Bảng 6: Nguồn thu và mức thu nhập của hộ (triệu/hộ/năm)
Nguồn thu N = 60 (hộ) 2008 (trđ) 2010 (trđ) KTTS biển 60 75,5 121,4 NTTS 0 0 0 Chăn nuôi 8 5,0 6,6 Dịch vụ 17 16,1 21,5 Làm thuê 5 13,8 23,6 Tổng thu: 110,4 173,1 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)
Phú Thuận được xem là một vùng có kinh tế phát triển với đa dạng ngành nghề cho người dân lao động, ngoài hoạt động chính là khai thác biển còn có những hoạt động khác như dịch vụ, chăn nuôi, làm thuê...góp một phần không ít vào nguồn thu nhập của hộ, Tuy nhiên, đó là sinh kế nói chung của các hộ trong thôn, còn xét riêng ở từng hộ khảo sát, ta thấy rằng: từ trước tới nay hoạt động khai thác biển vẫn chiếm vị trí ưu thế hơn cả, là hoạt động mang chính thu hút phần đông số lượng lao động trong thôn. Nhìn vào bảng trên cho thấy hoạt động khai thác biển chiếm phần đông lao động so với các ngành nghề khác, trong 60 hộ khảo sát chỉ có 17 hộ tham gia dịch vụ, 8 hộ chăn nuôi và chỉ có 5 hộ làm thuê. Nó phản ảnh rằng cơ cấu kinh tế của các hộ đánh bắt chưa thực sự được đa dạng, các hoạt động khác được xem là hoạt động phụ, chưc được chú trọng đầu tư phát triển nhiều.
KTTS được xem là ngành đem lại nguôn thu nhập chính, điều đó thể hiện rõ ở bảng trên, qua các năm vị trí của nó vẫn không thay đổi. Năm 2008, thu nhập trung bình/ năm của hộ khai thác biển là 75.5 triệu đồng, chiếm 68.6% tổng số thu nhập trong năm của gia đình, dịch vụ là hoạt động kiếm thu nhập cao thứ hai sau KTTS với thu nhập trung bình/năm của hộ là 16.1 triệu đồng, chiếm 14,6%, làm thuê 13.8 triệu đồng, chiếm 12,5% và thấp nhất là chăn nuôi, thu nhập bình quân mỗi năm là 5 triệu đồng, chỉ chiếm 4,5% tổng thu nhập của hộ.
Năm 2010, sinh kế hộ có bước chuyển biến hơn về mức thu nhập nhưng cơ cấu ngành nghề không thay đổi. Nghề KTTS vẫn là nghề dẫn đầu trong các hoạt động sinh kế của hộ, so với 3 năm trước, thu nhập hộ có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt KTTS đạt 121.4 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2008. Làm thuê có bước biến chuyển hơn so với các năm trước, tăng vượt lên dịch vụ và xếp thứ hai về mức thu nhập sau KTTS. Từ 13,8 triệu đồng năm 2008 lên 23.6 triệu đồng năm 2010, chiếm 13,6%, dịch vụ tăng mạnh so với năm 2008, từ 16.1 triệu năm 2008 lên 21.5 triệu năm 2010, nhưng mức độ đóng góp vào tổng thu nhập lại đứng sau làm thuê. Chăn nuôi hầu như không phát triển, từ 5 triệu đồng lên 6.6 triệu năm 2010, xếp vị trí thấp nhất trong các ngành nghề sinh kế của hộ.