Một số chỉ tiêu về kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu 3_LATS_ Trinh The Cuong 6_2_2018 (2) (Trang 81)

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm Năm

2011 2012 2013 2014 2015 2016

1. Thanh toán quốc tế 7.734 7.324 7.675 8.135 9.303 10.809

Xuất khẩu (Tr. usd) 3.869 3.664 4.388 4.638 5.186 5.834

Nhập khẩu (Tr. usd) 3.865 3.659 3.287 3.497 4.117 4.975

2. Kinh doanh ngoại tệ 12.550 14.684 16.278 13.360 15.018 42.551

Doanh số mua (quy tr. usd) 6.238 7.298 8.195 6.690 7.534 21.229

Doanh số bán (quy tr. usd) 6.267 7.386 8.083 6.670 7.483 21.321

3.Thanh toán biên mậu(tỷ vnd) 36.312 43.752 29.145 23.756 20.646 40.693 4.Chuyển tiền kiều hối (tr.usd) 1.086 1.261 1.286 1.350 1.343 1.386

Nguồn: [51]; [52]; [53]; [54]; [55]; [56].

động thanh tốn quốc tế của AGRIBANK giai đoạn 2011-2014 có mức tăng trưởng thấp các năm. Cụ thể: năm 2012 giảm 5% so với năm 2011; năm 2013 tăng 5% so năm 2012 và năm 2014 tăng 6% so doanh số của năm 2013. Sự tăng trưởng thấp này cả từ phía doanh số thanh toán hàng xuất lẫn doanh số thanh tốn hàng nhập. Ngun nhân của tình trạng này do hầu hết các KH xuất nhập khẩu của AGRIBANK giai đoạn này có khó khăn, nên kim ngạch XNK bị sụt giảm. Tuy vậy, bắt đầu từ năm 2015 doanh số thanh tốn quốc tế đã có sự cải thiện đáng kể, đạt tới 9.303 triệu USD, tăng 14% so với năm 2014 và năm 2016 doanh số tiếp tục được cải thiện, đạt tới 10.809 triệu USD, tăng 16% so năm 2015.

Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Doanh số mua bán ngoại tệ có xu

hướng tăng lên, nhưng không ổn định. Cụ thể: Năm 2012 doanh số tăng 17% so năm 2011, năm 2013 tăng 11% so doanh số năm 2012 nhưng đến năm 2014, doanh số giảm tới 18% so năm 2013. Năm 2015 doanh số lại tăng trưởng 12% so năm 2014 và năm 2016 tiếp tụng tăng ấn tượng, đạt 42.551 triệu USD, tăng 183% so doanh số của năm 2015 [51]; [56]. Nguyên nhân của sự tăng giảm không định này là do cung cầu của KH về ngoại tệ thay đổi, nhưng mặt khác ở giai đoạn này AGRIBANK thắt chặt hoạt động kinh doanh ngoại tệ để tập trung vào vấn đề tái cơ cấu danh mục tài sản của NH vốn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bảng 3.3 cũng cho thấy rằng doanh số mua bán ngoại tệ của AGRIBANK qua từng năm tương đối cân bằng.

Về hoạt động thanh toán biên mậu

Doanh số thanh tốn biên mậu của AGRIBANK có sự tăng trưởng khá ấn tượng những năm qua. Cụ thể:

Năm 2011 đạt trên 36.312 tỷ đồng với thị phần chiếm trên 50% đối với thị trường Trung Quốc và gần 100% đối với thị trường Lào, Campuchia.

Năm 2012 doanh số đạt 43.752 tỷ VND, tăng 20% so với năm 2011. Năm 2013 đạt 29.145 tỷ đồng, giảm 30% so năm 2012. Trong năm 2014 tiếp tục sụt giảm 19 % so năm 2013. Năm 2015 giảm tiếp 13 % so năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu tại thị trường Trung Quốc và thị trường Lào doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu đều giảm [51]; [55].

Năm 2016: Hoạt động thanh toán biên mậu được mở rộng và phát triển. tăng 97% so năm 2015. Tăng trưởng chủ yếu do thị trường Trung Quốc, Lào khởi sắc cả về hoạt động xuất và nhập khẩu [56].

Về hoạt động chuyển tiền kiều hối

Những năm gần đây dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Agribank đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên tăng trưởng hàng năm còn ở mức thấp. Cụ thể: Nếu như năm 2011 doanh số chuyển tiền kiều hối đạt 1.086 tỷ đồng; năm 2012 doanh số tăng 16% và đạt 1.261 tỷ đồng thì từ năm 2012 đến nay mức tăng trưởng hàng năm không đáng kể từ 2-5%/ năm [56].

