Giải pháp về thị trường, giá cả đầu vào và đầu ra

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm rơm ở xã phú lương, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 40)

- Về thị trường tiêu thụ: Thị trường là yếu tố quyết định của mọi hoạt động sản xuất. Ngành trồng nấm ở Phú Lương có thị trường tiêu thụ khá đơn giản, kênh phân phối ngắn và qua một số trung gian chủ yếu là các tư thương. Vì thế, ngoài việc nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm thì việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ là việc rất quan trọng cho ngành nấm phát triển. Chính quyền cần có các biện pháp giúp đỡ tạo điều kiện cho sản phẩm xâm nhập tới những vùng miền khác nhau, giúp cho mạng lưới tiêu thụ lớn hơn.

Cần có các hình thức tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân hiểu được vai trò công dụng của nấm để nó trở thành món ăn thường xuyên trong mọi gia đình, biết cách khai thác thị trường khách du lịch nước ngoài thông qua món ăn.

- Về giá cả: Để ổn định giá cả cho người sản xuất cần thành lập hiệp hội những người sản xuất nấm làm đầu mối giúp hội viên trong việc cung ứng nguyên vật liệu và tổ chức tiêu thụ. Đồng thời xây dựng các cơ sở dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào, các trung tâm thu gom sản phẩm tập trung với giá cả rõ ràng, giúp người dân chủ động trong sản xuất. Các ban ngành liên quan phải thường xuyên cung cấp các thông tin thị trường, giá cả sản phẩm đầu vào, đầu ra…giúp người sản xuất có thể hạch toán, lập kế hoạch sản xuất cụ thể, khoa học để đem lai hiệu quả tối ưu.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu thực tế đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm Rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau:

Ngành sản xuất nấm Rơm đang từng bước phát triển, hiện nay đã có hơn 40% hộ gia đình trong xã tham gia trồng nấm. Thu nhập mang lại từ nấm Rơm khá cao, bình quân một hộ trồng nấm trong một năm sẽ thu về hơn 26,8 triệu đồng (số liệu phỏng vấn hộ). Thu nhập này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của người dân, góp phần cải thiện đời sống, giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương.

Xã Phú Lương là một xã có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển nghề nấm Rơm, bởi xã có địa hình đồng bằng, cơ sở hạ tầng phát triển, cùng với truyền thống kinh nghiệm lâu năm của người dân, và có nhiều chủ trương chính sách của chính quyền địa phương hỗ trợ người dân trong việc trồng nấm Rơm. Hơn nữa chi phí đầu tư cho một lứa nấm cũng không cao khoảng từ 300 cho đến 400 nghìn đồng, mỗi lứa nấm trung bình từ 21-22 ngày nhưng lợi nhuận thu về là khá cao.

Do việc trồng nấm Rơm chịu nhiều ảnh hưởng bởi thời tiết, do đó có sự chênh lệch năng suất, sản lượng, giá bán giữa vụ mùa nắng và mùa mưa. Do vậy, hiệu quả kinh tế mang lại cũng khác nhau giữa 2 vụ. Thời tiết, khí hậu thuận lợi trong những vụ mùa nắng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân so với những việc sản xuất nấm Rơm vào những vụ mưa bão.

Hiệu quả kinh tế từ việc trồng nấm của người dân xã Phú Lương vừa cao, vừa lại ổn định. Nhìn chung, ngoài trồng lúa, người dân đã xem việc trồng nấm như là nghề hỗ trợ, phụ giúp chính cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Đòi hỏi cần có sự đầu tư và quan tâm thích đáng để nghể trồng nấm tại Phú Lương ngày càng phát triển.

Nhìn chung, hoạt động trồng nấm Rơm của các hộ vẫn còn nhiều hạn chế. Người dân ít chịu tiếp thu học hỏi, nâng cao kỹ thuật trồng nấm, chỉ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm làm nấm lâu năm của gia đình. Phần lớn,

quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ, sản xuất còn tự phát, chưa đầu tư nhiều về vốn, cũng như kĩ thuật. Hơn nữa, việc tiêu thụ sản phẩm cũng dễ dàng do có người thu mua tận nhà, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn về giá do thiếu nhiều thông tin về giá cả thị trường.

5.2 Kiến nghị

Nghề trồng nấm Rơm đang đem lại hiệu quả rỏ rệt cho người dân trên địa bàn toàn xã. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất người dân vẫn còn gặp phải rất nhiều khó khăn.

