Tuy có những nét riêng biệt, nhưng sự phát triển kinh tế thị trường các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore có những đặc điểm chung cơ bản giống nhau, đó là:
• Thứ nhất, vai trò của doanh nhân dưới sự điều tiết của “bàn tay thị trường“ được đề cao trong phát triển kinh tế. Vì vậy Nhà nước tập trung vào việc thực thi hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, coi khu
31
vực kinh tế tư nhân là hạt nhân của kinh tế thị trường, là giường cột và động lực của nền kinh tế.
• Thứ hai, xác định và thực thi vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Chính phủ các quốc gia Nhật Bản,Hàn Quốc và Singapore hạn chế sự tham gia vào hoạt động kinh doanh. Vì vậy tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước luôn rất nhỏ và sự tồn tại của khu vực kinh tế Nhà nước không bao giờ dẫn đến lấn át, chèn ép kinh tế tư nhân, mà là để giúp đỡ kinh tế tư nhân. Do đó Nhà nước chỉ đầu tư vào những ngành nhiều rủi ro hoặc tư nhân chưa đủ tiềm lực về tài chính hoặc kỹ thuật. Vì vậy, Nhà nước với tư cách đại diện cho lợi ích quốc gia, luôn đi đầu trong những lĩnh vực khó khăn phức tạp. Và sau khi đã vượt qua giai đoạn khởi đầu gian khó, khi doanh nghiệp đã hoạt động tốt, dần dần Chính phủ chuyển giao lại cho tư nhân thông qua chương trình tư nhân hóa.
Đồng thời Chính phủ các quốc gia Nhật Bản,Hàn Quốc và Singapore rất chú trọng việc xây dựng Chính phủ mạnh và hiệu quả; đội ngũ công chức được đào tạo kỹ càng, chuyên nghiệp hóa cao, để thực thi nhiệm vụ; đề xuất và thực thi tốt những chính sách thông minh, sáng suốt. Do vậy, hoặc kích thích khả năng sáng tạo và chủ động của các công ty tư nhân; hoặc bảo vệ quyền lợi chính đáng của tư nhân trong các cuộc xung đột; hoặc điều hòa tốt lợi ích tư nhân với nhau; hoặc điều hòa được lợi ích tư nhân với lợi ích Chính phủ, lợi ích cục bộ với lợi ích toàn cục.
3.1.3 Công nghiệp hóa thành công:
Cả ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đều thực hiện Công nghiệp hóa thành công.Trong đó Nhật Bản thành công sớm nhất, sau đó là Hàn Quốc rồi đến Singapore.
Cụ thể: những thành tựu đã dạt được của ba nước.
Nhật Bản:
• Năm 1987, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người của Nhật Bản đã vượt Mĩ, đến năm 1988 đạt 27.000 USD (Mỹ 22.000 USD). Năm 1968 con số này bằng 30% Mỹ, sau 20 năm bằng 120% Mỹ.
• Sản xuất công nghiệp: Nhật đứng đầu các ngành: công nghiệp đóng tàu, luyện thép, ôtô, ti vi màu, chất bán dẫn, điện tử tiêu dùng, người máy…
• Tài chính: Nhật Bản đứng “Số 1 thế giới” Nhật có dự trữ vàng và ngoại tệ lớn nhất thế giới, gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần Tây Đức. Năm 1986 trong số 500 ngân hàng lớn nhất thế giới, Nhật Bản có 98 ngân hàng. Trong 20 ngân hàng đứng đầu thế giới, Nhật Bản có 14 ngân hàng, xếp thứ tự 1-2-3-4-5 và 9-10; tài sản ở nước ngoài của Nhật Bản chiếm 36 % toàn thế giới (Mỹ 14%).
• Khoa học – kĩ thuật:
Từ 1978 – 1988 chi cho nghiên cứu khoa học tăng 2,7 lần chiếm 9 – 10% ngân sách. Năm 1984 có 17.800 viện nghiên cứu với 32 vạn cán bộ nghiên cứu (sau Liên Xô và Mỹ).
Năm 1987: Đứng đầu thế giới danh sách người được nhận bằng sáng chế nước ngoài ở Mỹ (17.288 bằng) gấp 2 Tây Đức (8.039) gấp 6 Pháp (2.990).
Hàn Quốc :
• Trong 14 năm (1977- 1991), tốc độ tăng trưởng GNP mỗi năm là 8,1%, tăng 4,1 lần so với năm 1979.
32
• Sản xuất công nghiệp có sự phát triển theo chiều sâu, tỷ trọng các ngành công nghiệp đều tăng qua các năm. Bước vào thập niên 1990, một số ngành công nghiệp của Hàn Quốc đã xếp hạng cao và tỷ lệ sản lượng trong thị phần thế giới khá lớn.
