Hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng nấm Rơm

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm rơm ở xã phú lương, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 27)

Bảng 12: Năng suất, sản lượng nấm Rơm của các hộ trồng nấm năm 2010 ( tính TB/lứa/Vòm)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Mùa nắng Mùa mưa Cả năm

Năng suất Kg 32,00 11,33 21,50

Sản lượng Kg 494,58 176,08 665,67

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)

Việc trồng nấm phụ thuộc nhiều vào thời tiết, vào mùa nắng khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch, nhiệt độ thuận lợi cho nấm phát triển, nên năng suất cũng đạt khá cao và ổn định, trung bình mỗi hộ có đến 32 kg/vòm/lứa nấm. Ngược lại vào mùa mưa thường có lụt lội bắt đầu từ khoảng tháng 9 trở đi, người dân gặp khó khăn lớn trong việc ủ nấm, chăm sóc nấm vào những ngày mưa, bão. Do vậy năng suất cũng chỉ đạt được 11,33 kg/vòm/lứa.

Sản lượng TB/vòm/vụ mùa nắng đạt được 494,58 kg, song vào mùa mưa sản lượng nấm chỉ đạt TB/vòm trung bình khoảng 176,08 kg. Và tổng sản lượng TB/vòm/năm đạt được 665,67 kg.

Qua đó, ta thấy được sự chênh lệch giữa năng suất, sản lượng qua 2 mùa là khá cao. Sự ảnh hưởng của thời tiết cũng đã làm giảm năng suất, sản lượng, gây không ít khó khăn cho người dân. Do đó, cần nâng cao kĩ thuật, đầu tư thêm các trang thiết bị, tư liệu sản xuất cùng với việc chú trọng hơn khâu chăm sóc bảo vệ nấm trong những ngày thu hoạch vào mùa mưa sẽ giúp giảm bớt ảnh hưởng của thời tiết, nâng cao năng suất nấm, đem lại giá trị cao.

Bảng 13: Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm của các hộ điều tra (Tính TB/vòm)

Chỉ tiêu Đơn vị Mùa nắng Mùa mưa Cả năm

GO 1.000 đ 1.040 968,72 2.008,72 IC 1.000 đ 339 411 750 VA 1.000 đ 701 557,72 1258,72 GO/IC Lần 3,07 2,36 2,68 VA/IC Lần 2,07 1,36 1,68 VA/LĐ 1.000 đ 338,65 269,43 608,08

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)

GO được tính bằng cách lấy năng suất trung bình các mùa nhân với giá bán trung bình các mùa.

Từ bảng số liệu nhận thấy, vào vụ mùa nắng, doanh thu TB/vòm/lứa cao hơn vụ mùa mưa. Qua đó, thấy được sự chênh lệch, mùa nắng có điều kiện nhiệt độ thích hợp dẫn đến năng suất, sản lượng cao, góp phần vào tăng GO. Ngược lại, mùa mưa, việc sản xuất của người dân vất vả, đạt năng suất thấp, nhưng bù vào lại nhờ vào giá cả cao, nên cũng ổn định được phần nào doanh thu GO. Nấm Rơm là loại nấm dễ trồng, do vậy người dân trồng quanh năm, chi phí đầu tư không cao.Vào vụ mùa nắng, mỗi hộ gia đình trồng nấm bỏ ra khoảng 339 nghìn đồng TB/vòm/lứa, thu về được khoảng 701 nghìn đồng giá trị gia tăng. Còn đối với vụ mùa mưa, chi phí trang trải cho các lứa nấm cũng thay đổi, chi phí trung gian TB/vòm/lứa khoảng 411 nghìn đồng, thu về giá trị gia tăng thấp hơn, chỉ đạt được 557,72 nghìn đồng.

Qua đó, tính được chỉ số VA/IC, đây là chỉ tiêu quan trọng cho việc xác định hiệu quả kinh tế sản xuất của hộ nông dân trồng nấm Rơm.

Đối với vụ nắng, chỉ số VA/IC TB/vòm/lứa là 2,07 lần, tức 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu về được 2,07 đồng giá trị gia tăng. Vụ mùa mưa, chỉ số VA/IC là 1,36 lần, tức 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu về được 1,36 đồng giá trị gia tăng. Tuy sản lượng vào mùa mưa không cao nhưng giá bán vào mùa mưa cao nên giá trị gia tăng của cả 2 mùa đều cao. Điều này cho thấy việc sản xuất nấm Rơm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong cả năm.

Như vậy, hiệu quả kinh tế từ việc trồng nấm của người dân xã Phú Lương vừa cao, vừa lại ổn định. Nhìn chung, ngoài trồng lúa, người dân đã xem việc trồng nấm như là nghề hỗ trợ, phụ giúp chính cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Qua đó, nghề nấm dần dần phát triển trở thành ngành nghề quan trọng của bà con nông dân trên địa bàn xã Phú Lương.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm rơm ở xã phú lương, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w