại phải vào bờ. Nguy hiểm luôn rình rập thế nhưng khi nhắc đến biến đổi khí hậu, ngư dân thường cười trừ, họ không định nghĩa được biến đổi khí hậu là gì? Không có cuộc họp nào được tổ chức để nói về biến đổi khí hậu và tác động của nó. Họ chỉ biết lúc nào có thông báo mưa gió to, hay nghe đài báo áp thấp gió mùa thì họ ở nhà chờ cho đến lúc hết mưa bão lại ra khơi. Qua đó cho thấy rằng: nhận thức của ngư dân về biến đổi khí hậu còn hạn chế, hoạt động đánh bắt của hộ còn phụ thuộc nhiều vào thời tiêt, mặc dù thế nhưng từ bao đời nay họ vẫn chỉ biết chấp nhận và không hề có biện pháp nào để đối phó.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Trong thời gian nghiên cứu đề tài có thể đưa ra một số kết luận như sau:

1. An Dương là một thôn phát triển mạnh KTTS biển, và là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Tuy nhiên, lao động trong ngành nghề này chiếm 100% là lao động nam giới. Còn phần lớn nữ giới chỉ ở nhà nội trợ, một số buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng ở chợ nhưng không đáng kể.

2. Lao động khai thác biển thường là các chủ hộ, trình độ văn hóa còn khá thấp, phần lớn chỉ mới học hết cấp 1. Điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sản xuất của hộ.

3. Cơ cấu sinh kế các ngành nghề của các hộ KTTS kém phần đa dạng. Hầu hết các hộ KTTS đều không tham gia vào các hoạt động sinh kế khác. Trong số 60 hộ khảo sát chỉ có 02 hộ vừa đánh bắt vừa làm thợ nề, 15 hộ chế biến nước mằm có quy mô vừa và nhỏ, 5 hộ bán cá ở chợ địa phương và các mặt hàng như hoa quả, rau củ. Các hoạt động này thường ở quy mô nhỏ và không liên tục.

4. Trực tiếp khai thác ra sản phẩm nhưng lại không có quyền ra giá, tình trạng ép giá còn phổ biến, các tiểu thương thường tự ra giá do đó giá cả thất thường không ổn định. Những lúc cá nhiều, bị ép giá thấp vẫn phải chấp nhận bán, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế

5. Biến đổi khí hậu là một thảm họa của thiên nhiên, nó là nguyên nhân của nhũng trận bão, hay áp thấp nhiệt đới…gây ảnh hưởng lớn đến việc ra khơi đánh bắt của ngư dân, thế nhưng qua trình điều tra cho thấy nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế.

5.2 Kiến nghị

- Cần nâng cao vai trò của cảnh sát biển nhằm xử lý triệt để các trường hợp trộm cắp lưới và xâm chiếm ngư trường của nước bạn. Đây được xem là vấn đề bức xúc nhất của mọi ngư dân khai thác biển

Hầu như việc tiêu thụ còn phụ thuộc nhiều vào các đối tượng thu mua nên thường bị ép giá, do đó cần tìm hiểu và mở rộng thị trường tiêu thụ cho ngư dân

- Tăng cường mở các lớp tập huấn về cứu nạn, an toàn trên biển và đặc biệt là mở các lớp có nội dung về biến đổi khí hậu.

Thêm nghề sửa chữa máy tàu vào danh sách tạo nghề mới của xã, khuyến khích con em trong xã theo học các lớp đào tạo nghề mới

- Về đa dạng sinh kế: có thể tạo ra các ngành nghề mới như chăn nuôi lợn, gà với những hộ có quỹ đất rộng, tận dụng số lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương, góp phần tạo nên sự đa dạng sinh kế, tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Tác An, Nguyễn Kỳ Phùng, Trần Bích Châu, Quản lý tổng hợp đới ven bờ biển ở Việt Nam: mô hình và triển vọng, 2006

[2]. Phạm Thị Nhung, Bài giảng sinh kế, khoa Khuyến Nông và PTNT, Trường Đại học Nông Lâm huế, 2009

[3]. Võ Đức Nghĩa, Bài giảng khuyến ngư, Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2005

[4]. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú - Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà Nội, 2007

[5]. UBND xã Phú Thuận. Báo cáo tổng kết nuôi trồng thuỷ sản và nhiệm vụ kế hoạch, các năm 2009, 2010.

[6]. UBND xã Phú Thuận. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2009. Phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT – XH, QP – AN năm 2010, 2010.

[7]. Lê nguyên tường, trần mai kiên, trần quỳnh, 2007, Một số kết quả bước đấu trong nghiên cứu biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở lưu vực sông hương và huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

[8]. Biến đổi khí hậu, 2007, http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach

[9]. Hà Xuân Thông. Đặc điểm dân cư vùng ven biển. http://www.nhatrangbaympa.vnn.vn

[10]. Dự án DANIDA,

http://www.ciem.org.vn/home/en/upload/info/attach/12251566249380_Tong _quan_nguon_loi_thuy_san_CL_va_CS_phat_trien_nganh_thuy_san_VN.pd f

MỤC LỤC

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài...1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu...2

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...3

2.1 Đặc điểm sinh kế cộng đồng ngư dân ven biển...3

2.1.1 Cơ sở tài nguyên tại các vùng ven biển...3

2.1.2 Hoạt động sinh kế của các ngư dân vùng ven biển...4

2.1.3 Những yếu tố tác động đến sinh kế của người dân...6

2.2 Chủ trương chính sách quản lý TS và PT thủy sản...7

2.3 Hoạt động khai thác thủy sản biển ở Việt Nam...9

2.3.1 Tổng quan về nguồn lợi thủy sản Việt Nam...9

2.3.2 Trữ lượng và khả năng khai thác thủy sản...10

2.3.3 Hiện trạng khai thác thủy sản...10

2.3.4 Một số nguy cơ và thách thức của khai thác hải sản tại Việt Nam....11

2.3.5 Tình hình phát triển ngành khai thác thuỷ sản ở thừa thiên huế...13

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...15

3.2 Nội dung nghiên cứu...15

3.3 Phương pháp nghiên cứu...15

3.3.1 Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu...15

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin...16

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...17

4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội vùng Nghiên cứu...17

4.1.1 Điều kiện kinh tế xã hội xã Phú Thuận...17

4.1.2 Đặc điểm dân cư, lao động vùng nghiên cứu...20

4.2 Hoạt động Khai thác thủy sản biển...24

Bảng 3: Tình hình hoạt động KT xa bờ của xã Phú Thuận...24

4.4 Nguồn thu và mức thu nhập của hộ...26

4.5 Các hình thức tổ chức, hợp tác và vai trò cộng đồng trong hoạt động khai thác biển:...28

4.6 Các tổ chức cộng đồng và vai trò của họ trong quản lý tài nguyên, trong sinh kế...30

Sở Thông tin và Truyền thông...30

4.7 Thực hành bảo quản sau đánh bắt...32

4.8 Thực hành tiêu thụ sản phẩm thủy sản...33

4.9 Nhận thức về thay đổi tài nguyên môi trường và BĐKH...34

5.1 Kết luận...36

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động khai thác thuỷ sản biển và đa dạng sinh kế của các hộ ngư dân xã phú thuận – huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w