Nguyên nhân chủ yếu do công tác nghiên cứu, phân tích xu hướng thị trường, thị hiếu của khách hàng còn yếu, chưa nhanh nhạy, chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh hiện nay. mặt khác một số chi nhánh, điểm giao dịch chưa quan tâm đúng mức đến giao dịch kiều hối dẫn đến việc quảng bá, chiếm lĩnh thị phần cịn hạn chế.

3.1.3.4. Kết quả các loại hình dịch vụ khác

-Thanh toán trong nước

Bảng 3.4: Doanh số thanh toán trong nƣớc của AGRIBANK

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm Năm

2011 2012 2013 2014 2015 2016

Doanh số 1.584.124 2.639.006 6.545.702 7.000.586 6.410.284 7.630.148

thanh toán

Bảng 3.4 cho thấy: doanh số thanh toán trong nước của AGRIBANK trong giai đoạn khảo sát 20011-2016 có sự tăng trưởng khá ấn tượng. Cụ thể: năm 2012 doanh số tăng 66,59% so năm 2011. Năm 2013, doanh số thanh tốn có sự tăng vọt, gấp 2,48 lần so doanh số của năm 2012. Năm 2014 và năm 2015 doanh số có sụt giảm nhẹ, Tuy vậy, đến năm 2016 thì doanh số thanh tốn lại có sự tăng trưởng rất ấn tượng, tăng tới trên 19% so năm 2015 .

Đạt được kết quả trên là do Agribank đã tăng cường đầu tư cơng nghệ, đa dạng hóa kênh cung ứng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước đã dần dịch chuyển từ kênh cung ứng tại quầy sang các kênh điện tử (internetbanking, mobile bankking, ATM), mặt khác Agribank có lợi thế về màng lưới, cơ sở dữ liệu khách hàng lớn (tính đến 31/12/2016 Agribank có 12 triệu khách hàng sử dụng sản phẩm huy động vốn, số lượng tài khoản thanh toán đạt 9,5 triệu tài khoản). Đây là những điều kiện tốt để Agribank phát triển mạnh dịch vụ thanh toán trong nước.

-Hoạt động thanh toán thẻ

Những năm gần đây, hoạt động phát hành và thanh toán thẻ trong hệ thống NH Việt Nam có sự cạnh tranh khá quyết liệt, bởi đây là cách khá hiệu quả để quảng bá thương hiệu các NHTM nhưng quan trọng hơn là thông qua việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán thẻ giúp các NHTM mở rộng huy động nguồn cũng như tăng trưởng TD trong bối cảnh thị trường TD tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn cả về huy động nguồn lẫn cho vay. Bảng 1.5 phản ánh thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tại AGRIBANK một số năm gần đây:

Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu về hoạt động thanh toán thẻ tại AGRIBANK

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm Năm

2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số lượng 4,3 6,4 8,4 10,6 12 15,1 phát hành (tr.thẻ) Doanh số 78.496 85.000 122.009 153.731 212.074 237.107 sử dụng thẻ (tỷ đ) Nguồn: [51]; [52]; [53]; [54]; [55]; [56].

Bảng 3.5 cho thấy: Về số lượng thẻ phát hành: có sự tăng trưởng đều qua các năm: Năm 2012 tăng 49%; năm 2013 tăng 32%, năm 2014 tăng 26%; năm 2015 tăng 13,4%; năm 2016 tăng 26%

Về doanh số thanh tốn thẻ: Có sự tăng trưởng khá ấn tượng: năm 2012

tăng trưởng đạt 8,29%; năm 2013 đạt 43,54%; năm 2014 đạt 26%; năm 2015 đạt xấp xỉ 38%. Tuy vậy, năm 2016 tăng trưởng doanh số sử dụng thẻ tại NH có sự suy giảm nhẹ, chỉ cịn đạt 12% [51]; [56].

3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lƣợc huy động vốn của Agribank

Việc xây dựng chiến lược HĐV của AGRIBANK thực chất là quá trình đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi lớn sau đây:

(i) Vị thế của NH trên thị trường: Là một NHTMNN hàng đầu, AGRIBANK luôn chiếm thị phần HĐV hàng đầu tại Việt Nam (Bảng 3.12). Tuy vậy, các tư liệu từ bảng này cũng cho thấy rằng thị phần HĐV của AGRIBANK đang bị sụt giảm khá nhanh những năm gần đây – điều này có nghĩa rằng vị thế của NH trong công tác HĐV đang bị suy giảm dưới các áp lực cạnh tranh HĐV ngày càng gia tăng do sự hiện diện của các định chế tài chính trên thị trường trong HĐV.

