Giai đoạn 1990 2004:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Mô hình tăng trưởng kinh tế Nhật bản, Hàn quốc, Singapore những điểm tương đồng và khác biệt (Trang 26 - 28)

™ Thực trạng:

Từ năm 1990, phát triển giáo dục và sản xuất.

Tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 2% vào những năm 1990.

Thời kỳ sau năm 1997 – 1998 châu Á rơi vào khủng hoảng tài chính.

Tỷ lệ đầu tư tiếp tục vượt quá 30% trong thập niên 1990. Sau đó giảm xuống dưới mức 20% vào năm 2003 và 2004 do nền kinh tế trải qua thời kỳ suy thoái ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 tậi Mỹ. Và căn bệnh SARS năm 2003 đã gây nhiều hoang mang lo lắng. Dẫn đến sự đình trệ trong hoạt động xây dựng cũng như sụt giảm đáng kể nguồn vốn dự trữ.

Thu nhập bình quân đầu người ở Singapore đạt mức tương đương như ở Mỹ, tăng từ mức 16% năm 1965 lên mức 67% năm 2004.

Vốn vật chất gia tăng chiếm hơn một nửa mức tăng trưởng kinh tế. Nguồn vốn bao gồm nhà máy, thiết bị, bất động sản phòng ốc có mức tăng là 11,3% một năm, trung bình cứ 6 năm lại tăng gấp đôi.

Việc khan hiếm nhân công trên thị trường tạo điều kiện cho số đông phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động 54% vào năm 2004.

Mức thực đầu tư nước ngoài của quốc gia cuối năm 2004 là tương đương 85% Tổng sản phẩm quốc nội thấp một cách đáng ngạc nhiên nếu căn cứ vào mức thặng dư tài khoản vãng lai tích lũy rất cao trong nhiều năm qua.

Thặng dư tài khoản vãng lai nước ngoài nước ngoài đã vượt quá 18% tổng thu nhập quốc dân, tăng đến mức 29% trong năm 2005. Nguồn vốn dự trữ nước ngoài chính thức của Singapore đã lên đến 184 tỷ đôla Singapore vào cuối năm 2004. Tương đương 105% Tổng thu nhập quốc dân trong năm này.

Lạm phát trong nước thấp và bình ổn.

Nền kinh tế Singapore đặc biệt mở rộng cửa cho kinh doanh quốc tế. Tạo ra cuộc cạnh tranh toàn cầu cũng như tín hiệu về giá cả. Và nhiều năm nay việc nhập và xuất khẩu hàng hóa kết hợp đã đem lại một doanh số gấp 3 lần GDP.

Việc tham dự thị trường hối không bị giới hạn; Hàng rào thuế quan ở mức tối thiểu hay hầu như không có.

™ Các biện pháp thực hiện và thành quảđạt được.

Từ năm 1990, phát triển giáo dục và sản xuất đã góp phần đẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế lên đến gần 40%( mức tăng 2,4%). Tỷ lệ giữa vốn và sản lượng của Singapore tăng từ 1lên mức 3 năm 2000.

Vào năm 1993 thì Singapore đã là nước chủ nhà của 115 ngân hàng nước ngoài. GNI gia tăng đều đặn có khi vượt quá 50% vào thập niên 1990. Singapore đã đạt được thành tích có mức tỷ lệ dự trữ cao nhất thế giới.Kể từ năm 2000 đến nay, tỷ lệ này luôn đạt mức trung bình 43%.

27

Việc chi tiêu công rất chặt chẽ, cho thấy đó là nền tảng cho ngân sách dồi dào của Singapore. Khác với quốc gia đang phát triển khác, ở đây không có sự cạn kiệt ngân sách vì các công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ hay vì những khoản trợ cấp lớn lao cho cho xăng dầu, điện năng hoặc những mặt hàng thực phẩm. Singapore tránh được những cuộc khủng hoảng ngân hàng gây tổn hại vốn.

Thời kỳ sau năm 1997 – 1998 châu Á rơi vào khủng hoảng tài chính, Singapore lại phát triển hơn nữa để tiên tới một nên kinh tế tri thức có tính chất cạnh tranh toàn cầu và tiên tiến. Việc tái cơ cấu tiếp diễn nhằm mục đích đảm bảo tính cạnh tranh dài hạn .Công nghệ hóa chất, sinh hóa và dược phẩm được nhắm đến việc làm giảm bớt sự lệ thuộc vào ngành công nghệ IT xoay vòng vốn chi phí cao nhưng không ổn định với mức lãi ngày một giảm sút.

