CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
2.2. Thực tiễn thực hiện ký kết và thực hiện giao dịch bảo đảm
2.2.2 Thực tiễn thực hiện biện pháp thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng nhiều trong đời sống xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển mạnh như hiện nay thì biện pháp này đang ngày càng phát huy những ưu điểm của mình trong việc xác lập các giao dịch dân sự và thương mại. Qua việc tìm hiểu biện pháp trên sẽ giúp cho chúng ta thấy một cái nhìn cụ thể và thấu đáo hơn về biện pháp bảo đảm này trong quan hệ nghĩa vụ dân sự; giúp cho các cá nhân, kể cả pháp nhân tránh được những rủi ro khi xác lập các giao dịch dân sự.
Ví dụ: Anh Lê Hoàng Nam dùng căn nhà 82 m2 tại Đà Lạt trị giá 1 tỷ 200 triệu của mình để thế chấp bảo đảm cho khoản vay 700 triệu đồng. Toàn bộ nghĩa vụ thanh toán của anh A sau khi đáo hạn theo hợp đồng là 780 triệu đồng (gồm tiền gốc và tiền lãi). Căn hộ anh A thế chấp bán được 1 tỷ . Vì vậy, anh Lê Hồng Anh được lấy lại 220 triệu đồng mà khơng phải mất tồn bộ giá trị căn hộ thế chấp khi anh không trả được nợ vay.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, bên thế chấp “Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này” (khoản 8, Điều 320 về “Nghĩa vụ của bên thế chấp”); đồng thời được “Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thoả thuận”, “Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hố ln chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh”; “Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa ln chuyển trong q trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên
nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật” và “Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp” (các khoản 1, 4, 5 và 6, Điều 321 về “Quyền của bên thế chấp”).
Tuy nhiên, Bộ luật lại khơng đề cập gì đến việc được hay khơng được góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất và tài sản khác theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014, nhất là góp vốn thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, không thành lập pháp nhân. Vì vậy, khơng rõ trường hợp đã góp vốn lại mang tài sản đi thế chấp và ngược lại có vi phạm pháp luật hay không và phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như thế nào?
Như vậy, thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
được áp dụng nhiều trong đời sống xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển mạnh như hiện nay thì biện pháp này đang ngày càng phát huy những ưu điểm của mình trong việc xác lập các giao dịch dân sự và thương mại. Qua việc tìm hiểu biện pháp trên sẽ giúp cho chúng ta thấy một cái nhìn cụ thể và thấu đáo hơn về biện pháp bảo đảm này trong quan hệ nghĩa vụ dân sự; giúp cho các cá nhân, kể cả pháp nhân tránh được những rủi ro khi xác lập các giao dịch dân sự