4.7.1 Hiệu quả của các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Phú Lương
Trồng Lúa là hoạt động sản xuất chính tại xã Phú Lương, nó còn là cây lương thực quan trọng, và là nguồn thu nhập chính của các hộ, bên cạnh đó hoạt động chăn nuôi cũng đóng góp 1 phần đáng kể vào cơ cấu thu nhập của hộ, chăn nuôi gia cầm tuy có số lượng lớn nhưng chỉ tập trung ở 1 số hộ nuôi công nghiệp theo hình thức chạy đồng.
Bảng 14: Chi phí của hoạt động nuôi lợn (tính BQ/Con)
(Đvt:1.000đ)
Loại chi phí Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
Giống Con 1 400 400
Thức ăn Ngày 90 15 1.350
Thú y 100 100
Tổng chi phí 1.850 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Trọng lượng mỗi con TB 60kg Giá bán trung bình 40.000đ/kg
Bảng 15: Chi phí và thu nhập của hoạt động trồng lúa (tính BQ/Sào)
(Đvt: 1.000đ)
Loại chi phí Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
Giống Kg 6 11 66 Thuốc cỏ Chai 0,5 28 14 Thuốc bệnh Chai 4 30 120 Phân Urê Kg 6 10 60 Phân NPK Kg 20 9 180 Phân Kali Kg 5 12 60 Khác(Thuê máy móc, dịch vụ) - - - 220 Tổng chi phí 720 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Năng suất bình quân 300Kg/sào Giá bán bình quân 4.500 đồng/kg
Bảng 16: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra (tính BQ/hộ/năm)
Loại thu nhập Cơ cấu (%)
Trồng lúa 42,4
Trồng nấm 46,3
Chăn nuôi 9,5
Khác 1,8
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
So sánh giữa 2 hoạt động sản xuất trồng lúa và trồng nấm Rơm cho ta thấy trồng lúa với diện tích lớn nên thu nhập mang lại từ lúa ở mỗi vụ là con số rất cao. Nguồn thu từ trồng lúa đóng góp vào sự tăng kinh tế gia đình một
cách rõ ràng. Nhưng nguồn thu từ nấm Rơm là không nhỏ. Có thể nói trồng nấm Rơm là nghề phụ nhưng mang lại nguồn thu nhập đáng kể phục vụ cho cuộc sồng hàng ngày của gia đình đồng thời đó là công việc thường xuyên và khá nhẹ nhàng nên nhiều lứa tuồi có thể tham gia. Trồng nấm Rơm cần lượng vốn đầu tư ban đầu ít hơn so với lúa, thời gian mỗi vụ ngắn hơn, chỉ trong vòng 21-22 ngày. Vì thế số lượng hộ dân trong xã trồng nấm đã lên tới hơn 40%.
Hoạt động sản xuất lúa làm trên diện tích lớn nên lợi nhuận thu được cũng khá cao so với 1, 2, hay 3 vòm nấm. Vì thế, thu nhập từ trông lúa người dân có thể sử dụng vào việc lớn như mua xe, sắm sửa đồ dùng trong nhà. Còn nguồn thu từ trồng nấm được người dân sử dụng để chăm lo cho cuộc sống của gia đình hằng ngày. Ngoài ra các hộ vẫn tham gia chăn nuôi nhưng với mức nhỏ như gà, vịt chủ yếu phục vụ cho gia đình, một vài hộ chăn nuôi vịt đàn, nuôi lợn nhưng đầu tư ban đầu cũng nhiều. Nếu các hoạt động khác đem lại doanh thu giúp người dân có khoản thu lớn vào vụ thu hoạch nhưng lại không thường xuyên và liên tục thì hoạt động trồng nấm tuy mang lại thu nhập một lứa không cao nhưng nó lại thường xuyên, liên tục, người dân dựa vào đây để dùng cho chi tiêu sinh hoạt trong gia đình.