• Về ngoại thương, Hàn Quốc trở thành nước xuất khẩu tiêu biểu trong các nước NICs với tốc độ gia tăng xuất khẩu bình quân hằng năm là 30%. Xuất khẩu giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đóng góp GDP, quan trọng hơn so với giai đoạn cất cánh lần thứ nhất.
• Có thể cạnh tranh với nhiều nước phát triển trên thế giới về nhiều lĩnh vực như điện tử, sản xuất oto, hóa chất,... do giá thành rẻ và chất lượng sản phẩm cao. Khoa học- kỹ thuật cũng phát triển cao thể hiện trong công nghệ vi điện tử, chế tạo robot, tàu cao tốc, hóa sinh,...
• Những ngành công nghiệp then và đã được thế giới công nhận. Hàn Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới; đối với chất bán dẫn: đứng thứ 3 thế giới; hàng điện tử: đứng thứ 4. May mặc, sắt thép và các sản phẩm hóa dầu của Hàn Quốc đứng thứ 5 nếu xét về tổng giá trị và ô tô đứng thứ 6 trên thế giới. Ngành đóng tàu của Hàn Quốc là một ngành công nghiệp tiên phong trong 3 năm qua, chiếm 40% đơn đặt hàng đóng tàu của cả thế giới trong năm 2005.
• Là một nhà sản xuất ô tô lớn, Hàn Quốc sản xuất trên ba triệu xe hàng năm.
• Chiếm khoảng 11% thị phần toàn cầu, ngành sản xuất chất bán dẫn của Hàn Quốc là một ngành công nghiệp mũi nhọn đặc biệt là khi nói tới bộ nhớ động và chíp hệ thống (SOC).
Singapore:
• Thu nhập bình quân đầu người ở Singapore đạt mức tương đương như ở Mỹ, tăng từ mức 16% năm 1965 lên mức 67% năm 2004.
• Vốn vật chất gia tăng chiếm hơn một nửa mức tăng trưởng kinh tế. Nguồn vốn bao gồm nhà máy, thiết bị, bất động sản phòng ốc có mức tăng là 11,3% một năm, trung bình cứ 6 năm lại tăng gấp đôi.
3.1.4 Khuyến khích xuất khẩu:
Yếu tố then chốt trong phát triển của ba nước, giúp tìm thu ngoại tệ và mở rộng thị trường
3.1.5 Tăng trưởng dựa trên phát triển và cải tiến công nghệ:
Việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất đã làm tăng năng suất cung như chất lượng sản phẩm
3.2 Những điểm khác biệt của ba mô hình kinh Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore:
Do sự khác nhau về nhiều mặt như: vị trí địa lý, diện tích,dân số, chính trị, lịch sử, văn hóa…. nên Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore có sự khác nhau trong mô hình phát triển kinh tế, cũng như cách thức và sự lựa chọn các biện pháp cụ thể để phát triển kinh tế khác nhau.
Nhật Bản là nước phát triển và cất cánh trước nhờ vào mô hình phát triển kinh tế của mình dự vào các mô hinh kinh tế cổ điển vận dụng hiệu quả và rút ngắn các giai đoạn
33
thực hiện chủ trương đi tắt đón đầu.kết quả kinh tế Nhật Bản đã cất cánh tạo tiền đề cho Hàn Quốc và Singapore học tập.
Tuy nhiên việc ứng dụng mô hình phát triển của Nhật Bản và nền kinh tế của mình một cách máy móc sẽ là không phù hợp với tiềm năng và nội lực của đất nước.chính vì vậy Hàn Quốc và Singapore đã ứng dụng và tiếp thu có chọn lọc vào nền kinh tế. Cụ thể ta có thể quan sát diễn biến sự phát triển kinh tế của các nước này qua từng giai đoạn.
Nhật Bản :
Giai đoạn 1: Từ 1946-1950 khôi phục kinh tế sau chiến tranh Thế Giới thứ II. Tháng 6-1950 chiến tranh Triều Tiên đã đưa Nhật Bản đã đưa Nhật Bản vào thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng. Năm 1951 kinh tế Nhật hồi phục bằng trước chiến tranh.
Giai đoạn 2: Từ 1951- 1973 giai đoạn phát triển thần kỳ. Giai đoạn này Nhật có tốc độ tăng trưởng hai chữ số,giai đoạn này Nhật đuổi kiệp các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới.
Giai đoạn 3: 1974-1990 khủng hoảng và suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Cú sốc dầu lữa khiến Nhật bước vào thời kỳ tăng trưởng âm,kinh tế suy thoái nghiêm trọng. Từ 1986-1990 Nhật rơi vào thời kỳ bong bong kinh tế.