(ii) Mục tiêu của cơng tác HĐV trong tương lai: Trả lời câu hỏi này thực chất Agribank phải bám sát mục tiêu hoạt động kinh doanh trong tương lai. Với tư cách một NHTMNN hoạt động chủ yếu trong NoNT gắn với thực

hiện các chương trình kinh tế lớn của Chính phủ dành cho khu vực này, do vậy, chiến lược HĐV của NH phải bám sát nhu cầu đầu tư TD theo các chương trình kinh tế lớn của Chính phủ trong tương lai. Căn cứ theo Định hướng phát triển NoNT Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank đưa ra các dự báo về nhu cầu TD cho giai đoạn đến năm 2020, bên cạnh đó, NH cũng phải dự báo các nhu cầu TD trong các lĩnh vực kinh tế xã hội khác để đưa ra các mục tiêu HĐV cụ thể cho từng năm và cho cả giai đoạn. Mặt khác, với tư cách một NHTMNN nên AGRIBANK cũng phải khẳng định vị thế của mình trong dẫn dắt thị trường trong HĐV, do vậy, NH không thể tùy tiện đưa ra các công cụ và biện pháp HĐV, mà căn bản phải bám sát chủ trương quan điểm của Chính phủ và NHNN để đưa ra các hình thức HĐV phù hợp nhằm góp phần tạo lập sự ổn định bền vững của thị trường tiền gửi. Chính quan điểm này nên NH đã và đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn trong HĐV trong điều kiện hầu hết các NHTM khác, nhất là các NHTMCP nhỏ đưa ra khá nhiều cách thức và biện pháp thiếu lành mạnh để HĐV. Trong điều kiện như vậy, một số năm trước đây AGRIBANK cũng đã bị lôi cuốn vào các cuộc chạy đua nâng LS huy động nguồn và két quả là chi phí HĐV gia tăng, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cho vay các đối tượng chính sách cũng như kết quả kinh doanh của NH. Tuy vậy, với việc kiên định bám sát chủ trương chính sách điều hành thị trường của Chính phủ nên những năm gần đây, AGRIBANK đang ngày càng khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thị trường.

(iii) Cách thức xử lý các nhu cầu về vốn: Với phương châm tiến gần KH mục tiêu nên những năm qua AGRIBANK đã thiết lập được một mạng lưới kênh phân phối lớn (đã đề cập) và đây chính là ưu thế tuyệt đối của NH trong công tác HĐV. Tuy vậy, do đa phần KH của Agribank là nông dân nên khả năng HĐV lớn sẽ rất khó khăn, do vậy, AGRIBANK đã đưa ra chủ

trương tăng cường HĐV tại các đô thị lớn, nhất là tại Hà Nội và Hồ Chí Minh và nguồn vốn huy động được sẽ được điều chuyển nội bộ. Với cách thức này thì cho đến nay vấn đề thừa – thiếu vốn nội bộ căn bản đã được xử lý khá hiệu quả (tuy rằng vẫn còn một số bất cập đòi hỏi phải xử lý nhằm tăng hiệu quả của hoạt động HĐV của NH). Đồng thời, NH cũng xác định rằng, nguồn tiền tiết kiệm trong dân chúng khu vực nơng thơn cịn khá lớn và do vậy, tìm các biện pháp và cơng cụ phù hợp để khai thác tối đa nguồn tiền tệ này sẽ phải được xử lý trong tương lai

Chiến lược HĐV của AGRIBANK được thực hiện theo nguyên tắc tập trung, thống nhất điều hành kế hoạch HĐV trong tồn hệ thống, khuyến khích tính năng động sáng tạo của các Chi nhánh, đầu tư vốn và phát triển các dịch vụ NH có hiệu quả, nhằm tăng lợi nhuận và góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính phủ, Luật các TCTD và Điều lệ của AGRIBANK.

Với mục tiêu giữ vững vai trò chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nơng thơn, đồng thời bứt phá và cạnh tranh thành công tại khu vực đô thị; phục vụ tất cả các phân đoạn KH với một danh mục sản phẩm hoàn chỉnh, hiện đại, hướng tới mục tiêu bền vững về lợi ích của cả KH và NH.

Kế hoạch HĐV hàng năm: Công tác xây dựng kế hoạch HĐV của

AGRIBANK được thực hiện theo Quyết định 115/QĐ–HĐQT-KHTH ngày 19/05/2005 của Hội đồng quản trị AGRIBANK về ban hành quy định xây dựng và tổ chức kế hoạch thực hiện kế hoạch kinh doanh đối với Sở giao dịch, chi nhánh trong hệ thống AGRIBANK.

Ban Kế hoạch nguồn vốn là đầu mối phối hợp với các Ban dự thảo kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm, hàng quý của toàn hệ thống, báo cáo Tổng Giám đốc AGRIBANK để trình Hội đồng thành viên phê duyệt. Phối hợp với các Ban, Trung tâm liên quan xây dựng chính sách về hoạt động HĐV đảm bảo hồn thành chỉ tiêu Tổng Giám đốc đã thơng báo.