4.7.2 So sánh và đánh kinh tế của hoạt động trồng nấm với các hoạt động sản xuất khác động sản xuất khác
Bảng 17: Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hoạt động nông nghiệp ở Phú Lương
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trồng nấm Trồng lúa Nuôi lợn
GO 1.000 đ 2.008,72 1.350 2.400 IC 1.000 đ 750 720 1.850 VA 1.000 đ 1.258,72 630 550 GO/IC Lần 2,68 1,88 1,30 VA/IC Lần 1,68 0,88 0,30 VA/LĐ 1.000 đ 608,08 303,61 265,06
Qua kết quả so sánh cho thấy:
Hoạt động trồng lúa mang lại giá trị sản xuất là 1,350 triệu đồng/sào nhưng với diện tích gieo trồng lớn nên giá trị sản xuất mang lại là rất cao. Hoạt động chăn nuôi trong đó cụ thể là nuôi lợn cho thấy giá trị gia tăng là 550 nghìn đồng/con, điều này chứng tỏ hoạt động nuôi lợn tại Phú Lương cũng mang lại hiệu quả. Nếu đầu tư số lượng lớn cũng đem lại giá trị kinh tế cao, nhưng hiện nay người dân chỉ nuôi với số lượng nhỏ mỗi nhà chỉ vài con chủ yếu là tận dụng thức ăn thừa và một số phụ phẩm của lúa như gạo, cám… Hoạt động trồng nấm có chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả mang lại là cao. Nếu được đầu tư tăng số lượng vòm nấm cùng với việc đảm bảo sản lượng sản xuất và thị trường tiêu thụ ổn định thì đây sẽ được xem như là mô hình hết sức hiệu quả.
4.8 Một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nấm Rơm 4.8.1 Thuận lợi
- Xã Phú Lương là xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nấm Rơm, là một xã độc canh cây lúa, nguồn rơm rạ hàng năm rất dồi dào. Đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất nấm mà các hộ tận dụng sản xuất và làm giảm phần nào kinh phí trong sản xuất.
- Đặc biệt, ở xã Phú Lương, phần lớn người dân làm nông nghiệp. Lao động mang tính thời vụ, giải quyết được công ăn việc cho số lao động nhàn rỗi trong xã lại đảm bảo được tăng thu nhập đáng kể cho gia đình, cuộc sống được nâng cao.
- Trồng nấm không đặt nặng vấn đề kĩ thuật nên mọi người đều có thể tham gia sản xuất. Những năm gần đây, số hộ trồng nấm Rơm tăng lên, các hộ này nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương về vốn để thực hiện mở rộng quy mô nhằm nâng cao sản lượng nấm Rơm của toàn xã.
- Vốn đầu tư cho hoạt động trồng nấm Rơm rất ít so với mức đầu tư cho các hoạt động, các ngành nghề khác, phù hợp với quy mô nông hộ. Do đó các hộ có thể dễ dàng tham gia và mở rộng quy mô sản xuất.
- Chu kì sản xuất nấm Rơm ngắn, khoảng 22 ngày/ lứa, thời gian quay vòng vốn nhanh, giúp hộ có nguồn thu nhập thường xuyên phục vụ cho cuộc sống thường ngày của gia đình.
- Đối với đầu ra sản phẩm, có thể xem sản phẩm nấm Rơm là loại thực phẩm được người tiêu dùng hiện nay ưa chuộng, bởi lẻ vì chất lượng của nó khá cao. Sản phẩm nấm Rơm cũng dễ vận chuyển, cũng ít bị hao hụt, sử dụng tốt trong ngày, do đó mà việc tiêu thụ nấm cũng được dễ dàng. Trên thị trường hầu như không có sản phẩm nấm Rơm của các tỉnh khác cạnh tranh, mà ngược lại sản phẩm nấm Rơm lại được xuất bán đi đến các tỉnh vùng lân cận, do đó mà đầu ra sản phẩm nấm hiện nay cũng được cải thiện nhiều hơn so với những năm trước.
- Hộ sản xuất được tập huấn kĩ thuật trồng nấm, tham gia xây dựng các mô hình sản xuất nấm, hiện tại HTX Phú Lương 1 đã sản xuất thành công nấm Linh Chi, Mộc Nhĩ, Sò, nấm Đùi Gà và đang từng bước chuyển giao công nghệ đến người dân.
