Xuất phát điểm:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Mô hình tăng trưởng kinh tế Nhật bản, Hàn quốc, Singapore những điểm tương đồng và khác biệt (Trang 29 - 30)

Cả 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đều có suất phát điểm thấp, là những nước kém phát triển.Thu nhập thấp, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp như Nhật Bản và Hàn Quốc, phụ thuộc vào nước ngoài nhiều như Singapore.

Là những nước khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Kinh tế bị chiến tranh tàn phá, cụ thể:

™ Nhật Bản:

• Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản là một trong những nước bại trận, bên cạnh phải bồi thường tổn thất cho những nước thắng trận, Nhật Bản còn bị lệ thuộc vào nước ngoài.

• Kinh tế bị tàn phá nặng nề, sản xuất bị gián đoạn: 34% máy móc, 25% công trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá hủy, sản xuất công nghiệp năm 1946 bằng 1/4 trước chiến tranh…

• Thất nghiệp gia tăng: 13,1 triệu người thất nghiệp năm 1946.

• Tổng cầu vượt tổng cung khiến cho lạm phát tăng tốc nhanh chóng. Nạn đói tuy được ngăn chặn song thức ăn tồi và thiếu đã gây ra nạn suy dinh dưỡng và ngộ độc ở nhiều nơi.

• Tình hình trên buộc Nhật Bản phải nhờ “Viện trợ” của Mỹ để phục hồi kinh tế: 1945 – 1950 vay 14 tỷ USD. Từ 1945 – 1950: Kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mỹ.

™ Hàn Quốc:

• Giai đoạn 1945- 1959, do ảnh hưởng của chiến tranh Thế giới lần thứ ba, kinh tế Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn, thủ đô Seoul và nhiều thành phố khác; nhiều nhà máy, hầm mỏ, tàu thuyền, nhà cửa, làng mạc,… bị tàn phá nặng nề.

30

• Công nghiệp lạc hậu, thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ lao động có tay nghề.

• Diện tích đất nước nhỏ hẹp, đất đai cằn cỗi, tài nguyên khan hiếm.

• Dân số đông, nghèo đói, thất nghiệp tràn nan. Theo thống kê, có khoảng 100 nghìn trẻ em mồ côi và 300 nghìn quả phụ chiến tranh.

• Chính trị bất ổn định.

• Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, kinh tế Hàn Quốc cũng gặp một số thuận lợi. Trong thời kì này, Mỹ lợi dụng Hàn Quốc để xây dựng lực lượng quân sự tại Đông Á nên có nhiều chính sách viện trợ và vận động các nước khác thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc viện trợ cho Hàn Quốc. Trong thời kì này chỉ xuất hiện hình thức viện trợ, chưa xuất hiện hình thức đầu tư trực tiếp của Mỹ cho Hàn Quốc, do Mỹ thấy khó tìm được cơ hội kinh doanh tại đất nước mới bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh.

• Trong bối cảnh kinh tế- xã hội khó khăn, người dân Hàn Quốc luôn có quyết tâm cao độ trong sự nghiệp phục hưng đất nước, vượt qua sự đói nghèo, lạc hậu để phát triển.

• Singapore:

• Năm 1959, người Anh đã dần nhượng bộ quyền kiểm soát phần lớn các hoạt động cai trị thuộc địa, từng được áp đặt ở Singapore.

• Từ năm 1963- 1965, Singapore là một phần lãnh thổ của Liên bang Malaysia. Chính quyền Singapore lên tuyên bố nhậm chức để điều hành đất nước, chủ yếu là vì lý do kinh tế.

• Bất bình ngày càng leo thang đã dẫn đến cuộc bạo động chủng tộc diễn ra qui mô vào năm 1964. Đặt một nền móng khởi đầu cho việc tách Singapore ra khỏi Malaysia . Đánh dấu sự ra đời hết sức gian truân của một quốc gia.

• Tuy nhiên chi phí quốc phòng xem như là điều kiện bắt buộc, cho dù mức ngân sách thu nhập không đáng kể. Singapore phải lệ thuộc các nước bên ngoài về nguồn lương thực, chất đốt và nguồn nước sạch.

• Sự tác động vào việc tăng giá nhập khẩu hàng hóa được cảm nhận rõ rệt. Đất nước không hề có nguyên liệu công nghiệp và nông nghiệp. Không có thị trường nội địa rộng lớn. Trong khi đất nước đang áp dụng chủ nghĩa dân tộc trong các vấn đề kinh tế với mô hình “trục trọng tâm - nan hoa” – một mô hình thương mại trung chuyển truền thống.

• Nội tình đất nước luôn tiềm tàng mối đe dọa của chủ nghĩa đối lập và các liên minh quân đội. Tỷ lệ thất nghiệp ít nhất là 10%, vấn đề nhà ở diễn ra hết sức quan trọng. Bộ máy chính quyền mới thành lập và ít kinh nghiệm phải đối mặt với một trọng trách to lớn trong việc cố gắng tạo dựng một sự nhận thức đúng đắn về thế chế quốc gia đối với dòng người nhập cư đa thành phần. Trình độ dân trí hết sức nghèo nàn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Mô hình tăng trưởng kinh tế Nhật bản, Hàn quốc, Singapore những điểm tương đồng và khác biệt (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)