Kết quả khảo nghiệm sinh thái một số tổ hợp lai trong các năm 2008 – 2009 cho thấy các tổ hợp lai C.176 x CB2, C.176 x LS với ký hiệu GL6, GL7 có triển vọng về khả năng thích nghi, năng suất, chất lượng và tính kháng một số
bệnh, đặc biệt bệnh khảm lá do TMV. Để từng bước phát triển các tổ hợp lai có triển vọng này trong sản xuất cần chuẩn bị một lượng hạt giống cho khảo nghiệm sản xuất và khảo nghiệm diện rộng. Trong vụ xuân 2010, đề tài đã tiến hành lai tạo hạt lai của 2 tổ hợp lai trên với kết quả nhưở bảng 25.
Bảng 25. Kết quả sản xuất hạt lai của các tổ hợp lai GL6, GL7 ở vụ xuân 2010 tại Bảo Sơn – Bắc Giang
TT Ký hiệu Diễn giải Khhạốt lai (g) i lượng 1.000 hKhối lượạt (g) ng Tmỷầ lm (%) ệ nảy
1 GL6 C.176B x CB2 512 0,079 84
2 GL7 C.176B x LS 580 0,077 85
Lượng hạt thu được đối với mỗi tổ hợp lai đạt trên 500 g. Theo dõi chất lượng hạt lai sau 3 tháng thu hoạch cho thấy: hạt lai của cả 2 tổ hợp có khối lượng 1.000 hạt 0,077 - 0,079g và tỷ lệ nảy mầm 84 - 85% - cao hơn mức yêu cầu tối thiểu đối với hạt giống xác nhận (0,75g và 80%). Lượng hạt giống thu
được đủ để cung cấp cho mở rộng diện tích khảo nghiệm các tổ hợp lai GL6, GL7 lên quy mô hàng chục ha/giống.
36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ kết quả thực hiện các nội dung của đề tài trong năm 2010 chúng tôi đi
đến một số kết luận sau:
1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản 3 tổ hợp lai RG17 x CB1, C9-1 x CB1, C9-1 x CB2 và 3 dòng thuốc lá D2, D7, D62 tại Cao Bằng và Lạng Sơn cho thấy:
- Tại Cao Bằng: các dòng và các tổ hợp lai có năng suất trên 20 tạ/ha, ở
mức cao vượt trội so với giống đối chứng C.176, đặc biệt tổ hợp lai C9-1 x CB2 và dòng D62 đạt năng suất rất cao (>26 tạ/ha). Các dòng và các tổ hợp lai có tỷ
lệ lá cấp 1+2 cao hơn giống đối chứng C.176, trong đó các tổ hợp lai C9-1 x CB1, C9-1 x CB2 và dòng D2 có tỷ lệ lá sấy cấp 1+2 cao nổi trội (49,8 đến 56,6%). Các giống khảo nghiệm tuy có hàm lượng đường khử hơi cao nhưng hàm lượng nicotin nằm trong ngưỡng tối ưu, có tổng điểm bình hút đạt trên 41
điểm - ở mức tính chất hút tốt.
- Tại Lạng Sơn: Tổ hợp lai C9-1 x CB2 và 3 dòng D2, D7, D62 có năng suất cao vượt trội so với giống đối chứng K.326, trong đó dòng D62 có năng suất rất cao. Các tổ hợp lai và các dòng khảo nghiệm có các chỉ số hoá học như
hàm lượng nicotin, đường khử ở mức rất phù hợp đối với nguyên liệu vàng sấy. Các tổ hợp lai C9-1 x CB1, C9-1 x CB2 có điểm hương, vị nổi trội và tổng điểm bình hút cao, ở mức tính chất hút tốt. Xét cả về năng suất và các yếu tố chất lượng thì tổ hợp lai C9-1 x CB2 và 3 dòng D2, D7, D62 có nhiều ưu điểm, là những giống có triển vọng.
2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất đối với các tổ hợp lai GL6, GL7 tại Cao Bằng và Lạng Sơn trong vụ xuân 2010 cho thấy: Các tổ hợp lai có năng suất vượt trội so với giống đối chứng: vượt giống C.176 ở mức 30,7 và 27,9% tại Cao Bằng và vượt giống K.326 tương ứng 44,2 và 38,5% tại Lạng Sơn. Các tổ
hợp lai có tỷ lệ lá cấp 1+2 cao hơn so với giống đối chứng C.176 tại Cao Bằng và ở mức tương đương so với giống K.326 tại Lạng Sơn. Nguyên liệu của các tổ
hợp lai GL6, GL7 có hàm lượng nicotin ở mức rất phù hợp và hàm lượng đường khử cao tại cả Cao Bằng và Lạng Sơn. Tổ hợp lai GL6 có tính chất hút tốt khi trồng tại Cao Bằng và Lạng Sơn, được đánh giá cao hơn các giống C.176, K.326. Tổ hợp lai GL7 có tính chất hút tốt khi trồng tại Cao Bằng và tính chất hút khá tại Lạng Sơn, ở mức tương đương so với các giống đối chứng C.176, K.326.
