Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo giống dê

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 70 - 72)

Giống dê Số dê kiểm tra (con) Số dê nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Dê Cỏ 759 713 93,94a Dê Bách Thảo 527 374 70,97b Dê Boer 691 508 73,52b Tính chung 1977 1595 80,68

* Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo giống dê

Kết quả bảng 3.7 và biểu đồ ở hình 3.6 cho thấy:

Các giống dê khác nhau có tỷ lệ nhiễm giun, sán khác nhau. Tỷ lệ nhiễm giun, sán của 3 giống dê biến động từ 70,97% đến 93,94%. Trong đó, dê Cỏ có tỷ lệ nhiễm giun, sán cao nhất (93,94%), tiếp đến là dê Boer (73,52%), dê Bách Thảo nhiễm giun, sán thấp nhất (70,97%). Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê Cỏ so với dê Bách Thảo và dê Boer có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Qua khảo sát đàn dê nuôi tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang, chúng tôi nhận thấy, dê Cỏ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa cao hơn so với dê Bách Thảo và dê Boer là do đặc tính của dê và do điều kiện chăm sóc và ni dưỡng. Dê Cỏ có ưu điểm là chịu đựng kham khổ tốt, thích nghi với nhiều mơi trường khác nhau, thích ứng tốt với điều kiện chăn thả quảng canh, tận dụng cỏ, lá cây tự nhiên, ít đầu tư về kỹ thuật. Vì vậy, giống dê Cỏ hầu như được nuôi phổ biến khắp các tỉnh thành, trong đó có tỉnh Bắc Giang. Dê Cỏ chủ yếu được nuôi theo phương thức chăn thả quảng canh, vệ sinh thức ăn, nước uống chưa tốt, việc tẩy giun, sán định kỳ cho dê chưa được người chăn nuôi chú ý. Khác với dê Cỏ, dê Bách Thảo và dê Boer là 2 giống dê lai, tăng trọng nhanh, nhưng kém thích nghi với điều kiện chăn nuôi kham khổ nên ngồi thức ăn tự nhiên, dê cịn được bổ sung thêm thức ăn tinh, cơng tác vệ sinh thú y đảm bảo, có sử dụng thuốc tẩy giun, sán cho dê. Những nguyên nhân trên làm cho dê Bách Thảo và dê Boer nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ít hơn dê Cỏ.

Chedge R. và cs. (2013) [42] đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun, sán theo giống dê tại Ấn Độ và cho biết: tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở giống dê Sirohi là 100%, trong khi tỷ lệ nhiễm ở giống dê Barberi là 58,00%.

Olanike A. O. và cs. (2015) [93] cho biết, tại Nigeria các giống dê khác nhau thì tỷ lệ nhiễm giun, sán cũng khác nhau. Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun, sán ở giống dê Red Sokoto là 54,25%, cao hơn giống dê lùn Tây Phi (21,50%).

Như vậy, sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun, sán trên 3 giống dê ở tỉnh Bắc Giang cũng phù hợp với nhận xét của các tác giả trên.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)