Giai đoạn 4: Từ 1991-2000 sự đổ vỡ của bong bóng kinh tế, trì trệ kéo dài, tăng trưởng thấp khoảng 0,5 %/năm.
Giai đoạn 5: Từ 2000 đến nay : Nhật Bản thoát khỏi suy thoái, cải tiến và phát triển kinh tế.
Như vậy Nhật Bản cất cánh theo 5 giai đoạn chính là : xã hội truyền thống- giai đoạn chuẩn bị cất cánh- giai đoạn cất cánh- giai đoạn suy thoái- cuối cùng lai giai đoạn tân phát triển, giai đoạn trưởng thành về công nghệ.
Hàn Quốc:
Mô hình tăng trưởng kinh tế lại trải qua hai lần cất cánh. Tức là trải qua 5 giai đoạn. • Giai đoạn 1: xã hội truyền thống
• Giai đoạn 2: chuẩn bị cất cánh là giai đoạn 1945-1959 giai đoạn tái cấp thiết kinh tế , khắc phục hậu quả chiến tranh và tăng trưởng kinh tế.
• Giai đoạn 3: cất cánh lần thứ nhất 1960- 1980, là giai đoạn thực thi hàng loạt các chính sách kinh tế hiệu quả và thực hiện các chiến lược phát triển bằng 4 lần kế hoạch 5 năm. Giúp nền kinh tế luôn tăng trưởng cao.
• Giai đoạn 4 : cất cánh lần 2, giai đoạn 1981-1993. Do giảm sự can thiệt của chính phủ vào nền kinh tế thúc đẩy kinh tế phát triển tự nhiên, đồng thời khuyến khích kinh tế tư nhân , tư bản phát triển. thực hiện các chính sách tăng cường suất khẩu. kết quả là trong suốt 14 năm dạt mức tăng trưởng cao trên 8%.
• Giai đoạn 5: giai đoạn 1993 đến nay là giai đoạn trưởng thành về công nghệ.
Singapore:
Mô hình tăng trưởng kinh tế của Singapore chỉ trải qua 3 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: là giai đoạn chuẩn bị cất cánh gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ 1959-1970. Năm 1959, Singapore thoát khỏi sự kiểm soát của đế quốc Anh. Từ 1963- 1966 là một phần của liên bang Malaysia. Năm 1964, Singapore đặt nền móng cho việc tách khỏi Malaysia, giai đoạn này Singapore gặp rất nhiều khó khăn. Giai đoạn này Singapore thực thi chính sách tự do hóa thương mại đến năm 1965 trở đi thu nhập bình
34
quân đầu người đã tăng gấp đôi so với Malaysia.Giai đoạn sau từ 1970-1990: Thực hiện tái cơ cấu kinh tế, kết quả là đầu tư tăng gấp đôi, thu nhập tăng hơn 40% vào đầu thập niên 1980, tỉ lệ dự trữ tăng cao là nền móng cho đầu tư và phát triển. Nhờ chính sách công nghiệp hóa gắn liền xuất khẩu, FDI tăng mạnh nhờ chính sách thu hút đầu tư đúng đắn.
• Giai đoạn 2: giai đoạn cất cánh 1990-2004. Thu nhập bình quân của Singapore tăng gần bằng nước Mỹ. Đầu tư chiếm gần 80% tổng sản phẩm quốc nội .tổng xuất nhập khẩu kết hợp đem lại doanh thu gấp 3 lần GDP. Hàng rào thuế quan được hạn chế xuống thập nhất.
• Giai đoạn 3 : là giai đoạn từ năm 2005 đến nay, giai đoạn trưởng thành về công nghệ.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu về mô hình tăng trưởng kinh tế của ba nền kinh tế lớn Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, phân tích đặc điểm tương đồng và khác biệt của ba nền kinh tế để trả lời cho câu hỏi: tại sao Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã trở thành những cường quốc kinh tế, khi có suất phát điểm thấp,tài nguyên khan hiếm, điều kiện tự nhiên vô cùng khó khăn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế.
Từ việc vận dụng sang tạo mô hình phát triển kinh tế cổ điển vào để phát triển kinh tế của đất nước mình. Cụ thể hóa các giai đoạn phát triển kinh tế theo từng thời điểm xác định từ các mục tiêu phương hứơng phát triển giúp các quốc gia này có những chính sách kinh tế kịp thời và hiệu quả.