Từ những khó khăn, hạn chế mà các hộ sản xuất nấm Rơm ở xã Phú Lương đang gặp phải, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Đối với chính quyền địa phương:

Khuyến khích người dân tham gia tích cực vào các câu lạc bộ nấm, hội nông dân… nhằm giúp đỡ học tập lẫn nhau, khuyến khích họ thay đổi tập quán sản xuất và tiêu thụ nhằm nâng cao năng suất và chủ động về giá cả. Đồng thời xây dựng, thành lập các trung tâm thu mua, các cơ sở cung cấp dịch vụ đầu vào và đầu ra để cung ứng kịp thời và ổn định giá cho người sản xuất.

- Đối với các hộ sản xuất nấm Rơm:

Sử dụng các nguồn lực hiện có một cách hiệu quả, đầu tư các chi phí đầu vào hợp lý và phù hợp với quy mô sản xuất.

Tích cực tham gia vào các câu lạc bộ, các chương trình khuyến nông nhằm tạo sự liên kết giúp đỡ lẫn nhau về vốn, thông tin thị trường, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Trên cơ sở đó mạnh dạn vay vốn mở rộng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm sẵn có và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao thu nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo kinh tế xã hội năm 2009, 2010 của xã Phú Lương - Phú Vang - Thừa Thiên Huế.

[2]. PGS.TS Nguyễn Hữu Đống, Nấm ăn-cơ sở khoa học và công nghệ

môi trường, NXB Nông Nghiệp.

[3]. Trần Thị Giang, Báo cáo phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất nấm

Rơm trên địa bàn xã Phú Lương – Phú Vang Tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Kinh Tế Huế, 2007.

MỤC LỤC

PHẦN 1...1

ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài...1

1.2 Mục tiêu ngiên cứu:...2

PHẦN 2...3

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...3

2.1 Các khái niệm liên quan...3

2.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế...3

2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế...3

2.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế...4

2.2 Tổng quan về nghề trồng nấm trên thế giới...5

2.3 Một số điểm khái quát về ngành hàng sản xuất nấm ở Việt Nam...5

2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm Rơm ở Huế...7

2.5 Tình hình sản xuất nấm Rơm tại huyện Phú Vang...8

PHẦN 3...9

NỘI DUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...9

3.1 Đối tượng nghiên cứu:...9

3.2 Phạm vi nghiên cứu:...9

3.3 Nội dung nghiên cứu:...9

3.4 Phương pháp nghiên cứu:...9

PHẦN 4...11

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...11

4.1 Vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Phú Lương...11

4.1.1 Vị trí địa lý...11

4.1.2 Đặc điểm tự nhiên của xã Phú Lương...11

4.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội...12

4.2 Lịch sử hình thành mô hình nấm Rơm và Thực trạng sản xuất nấm Rơm ở Phú Lương ...15

4.2.1 Lịch sử hình thành mô hình nấm Rơm...15

4.2.2 Thực trạng sản xuất nấm Rơm ở xã Phú Lương...16

4.3 Đặc điểm các hộ trồng nấm Rơm khảo sát tại Phú Lương...18

4.3.1 Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra...18

4.3.2 Tình hình sử dụng đất...19

4.3.3 Quy mô trồng nấm Rơm của các hộ điều tra...19

4.3.4 Tình hình đầu tư sản xuất nấm Rơm...20

4.3.5 Tình hình tiêu thụ nấm Rơm...22

4.3.5.1 Hình thức tiêu thụ...22

4.3.5.2 Giá cả sản phẩm...23

4.4 Hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng nấm Rơm...25

4.5 Hiệu quả về mặt xã hội...27

4.6 Hiệu quả về mặt môi trường...27

4.7 So sánh hiệu quả của hoạt động trồng nấm với các hoạt động khác...28

4.7.1 Hiệu quả của các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Phú Lương...28

4.7.2 So sánh và đánh kinh tế của hoạt động trồng nấm với các hoạt động sản xuất khác 30 4.8 Một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nấm Rơm...31

4.8.2 Khó khăn...32

4.9 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nấm Rơm...33

4.9.1 Giải pháp về chính sách...33

4.9.2 Giải pháp về kĩ thuật...34

4.9.3 Giải pháp về thị trường, giá cả đầu vào và đầu ra...34

PHẦN 5...36

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...36

5.1. Kết luận...36

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm rơm ở xã phú lương, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w