- Hiện nay, chủ trương xây dựng làng nghề truyền thống trồng nấm Rơm ở xã Phú Lương đã tạo phấn khởi cho người dân. Những năm qua, cùng với kinh nghiệm, kết hợp với kĩ thuật, hiệu quả sản xuất của mỗi một gia đình cũng dần được cải thiện, góp phần vào chủ trương, chính sách mở rộng quy mô, phát triển ngành nghề, mang lại giá trị kinh tế, cũng như văn hóa xã hội cho người dân xã Phú Lương nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
4.8.2 Khó khăn
- Kiến thức của người dân còn hạn chế, việc áp dụng kĩ thuật trồng nấm Rơm cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với những hộ mới bắt đầu vào nghề, còn thiếu nhiều kinh nghiệm.
- Sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu nên thường dẫn đến mất mùa vào những lúc trời lạnh, nhiệt độ có sự chênh lệch, hiện tượng gió lào… sẽ làm nấm hư hỏng, rủi ro cao.
- Việc đầu tư các yếu tố đầu vào, mở rộng quy mô của người dân vẫn còn thấp, chưa hợp lý. Mặc dù sản xuất nấm Rơm đầu tư không nhiều song với người dân thường hạn chế nguồn vốn nên gặp khó khăn nhất định trong sản xuất.
- Vấn đề về chất lượng meo giống cũng chưa hoàn toàn được đảm bảo, chưa có giống mới thật sự phù hợp với điều kiện, thời tiết địa phương, để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Người dân trồng nấm còn tự phát, mang tính thủ công, tư liệu sản xuất đơn giản. Chưa có sự liên kết với HTX trong việc nắm bắt thị trường, tìm hiểu thông tin về giá cả đầu ra để tránh bị ép giá của các nhà buôn.
- Công nghệ bảo quản nấm Rơm sau khi thu hoạch gặp nhiều khó khăn, bởi lẻ nấm Rơm là sản phẩm khó bảo quản lâu. Đồng thời, việc thiếu trang thiết bị bảo quản, công nghệ chế biến sau thu hoạch không có, các nhà máy, xưởng chế biến nấm Rơm đóng hộp trong địa bàn vẫn chưa có, nên lượng nấm thường được sử dụng bán cho người tiêu dùng trong ngày, tránh tình trạng hao hụt lớn trong khi bảo quản.
- Giá cả nấm thất thường nhất là vào các dịp lễ tết, đây là khó khăn lớn nhất của hộ vì khó có thể xác định được nhu cầu của thị trường để cung cấp sản phẩm. Nguyên nhân là do người sản xuất không có quyền quyết định giá mà hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, quá trình sản xuất từ khâu cung ứng đầu vào cho tới đầu ra đều do tư thương điều hành, tình trạng ép giá thường xuyên xảy ra, giá cả thay đổi mạnh giữa các thời điểm trong năm.
4.9 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nấm Rơm4.9.1 Giải pháp về chính sách 4.9.1 Giải pháp về chính sách
Để người dân yên tâm phát triển sản xuất chính quyền địa phương phải có các chủ trương chính sách hổ trợ kịp thời phù hợp.
- Chính sách về đất đai: Cơ quan chức năng cần có các biện pháp quy hoạch hình thành vùng chuyên canh, giải quyết các vấn đề về đất đai cho người dân. Đưa các vùng đất chưa sử dụng, vùng đất canh tác kém hiệu quả vào sản xuất để người dân có thể di chuyển các vòm nấm của mình hạn chế tình trạng nhiểm đất.
- Chính sách hỗ trợ cho người sản xuất: Các ban ngành liên quan nên có những chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư cho các ngành nghề truyền thống trong việc vay vốn, sử dụng cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất, tạo điều kiện cho việc nhập các trang thiết bị phục vụ cho nuôi trồng nấm, hỗ trợ cho một số chi phí tổ chức sản xuất, tiếp thị quảng bá sản phẩm…để khuyến khích người sản xuất mạnh dạn mở rộng quy mô theo hướng trang trại, đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất theo hướng công nghiệp
- Chính sách về quản lí: Cần có các chính sách về quản lí giám sát, theo dõi tình hình sản xuất nấm trên địa bàn xã. Thường xuyên phải có số liệu tổng kết đánh giá hàng kỳ, hàng năm về diễn biến, tình hình phát triển của ngành, làm cơ sở đưa ra các biện pháp hỗ trợ và khắc phục những tác động xấu có thể xảy ra một cách kịp thời. Góp phần ổn định sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.