Thành công của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore phần lớn là do sự đúng đắn trong việc xác định theo mô hình kinh tế thị trường, kinh tế mở và hướng ngoại dưới sự điều tiết linh hoạt của nhà nước. khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước,thực hiện công nghiệp hóa gắn liền với suất khẩu. Đề cao và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tư nhân phát triển,chú trọng đến giáo dục đào tạo,phát triển kinh tế trí thức. khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao. Đầu tư nhiều cho phát triển các ngành khoa học tiên tiến, chuyển hướng tập trung cho dịch vụ, tăng cường hợp tác quốc tế…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
• Giáo trình kinh tế học phát triển- TS Nguyễn Trí Hải
• Qúa trình phát triển kinh tế- xã hội của Hàn Quốc (1961- 1993) và kinh nghiệm đối với Việt Nam- TS Hoàng Văn Hiển
• Lịch sử thế giới hiện đại - NXB Giáo dục (2009)
• Giáo trình kinh tế phát triển – Trường ĐH Kinh tế quốc dân(2006). • http://tailieu.vn
35 DANH SÁCH NHÓM 4 – K09401 1. Hoàng Nữ Ngọc Anh K094010001 2. Lê Thế Đức K094010021 3. Nguyễn Thị Thu Hằng K094010030 4. Nguyễn Thị Thu Hằng K094010032 5. Phạm Thị Thúy Hằng K094010033 6. Lê Ngọc Hưng K094010046 7. Trần Văn Hưng K094010048 8. Ngô Thị Hoài Liên K094010057 9. Nguyễn Khoa Nam K094010067 10. Ngô Hồng Nhung K094010075 11. Đặng Thị Nhung K094010076 12. Nguyễn Văn Phúc K094010083 13. Nguyễn Nhật Quang K094010087 14. Trần Thị Hoài Thanh K094010091 15. Nguyễn Thị Thoa K094010097 16. Trần Thị Trang Thu K094010099 17. Nguyễn Thị Uyên K094010118
36
MỤC LỤC
LỜI MỞĐẦU... 1
CHƯƠNG I: CÁC LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:... 3
1.1Giới thiệu chung:... 3
1.2Khái niệm tăng trưởng kinh tế:... 3
1.3 Mô hình tăng trưởng Kinh tế:... 3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN, HÀN QUỐC VÀ SINGAPORE:... 5
2.1Nhật Bản:... 5
2.1.1 Tổng quan:... 5
2.1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản:... 6
2.1.2.1 Giai đoạn 1946 - 1950: Khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai:7 2.1.2.2 Giai đoạn 1951 – 1973: Giai đoạn phát triển thần kỳ: ... 8
2.1.2.3 Giai đoạn 1974 –1990: Khủng hoảng và suy thoái kinh tế:...Error! Bookmark not defined. 2.1.2.4 Giai đoạn 1974-1985: Không ổn định:... 9
2.1.2.5 Giai đoạn 1986- 1990: Thời kỳ bong bóng kinh tế:... 10
2.1.2.6 Giai đoạn 1991-2000: Sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng: ... 11 2.1.2.7 Giai đoạn 2001 – nay: Thoát khỏi suy thoái, cải tiến và phát triển kinh tế:13
37
2.2Hàn Quốc:... 13
2.2.1 Tổng quan:... 13
2.2.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế trong từng giai đoạn:... 15
2.2.2.1 Giai đoạn 1945- 1959: Giai đoạn tái kiến thiết đất nước:... 15
2.2.2.2 Giai đoạn 1960- 1980: Giai đoạn cất cánh kinh tế lần thứ nhất:... 16
2.2.2.3 Giai đoạn 1980- 1993: Giai đoạn cất cánh kinh tế lần thứ hai:... 19
2.2.2.4 Giai đoạn 1993- nay: Giai đoạn phát triển: ... 20
2.3Singapore:... 22
2.3.1 Tổng quan:... 22
2.3.2 Phân tích thành công mô hình tăng trưởng Singapore:... 23
2.3.2.1 Giai đoạn 1959 – 1970: ... 23
2.3.2.2 Giai đoạn 1970 – 1990: ... 24
2.3.2.3 Giai đoạn 1990- 2004:... 26
2.3.2.4 Giai đoạn 2005 đến nay:... 28
CHƯƠNG III: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN,HÀN QUỐC, SINGAPORE... 29
3.1 Những điểm tương đồng của ba mô hình kinh Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore:... 29
3.1.1 Xuất phát điểm: ... 29
3.1.2 Mô hình nhà nước thể chế phát triển ... 30
3.1.2 Công nghiệp hóa thành công:... 31
3.1.4 Khuyến khích xuất khẩu: ... 32
3.1.5 Tăng trưởng dựa trên phát triển và cải tiến công nghệ:... 32
3.2... Những điểm khác biệt của ba mô hình kinh Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore: ... 32
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO... 34