Một số chỉ tiêu về nhân lực AGRIBANK giai đoạn 2011-2016

Một phần của tài liệu 3_LATS_ Trinh The Cuong 6_2_2018 (2) (Trang 127 - 132)

Bảng 3 .8 Tình hình vay vốn của AGRIBANK từ các tổ chức tín dụng khác

Bảng 3.16 Một số chỉ tiêu về nhân lực AGRIBANK giai đoạn 2011-2016

Đơn vị tính: Người

Tổng số Trình độ

Năm cán bộ Sau đại Đại Cao Cao cấp Trung Sơ cấp,

học học đẳng NH học khác 2011 35.985 530 24.101 1.281 834 5.883 3.356 2012 37.035 725 25.156 1.374 469 6.062 3.248 2013 37.385 818 26.592 1.058 483 5.206 3.248 2014 37.457 892 26.688 1.022 492 5.132 3.231 2015 36.424 1.544 28.386 781 226 3.074 2.413 2016 36.666 1.988 29.131 696 176 2.504 2.171 Nguồn: [51]; [52]; [53]; [54]; [55]; [56].

Bảng 3.16 cho thấy: Trình độ cán bộ của AGRIBANK nhìn chung chưa cao, tỷ lệ cán bộ có trình độ dưới đại học chiếm tỷ lệ khá cao (31,5% năm 2011); tuy nhiên trình độ cán bộ dần được cải thiện khi đến cuối năm 2016 chỉ còn 15,1% dưới đại học.

Năng lực cũng như đạo đức nghề nghiệp của khơng ít cán bộ trong NH chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, nhiều cán bộ chưa nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình nên chưa có nhiều nỗ lực trong cơng tác, việc bố trí nguồn nhân lực cũng chưa hợp lý, tập trung số lượng lớn tại các đô thị lớn, nhất là tại TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh trong khi tại nhiều chi nhánh lực lượng cịn khá mỏng gây khó khăn cho cơng tác HĐV.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

4.1. ĐỊNH HƢỚNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA AGRIBANK ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của Agribank trong huy động vốn

4.1.1.1. Thuận lợi

AGRIBANK là một trong các NHTM lớn nhất tại Việt Nam, có uy tín và hệ thống mạng lưới rộng, công nghệ NH hiện đại, đội ngũ cán bộ đông đảo, cơ sở KH lớn (tổng số KH cá nhân và hộ sản xuất gần 10 triệu hộ trên 13 triệu hộ gia đình cả nước), đã và đang chiếm thị phần lớn trên địa bàn NoNT là điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn.

Đề án tái cơ cấu lại hoạt động của AGRIBANK sau khi được Chính phủ, NHNN phê duyệt sẽ tạo điều kiện thuận lợi và định hướng phát triển, tháo gỡ khó khăn, củng cố và nâng cao năng lực tài chính, uy tín hoạt động của Agribank.

4.1.1.2. Khó khăn

Kinh tế thế giới dự báo sẽ tiếp tục biến động khó lường; kinh tế trong nước vẫn cịn nhiều thách thức, lạm phát ở mức cao; chính sách tiền tệ dự báo tiếp tục theo hương chặt chẽ, thực hiện lộ trình giảm LS huy động về mức 10-12%.

Áp lực cạnh tranh giữa các TCTD khác ngày càng gay gắt do cơ chế điều hành về LS, khả năng các TCTD vi phạm quy định để nâng LS huy động vượt trần, triển khai các sản phẩm HĐV, chính sách KH ...linh hoạt hơn Agribank. Dự báo thị phần của AGRIBANK trên địa bàn 2 thành phố lớn và các khu đô thị tiếp tục giảm thấp, địa bàn nông thôn tiếp tục bị lấn dần.

tư 19/TT-NHNN, khả năng vốn huy động ngoại tệ USD tiếp tục giảm. Việc áp trần LS huy động ngoại tệ 2% là nguyên nhân khiến nguồn vốn huy động ngoại tệ của hệ thống AGRIBANK giảm mạnh trong khi khả năng vay tài trợ thương mại hạn chế. Dự báo vốn ngoại tệ sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2018 và giai đoạn 2018-2020.

Tiếp tục chịu ảnh hưởng của tình trạng mất thanh khoản của Cơng ty cho thuê tài chính II; thực hiện các chính sách quản lý Nhà nước về nguồn vốn Kho bạc, Bảo hiểm. Dự báo trong năm 2015 nguồn Kho bạc Nhà nước, vốn vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục giảm, kỳ hạn cho vay cũng ngắn hơn.

Hiện nay, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã chuyển sang nước có thu nhập trung bình, nên nguồn vốn ODA hỗ trợ sẽ giảm dần. Do vậy, việc huy động nguồn vốn này cho AGRIBANK sẽ đối mặt với chiều hướng giảm sút. Trước đây, Agribank gần như độc quyền đối với các dự án về NoNTthì hiện nay, lĩnh vực này đã được mở rộng ra các NHTM khác, cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút nguồn vốn từ các tổ chức nước ngồi ngày càng tăng.