Nhờ can thiệp trực tiếp phản ánh chu kì bất thường trong thời gian diễn ra những yếu tố bất lợi bên ngoài. Như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Chính quyền đã trực tiếp can thiệp vào viịec tạm thời hạ thấp chi phí của doanh nghiệp. Dựa trên quyền lực của mình đối với dịch vụ tiện ích công cộng và hạ thấp tỷ lệ đóng góp của giới chủ vào quỹ dự phòng (CPF). Khiến cho các công ty đa quốc gia an tâm hơn về sự cam kết của Nhà nước trong việc giúp họ duy trì tính cạnh tranh toàn cầu. Phương pháp này giúp nền kinh tế Singapore trở lại con đường phát triển của nó vào giữa năm 1999.

Trong cuộc suy thoái 2001, những người thất nghiệp đã nhận được phúc lợi như tiền thuê nhà, tiền chi trả cho những tiện nghi điện nước.

Việc thực hiện đúng đắn những biện pháp tài chính trong nhiều thập niên vừa qua cũng như dành dụm những khỏan thặng dư trong thời kỳ phát đạt.Đã đem đến một sự tích lũy đáng kể về tài sản thực của Nhà nước ước tính vào khoảng 120%GDP vào đầu năm 2004.Làm cho Singapore trở nên khác biệt với những quốc gia khác, nơi mà sự thâm hụt lũy tiến về ngân sách và có thể dẫn đến những khoản nợ của Nhà nước.

Chính sách kinh tế đã góp phần vào việc tiết kiệm ở mức cao trong các hộ gia đình và thành phần doanh nghiệp. Kết quả trực tiếp của chính sách tài chính, như là hiệu số giữa thu nhập và chi tiêu lên đến con số khoảng 12%GDP trong thập niên 1990– 2001.

Lạm phát trong nước thấp và bình ổn tạo điều kiện thuận lợi trong việc duy trì sức cạnh tranh về lâu dài đối với bên ngoài.Việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thì không hạn chế. Quỹ dự trữ ngoại tệ chính thức được ghi nhận là vào khoảng 130 tỉ đôla Mỹ vào giữa năm 2006, là mức cao nhất trên thế giới tính theo đầu người.

Việc tham dự thị trường hối không bị giới hạn và việc bảo hộ nhập khẩu rất thấp trong nhiều thập niên. Thuế nhập khẩu hiện nay chỉ đánh trên một số mặt hàng lựa chọn như xe hơi, rượu…

Nền kinh tế mở rộng cho các nguồn tư bản trên toàn thế giới.Vào cuối thập niên thù các công ty do nước ngoài kiểm soát đã tạo ra 42% GDP và hơn 3/4 giá trị thặng dư ở khu vực sản xuất.

Chính sách khích lệ xã hội ở Singapoređem lại kết quả trong lĩnh vực nhà cửa công ích. Vào năm 2005,hơn 88% dân số đã sống trong các ngôi nhà do nhà nước xây lên và 93% đã sở hữu được nhà cửa của mình.

Singapore khuyến khích các công ty của mình đặt văn phòng ở những địa điểm bên ngoài khối ASEAN và châu Á. Để hỗ trợ cho sự tăng trưởng thương mại nhanh chóng,

28

một loạt các thỏa ước thương mại song phương và thỏa ước Hợp tác kinh tế Toàn diện đã hoàn tất với nhiều quốc gia.

Ở Singapore, thành phần kinh tế Nhà nước chứ không phải tư nhân bản địa là động lực cho sự phát triển. Một bàn tay vô hình phụng sự cho những phúc lợi chung thông qua tư lợi được dẫn dắt bởi một bàn tay hữu hình mạnh mẽ của nhà nước thông qua một sự can thiệp đầy thiện ý. Không có nguyên tắc nền tảng cho một thị trường không định hướng hay phi can thiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tiểu luận Mô hình tăng trưởng kinh tế Nhật bản, Hàn quốc, Singapore những điểm tương đồng và khác biệt (Trang 26 - 28)