3. Việc lai tạo các dòng bất dục đực thu được kết quả:
- Đã lai duy trì các dòng bất dục với nguồn tế bào chất RGH4 của các giống C.176, K.346, K.399, C7-1, C9-1, D81 với lượng hạt trên 50 g/dòng, đủ
37
- Đã lai để tạo các dòng bất dục đực với nguồn tế bào chất từ giống K.326 của Trung Quốc và thu được hạt F1BC2, F1BC3, F1BC5 của 5 giống thuốc lá K.326, RG.8, C7-1, C9-1, D81 với số lượng trên 10 g/dòng, đủ cho việc lai để
tạo dòng bất dục của các giống ở các thế hệ tiếp theo F1BC3 - F1BC6 trong các năm sau.
4. Đã lai tạo được hạt lai của 27 tổ hợp lai mới với lượng hạt thu được từ
0,4 – 11,1g/tổ hợp. Lượng hạt lai này đủ cho đánh giá F1 để chọn lọc giống lai và chọn lọc giống thuần ở các thế hệ phân ly.
5. Đã sản xuất được hạt lai của các tổ hợp có triển vọng GL6, GL7 với lượng hạt thu được trên 500 g/tổ hợp lai, đủ cung cấp cho khảo nghiệm diện rộng với quy mô hàng chục ha/giống.
2. Kiến nghị
Trên cơ sở các kết quảđạt được, đề nghị Bộ Công thương xem xét đểđề
tài được triển khai các nội dung sau trong năm 2011 và các năm tiếp theo:
− Tiến hành khảo nghiệm cơ bản vụ thứ hai đối với ba tổ hợp lai RG17 x CB1, C9-1 x CB1, C9-1 x CB2 và ba dòng thuốc lá D2, D7, D62 tại Cao Bằng và Lạng Sơn để xác định dòng và tổ hợp lai có triển vọng cho khảo nghiệm sản xuất.
− Tiến hành khảo nghiệm sản xuất vụ thứ hai đối với tổ hợp lai GL6, GL7 để
xác định tổ hợp lai có triển vọng cho khảo nghiệm diện rộng.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2010
Xác nhận của đơn vị chủ trì Chủ nhiệm đề tài
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Bản, Tào Ngọc Tuấn và ctv. Kết quả nghiên cứu chọn tạo một số
giống thuốc lá vàng sấy của Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá. Kết quả nghiên cứu khoa học 2001-2005 của Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá, tr. 40-45. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; 2005.
2. Tào Ngọc Tuấn. Tạo các dòng thuốc lá bất dục đực phục vụ công tác phát triển giống lai. Kết quả nghiên cứu khoa học 2001-2005 của Viện kinh tế kỹ
thuật thuốc lá, tr. 13-19. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; 2005.
3. Tào Ngọc Tuấn. Báo cáo kết quả chuyến tham quan học tập tại Đại học nông
nghiệp Hà Nam - Trung Quốc. Hà Nội; 2008.
4. Tào Ngọc Tuấn và CTV. Kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử giống thuốc
lá lai VTL5H. Báo cáo xin công nhận giống thuốc lá mới tại Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ NN&PTNT. Hà Nội; 2009.
5. Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá. Báo cáo kết quả khảo nghiệm một số giống
thuốc lá vàng sấy nhập nội. 1996-2004.
6. http://www.profigen.com.br.
7. Jack A.M. 2001 Circus: varieties available for the 2001/2002 season,
Zimbabwe Tobacco, 10(6): 13. 2001.
8. Nielsen M. T.; Weiss E. Tobacco hybrids: a growing trend. Abstract from Joint Meeting of the CORESTA Agronomy & Phytopathology Study Groups. Suzhou, China. 1999.
9. North Carolina cooperative extension, Flue-cured Tobacco Guide 2010. 10. Tobacco Research Board, 2008 - ANNUAL REPORT.
11. U.S. Dept. Agr . Tobacco Information. 2000-2005.
12. Verrier J. L.; Ano G.; Tancogne J.; Vidal B.; Delon R. The tobacco breeding program of Institut du Tabac (SEITA, ALTADIS): methods, results and future prospects, Bull. Spec. CORESTA, Lisbon Congress, p. 61, abstr. AP11. 2000.