Kế hoạch HĐV gắn bó hữu cơ với các kế hoạch khác trong hệ thống AGRIBANK, phù hợp với cơng nghệ NH hiện đại, có kỷ cương, kỷ luật, có khuyến khích khen thưởng, xử phạt bằng lợi ích vật chất và hành chính.

Căn cứ vào chiến lược HĐV của AGRIBANK, chỉ tiêu vốn huy động hàng năm được xây dựng trên cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn toàn hệ thống, theo tỷ lệ được tăng dư nợ trên nguồn vốn tăng thêm được Hội sở chính giao cho Sở giao dịch và các chi nhánh loại 1, loại 2 hàng năm và tình hình cụ thể về phát triển KTXH, dân cư trên từng địa bàn và được tính cân đối với phần sử dụng vốn để tăng trưởng dư nợ, kinh doanh chứng khốn nợ - chứng khốn vốn, lập quỹ an tồn chi trả và đảm bảo phần thừa, thiếu vốn kế hoạch.

Sau khi Hội đồng thành viên phê duyệt chính thức tổng thể kế hoạch năm, chậm nhất sau 05 ngày làm việc và trước 15/1 Tổng Giám đốc thông báo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho Sở giao dịch, chi nhánh loại 1, loại 2. Trường hợp cần thiết Tổng Giám đốc sẽ tổ chức bảo vệ kế hoạch đối với một số chi nhánh trước khi giao kế hoạch chính thức.

Quy trình lập kế hoạch trong hệ thống AGRIBANK như sau

HỘI SỞ CHÍNH AGRIBANK 1 2 3 SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH LOẠI 1, 2

Sơ đồ 3.2: Quy trình lập kế hoạch trong hệ thống AGRIBANK

Nguồn: [62].

(1) Căn cứ dự kiến mục tiêu kinh doanh năm kế hoạch được Hội đồng thành viên phê duyệt, Hội sở chính thơng báo số kiểm tra kế hoạch năm cho Sở giao dịch, chi nhánh loại 1, loại 2 để làm căn cứ xây dựng kế hoạch huy động vốn năm chuẩn bị việc bảo vệ kế hoạch đối với Hội sở chính. Số kiểm tra kế hoạch huy động vốn được gửi trước 31/10 năm hiện hành.

(2) Chi nhánh loại 1, 2 căn cứ vào chiến lược kinh doanh dài hạn của AGRIBANK; định hướng kinh doanh hàng năm của Hội đồng thành viên; chỉ tiêu kiểm tra của Hội sở chính, xây dựng kế hoạch kinh doanh gửi Hội sở chính, kèm theo các bản thuyết minh giải trình rõ tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn kỳ trước, dự kiến kỳ kế hoạch. Biểu mẫu lập kế hoạch hàng năm được thực hiện theo mẫu Hội sở chính gửi kèm.

Thời hạn gửi kế hoạch: Sở giao dịch, chi nhánh loại 1, loại 2 gửi về Hội sở chính trước ngày 15/12 năm hiện hành. Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh loại 1, loại 2 quy định thời hạn gửi kế hoạch của các đơn vị phụ thuộc đảm bảo việc tổng hợp kế hoạch huy động vốn toàn đơn vị gửi về Hội sở chính đúng thời gian quy định.

(3) Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh loại 1, loại 2 thực hiện bảo vệ kế hoạch huy động vốn với Tổng giám đốc hoặc người được Tổng giám đốc uỷ quyền. Việc tổ chức bảo vệ kế hoạch được thực hiện tại Trụ sở chính hoặc theo vùng, tại từng địa phương sau đó được tổng hợp cân đối chung tồn quốc làm căn cứ để trình Hội đồng thành viên phê duyệt. Các đơn vị phụ thuộc Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 có trách nhiệm bảo vệ kế hoạch kinh doanh với Giám đốc cấp trên.

Tại Hội sở chính, Ban Kế hoạch – Nguồn vốn là đầu mối tổng hợp đăng ký, kết quả bảo vệ của chi nhánh; đề xuất xây dựng phương án chính thức về cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn và giao chỉ tiêu HĐV cho Sở giao dịch, chi nhánh loại 1, loại 2, trình Tổng giám đốc, trình Hội đồng thành viên phê duyệt.

Thơng báo chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn chính thức chậm nhất 30 ngày sau khi tổ chức bảo vệ kế hoạch xong trên phạm vi toàn quốc, Hội đồng

Một phần của tài liệu 3_LATS_ Trinh The Cuong 6_2_2018 (2) (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w