4.9.2 Giải pháp về kĩ thuật
- Nâng cao kỹ thuật sản xuất nấm Rơm cho người dân: Để khắc phục tình trạng người dân sản xuất nấm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sẵn có, việc học hỏi tiếp thu những kĩ thuật công nghệ mới còn hạn chế, yêu cầu các cơ quan chức năng các ban ngành liên quan phải có biện pháp giúp người dân sản xuất hạn chế tối đa các thiệt hại thông qua các chương trình tập huấn công tác chăm sóc hợp lí hiệu quả với phương châm đơn giản dễ hiểu, tạo điều kiện cho người dân thực hành và thấy được hiệu quả từ việc áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất. Thường xuyên gửi cán bộ đi học tập ở những vùng phát triển nghề nấm để nâng cao trình độ kĩ thuật, truyền bá rộng rãi đến người dân giúp họ mạnh dạn đầu tư ứng dụng vào thực tiễn.
- Meo giống: Xây dựng phát triển hoàn thiện cơ sở sản xuất meo giống đảm bảo chất lượng uy tín cung cấp cho người dân giúp họ chủ động hơn trong sản xuất. Nếu làm tốt công tác này thì không những làm tăng hiệu quả sản xuất nấm cho người dân, kích thích ngành trồng nấm phát triển mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động tại địa phương, tạo thu nhập và góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội nói chung.
4.9.3 Giải pháp về thị trường, giá cả đầu vào và đầu ra
- Về thị trường tiêu thụ: Thị trường là yếu tố quyết định của mọi hoạt động sản xuất. Ngành trồng nấm ở Phú Lương có thị trường tiêu thụ khá đơn giản, kênh phân phối ngắn và qua một số trung gian chủ yếu là các tư thương. Vì thế, ngoài việc nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm thì việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ là việc rất quan trọng cho ngành nấm phát triển. Chính quyền cần có các biện pháp giúp đỡ tạo điều kiện cho sản phẩm xâm nhập tới những vùng miền khác nhau, giúp cho mạng lưới tiêu thụ lớn hơn.
Cần có các hình thức tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân hiểu được vai trò công dụng của nấm để nó trở thành món ăn thường xuyên trong mọi gia đình, biết cách khai thác thị trường khách du lịch nước ngoài thông qua món ăn.
- Về giá cả: Để ổn định giá cả cho người sản xuất cần thành lập hiệp hội những người sản xuất nấm làm đầu mối giúp hội viên trong việc cung ứng nguyên vật liệu và tổ chức tiêu thụ. Đồng thời xây dựng các cơ sở dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào, các trung tâm thu gom sản phẩm tập trung với giá cả rõ ràng, giúp người dân chủ động trong sản xuất. Các ban ngành liên quan phải thường xuyên cung cấp các thông tin thị trường, giá cả sản phẩm đầu vào, đầu ra…giúp người sản xuất có thể hạch toán, lập kế hoạch sản xuất cụ thể, khoa học để đem lai hiệu quả tối ưu.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu thực tế đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm Rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau:
Ngành sản xuất nấm Rơm đang từng bước phát triển, hiện nay đã có hơn 40% hộ gia đình trong xã tham gia trồng nấm. Thu nhập mang lại từ nấm Rơm khá cao, bình quân một hộ trồng nấm trong một năm sẽ thu về hơn 26,8 triệu đồng (số liệu phỏng vấn hộ). Thu nhập này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của người dân, góp phần cải thiện đời sống, giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương.
Xã Phú Lương là một xã có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển nghề nấm Rơm, bởi xã có địa hình đồng bằng, cơ sở hạ tầng phát triển, cùng với truyền thống kinh nghiệm lâu năm của người dân, và có nhiều chủ trương chính sách của chính quyền địa phương hỗ trợ người dân trong việc trồng nấm Rơm. Hơn nữa chi phí đầu tư cho một lứa nấm cũng không cao khoảng từ 300 cho đến 400 nghìn đồng, mỗi lứa nấm trung bình từ 21-22 ngày nhưng lợi nhuận thu về là khá cao.
Do việc trồng nấm Rơm chịu nhiều ảnh hưởng bởi thời tiết, do đó có sự chênh lệch năng suất, sản lượng, giá bán giữa vụ mùa nắng và mùa mưa. Do vậy, hiệu quả kinh tế mang lại cũng khác nhau giữa 2 vụ. Thời tiết, khí hậu thuận lợi trong những vụ mùa nắng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn