Sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai

Một phần của tài liệu chọn giống thuốc lá lai có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ sản xuát nguyên liệu cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (Trang 26 - 29)

Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai tại Cao Bằng

- Về thời gian phát dục: các tổ hợp lai GL6, GL7 có thời gian phát dục (ra nụ 90%) muộn hơn giống đối chứng C.176 từ 10 - 12 ngày khi ra nụ 90% ở 104 và 97 ngày sau trồng.

- Thời gian từ trồng đến thu hoạch lần đầu cũng không có sự khác biệt giữa các giống, ở 71 và 67 ngày sau trồng. Tổng thời gian từ trồng đến thu hoạch lần cuối của các tổ hợp lai GL6, GL7 là 145 và 136 ngày, muộn hơn 6

26

và 14 ngày so với giống đối chứng C.176. Tổng thời gian sinh trưởng của các giống trồng tại Cao Bằng kéo dài do điều kiện hạn nặng trong suốt 3 tháng sau trồng.

Bảng 15. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai GL6, GL7 ở vụ xuân 2010 Thời gian từ trồng đến (ngày) Địa điểm Tổ hợp lai/ giống Ra nụ 10% Ra nụ 90% Thu hoạch lần đầu Thu holần cuạốch i GL6 91 104 71 145 C.176 (đ/c) 82 94 71 139 GL7 89 97 67 136 Cao Bằng C.176 (đ/c) 73 85 67 122 GL6 75 83 74 115 K.326 (đ/c) 71 76 74 115 GL7 74 82 77 118 Lạng Sơn K.326 (đ/c) 70 75 73 113

Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai tại Lạng Sơn

- Về thời gian phát dục: Các tổ hợp lai GL6, GL7 phát dục (ra nụ 90%) ở

83 và 82 ngày sau trồng, muộn hơn 7 ngày so giống đối chứng K.326.

- Thời gian từ trồng đến thu hoạch: Tổ hợp lai GL6 được thu hoạch lần

đầu ở 74 ngày sau trồng, tương tự giống đối chứng K.326 trong khi tổ hợp lai GL7 thu hoạch lần đầu ở 77 NST và muộn hơn 4 ngày so với giống đối chứng. Thời gian từ trồng đến thu hoạch lần cuối của tổ hợp lai GL6 ở 115 ngày sau trồng – tương tự giống đối chứng K.326. Tổ hợp lai GL7 được thu hoạch lần cuối ở 118 NST – muộn hơn 5 ngày so với giống K.326.

Tại Lạng Sơn các tổ hợp lai GL6, GL7 có tổng thời gian sinh trưởng trên

đồng ngắn hơn tại Cao Bằng do có mưa sớm hơn, với lượng đáng kể từ tháng 4. Vùng trồng thuốc lá Cao Bằng, Lạng Sơn có cơ cấu cây trồng 2 vụ/năm (thuốc lá – lúa) nên mặc dù các tổ hợp lai GL6, GL7 có thời gian sinh trưởng kéo dài hơn các năm trước nhưng không ảnh hưởng đến việc bố trí trong cơ cấu cây trồng tại đây.

Một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai

Theo dõi một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai trồng tại Cao Bằng, Lạng Sơn trong vụ xuân 2010 cho thấy:

- Về số lá thu hoạch: Tại Cao Bằng, các tổ hợp lai GL6, GL7 có số lá thu hoạch tương ứng 34,0 và 30,5 lá/cây. Các tổ hợp lai này có số lá thu hoạch

27

nhiều hơn rõ rệt so với giống C.176. Tại Lạng Sơn, các tổ hợp lai GL6, GL7 có số lá thu hoạch ở mức 27,3 và 26,7 lá/cây. Các tổ hợp lai này cũng có số lá thu hoạch cao hơn so với giống đối chứng K.326 tuy nhiên mức chênh lệch không lớn như tại Cao Bằng.