Một số chỉ số tài chính của AGRIBANK như hệ số an tồn vốn, tỉ lệ nợ xấu, ROA, ROE…chưa thực sự thuyết phục được các nhà tài trợ. Báo cáo thường niên được xuất bản chậm, khơng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thơng tin về AGRIBANK của các đối tác, dễ dẫn đến những hiểu nhầm khơng minh bạch thơng tin, khó khăn thu hút nguồn vốn tài trợ thương mại, vốn ủy thác đầu tư.

4.1.2. Dự báo nhu cầu về vốn tín dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội những năm tới

Dự báo nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội chung

Đối với một nền kinh tế mà vốn cho đầu tư phát triển lệ thuộc vào vốn TD của hệ thống NHTM thì nhu cầu vốn ln đặt ra cấp bách, lại đặt trong bối cảnh yêu cầu duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế như Việt Nam hiện nay và trong tương lai thì nhu cầu HĐV lại càng đặt ra cấp bách.

Mơ hình Harrod – Domar phản ánh mối tương quan giữa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế dưới dạng rút gọn như sau:

g = s/k

Trong đó

g: Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%)

s: Tỷ lệ tiết kiệm đưa vào đầu tư (%) k: Hệ số ICOR

Giả sử Việt Nam theo đuổi mục tiêu tăng trưởng GDP tham vọng đạt khoảng 7,0%/năm [20].

Hệ số ICOR năm 2016 vẫn duy trì như mức của năm 2015: 5,53% Khi đó s=(g)x(k) = 7% x 5,53% = 38,7%

Nghĩa là để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,7%/năm trong những năm tới thì tỷ lệ tiết kiệm đưa vào đầu tư trong nền kinh tế phải đạt ít nhất 38,7%. Trong điều kiện chi cho đầu tư phát triển từ NSNN bị hạn chế, đồng thời nguồn vốn đầu tư nước ngồi khó có sự cải thiện tích cực những năm tới do tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế “gối đầu nhau” những năm gần đây, thì nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tại Việt Nam những năm tới vẫn sẽ chủ yếu lệ thuộc vào vốn TDNH và các áp lực HĐV của hệ thống NH sẽ rất lớn nhằm đáp ứng cho các nhu cầu này trong tương lai. Tỷ lệ tăng trưởng GDP thời gian tới của Việt Nam càng có tính tham vọng cao thì các áp lực trong HĐV của hệ thống NH này sẽ càng lớn.

Dự báo nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn những năm tới

Từ những Định hướng phát triển NoNT Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra cho thấy nhu cầu vốn cho việc triển khai thực thi các định hướng có tính tham vọng này những năm tới là rất lớn, trong đó, định hướng này chỉ rõ:

cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, cơng nghiệp chế biến, cơng nghiệp chế tạo máy móc nơng nghiệp, sản xuất vật tư nông nghiệp, dịch vụ khoa học công nghệ, bảo lãnh và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo lãnh và cho hợp tác xã vay phát triển sản xuất kinh doanh, cho nông dân vay mua thiết bị máy móc, tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu sản xuất” và “...Dành nguồn vốn TD ưu đãi để khuyến khích các NHTM, định chế tài chính cho vay phát triển NoNT, tăng cường hỗ trợ nông dân sản xuất nơng sản hàng hố. Từng bước hình thành cơ chế một lãi suất giữa nơng thơn và thành thị, có ưu đãi về cơ sở hạ tầng đầu tư ban đầu, thuế cho các ngân hàng đặt trụ sở, chi nhánh ở nông thơn để thực hiện cơ chế này. Đa dạng hóa hoạt động tài chính nơng thơn, khơng chỉ cho vay mà cả bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm sản xuất. Tiếp tục trợ cấp hình thành các quỹ cho vay TD theo mục đích ở nơng thơn như quỹ cho sinh viên nơng thơn vay học tập, quỹ cho trí thức trẻ về nơng thôn lập nghiệp, quỹ cho trang trại mới thành lập, quỹ hỗ trợ lao động mất đất chuyển sang công nghiệp, dịch vụ,... [56].

Từ đó cho thấy rằng nhu cầu về vốn TD cho phát triển NoNT những năm tới sẽ rất lớn, từ đó, các áp lực trong HĐV nhằm thực thi các mục tiêu định hướng này những năm tới cũng sẽ ngày càng gia tăng. Địi hỏi các NHTM trong đó đặc biệt là Agribank phải có các giải pháp phù hợp trong cơng tác HĐV của mình.

4.1.3. Phƣơng hƣớng huy động vốn của AGRIBANK

Gắn với các định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung cũng như định hướng phát triển NoNT Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, AGRIBANK cũng đã đưa ra định hướng trong HĐV với các trọng tâm là: “Giữ vững thị phần HĐV lớn nhất trong hệ thống NHTM, mức tăng trưởng nguồn vốn hàng năm từ 20-22%. Năm 2016-2020, bên cạnh các sản phẩm

HĐV hiện có, AGRIBANK chú trọng hơn nữa cải tiến, nghiên cứu và phát triển sản phẩm HĐV mới với LS hợp lý kèm theo nhiều tiện ích để vừa tạo sự tiện lợi cho KH vừa tăng trưởng được nguồn vốn và kết hợp bán chéo sản phẩm”. Gắn với các định hướng này là các mục tiêu cụ thể như sau (Bảng 4.1)

Một phần của tài liệu 3_LATS_ Trinh The Cuong 6_2_2018 (2) (Trang 127 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w