Bảng 16. Một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai GL6, GL7 ở vụ xuân 2010

Địa điểm Tổgi hốợp lai/ ng Sốho lá thu ạch (lá/cây)

Chiều cao cây

(cm) Đườthân (cm) ng kính GL6 34,0 119,8 2,68 C.176 (đ/c) 24,9 92,4 2,12 GL7 30,5 92,9 2,50 Cao Bằng C.176 (đ/c) 24,0 69,6 2,05 GL6 27,3 121,7 2,70 K.326 (đ/c) 22,7 92,4 2,54 GL7 26,7 116,4 2,81 Lạng Sơn K.326 (đ/c) 23,3 98,5 2,57

- Về chiều cao cây ngắt ngọn: Tại Cao Bằng, các tổ hợp lai GL6, GL7 có chiều cao cây ở mức cao hơn giống đối chứng C.176 với mức chênh lệch khá lớn: 27,4 và 23,3 cm. Tại Lạng Sơn, các tổ hợp lai GL6, GL7 có chiều cao cây lớn hơn tại Cao Bằng với 121,7 và 116,4 cm và lớn hơn đáng kể so với giống

đối chứng K.326.

- Về đường kính thân cây: Tại Cao Bằng, các tổ hợp lai GL6, GL7 có

đường kính thân cây lớn hơn đáng kể so với giống đối chứng C.176. Tại Lạng Sơn, các tổ hợp lai GL6, GL7 có đường kính thân lớn hơn so với tại Cao Bằng và lớn hơn so với giống K.326 .

So sánh với các giống đại trà C.176, K.326 tại Cao Bằng và Lạng Sơn, các tổ hợp lai GL6, GL6 có sức sinh trưởng khá; có số lá thu hoạch, chiều cao cây và đường kính thân cao hơn. Tại Lạng Sơn các tổ hợp lai có sức sinh trưởng tốt hơn tại Cao Bằng thể hiện ở chiều cao cây và đường kính thân lớn hơn.

Theo dõi kích thước các lá số 5, 10, 15 - đại diện cho một số vị trí lá của các tổ hợp lai thu được kết quả nhưở bảng 17.

Tại Cao Bằng: Ngoại trừ chiều rộng lá số 15 của tổ hợp lai GL7 tương

đương giống đối chứng C.176, các tổ hợp lai GL6, GL7 có chiều dài và chiều rộng lá vượt trội so với giống đối chứng C.176 ở cả ba vị trí lá.

Tại Lạng Sơn: Các tổ hợp lai GL6, GL7 cũng có chiều dài, chiều rộng lá vượt trội giống đối chứng K.326 ở cả 3 vị trí lá số 5, 10 và 15. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28

Bảng 17. Kích thước lá một số vị bộ của các tổ hợp lai GL6, GL7 tại Cao Bằng, Lạng Sơn ở vụ xuân 2010

Đơn vị tính: cm

Lá số 5 Lá số 10 Lá số 15

Địa

điểm Tổgi hợống p lai/ Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng GL6 55,2 25,5 62,3 22,1 59,7 19,8 C.176 (đ/c) 43,8 22,3 49,9 21,0 47,7 18,1 GL7 57,7 28,7 59,7 23,7 54,3 17,4 Cao B ằ ng C.176 (đ/c) 43,1 24,0 48,3 20,6 48,5 17,5 GL6 62,3 23,8 65,9 24,4 64,2 20,0 K.326 (đ/c) 56,6 21,3 61,9 22,2 58,3 18,6 GL7 59,5 25,8 67,4 25,4 64,9 20,4 L ạ ng S ơ n K.326 (đ/c) 55,4 20,8 59,3 20,6 57,2 18,6 Như vậy, các tổ hợp lai GL6, GL7 có kích thước lá lớn hơn rõ rệt so với các giống đối chứng C.176, K.326 thể hiện sức sinh trưởng tốt của chúng.

Một phần của tài liệu chọn giống thuốc lá lai có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ sản xuát nguyên liệu cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (Trang 26 - 29)