3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.2.1. Đóng góp vào ngân sách của các doanh nghiệp ở Việt Nam
Để xem xét hiệu quả xã hội thơng qua mức đóng góp vào ngân sách của các doanh nghiệp ở Việt Nam, Mức đóng góp vào ngân sách của doanh nghiệp được tính bằng các khoản thuế, phí mà doanh nghiệp đã nộp trong năm (tính từ 1/1 đến 31/12 một năm). Mặc dù các loại phí và thuế (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) sẽ được tính vào giá thành sản phẩm và do người tiêu dùng trả nhưng theo cách tính của Bộ Tài chính, số liệu nộp ngân sách được tính chung tất cả các khoản thuế, phí mà doanh nghiệp đã nộp trong năm tài chính. Luận án sử dụng số liệu nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp theo cách tính này.
Đơn vị: % 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 DN tư nhân DNNN FDI
Hình 3.5: Tỷ trọng nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, số liệu nộp ngân sách của khu vực tư nhân bao gồm cả khu vực doanh nghiệp tư nhân và khu vực kinh tế hộ gia đình nên khơng thể sử dụng để so sánh riêng khu vực DN tư nhân với khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI. Vì vậy, Luận án sử dụng số liệu về mức đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp từ Điều tra doanh nghiệp của TCTK. Mặc dù chưa hoàn toàn trùng khớp với số liệu báo cáo của Bộ Tài chính nhưng số liệu về đóng góp vào ngân sách từ cuộc Điều tra DN của TCTK có thể cho thấy góc nhìn tổng quan cũng như xu hướng thay đổi về mức độ đóng góp vào ngân sách của từng khu vực doanh nghiệp.
Số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2019 chỉ có số thuế thu nhập doanh nghiệp mà khơng có các thơng tin khác, nên số liệu trong phần này chỉ bao gồm từ năm 2005 đến 2018. Với tốc độ tăng của doanh nghiệp tư nhân thì xu hướng chung đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực này có thể giả định là tiếp tục tăng trong năm 2019.
Việc thực hiện chính sách cổ phần hóa DNNN đã làm giảm số lượng DNNN và do đó, mức đóng góp vào ngân sách của khu vực doanh nghiệp này cũng giảm dần theo thời gian. Tỷ trọng đóng góp vào ngân sách của khu vực DN FDI hầu như ít có sự thay đổi trong cả giai đoạn nghiên cứu, cao nhất là 40% năm 2005 và thấp nhất là 20% năm 2009. Trong những năm gần đây, tỷ trọng đóng góp vào ngân sách của DN FDI ổn định ở mức 30%.
Cùng với sự gia tăng quy mô, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang đóng góp ngày càng nhiều vào nguồn ngân sách của nhà nước, và mức chênh lệch giữa các loại hình doanh nghiệp trong đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày càng thu hẹp. Khu vực doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế, cũng như đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Tính chung trong tổng thu ngân sách từ doanh nghiệp, thu từ khu vực doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nội địa nói riêng và của
tổng thu ngân sách nhà nước nói chung. Trong giai đoạn 2005-2018, đóng góp vào ngân sách của khu vực doanh nghiệp tư nhân tăng liên tục, và kể từ năm 2015 đến 2018, khu vực doanh nghiệp tư nhân là khu vực có mức đóng góp vào ngân sách nhà nước lớn nhất. Nếu như năm 2005, khu vực doanh nghiệp tư nhân chỉ nộp vào ngân sách hơn 22 nghìn tỷ đồng, thì đến năm 2018, khu vực này đã nộp ngân sách hơn 380 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 17 lần so với năm 2005. Mặc dù số lượng DNNN giảm do chính sách sắp xếp và cổ phần hố nhưng khoản đóng góp của khu vực này vào ngân sách vẫn giữ ở mức cao, đạt 180 nghìn tỷ đồng năm 2018, so với mức 52 nghìn tỷ đồng năm 2005.
Đơn vị: nghìn tỷ đồng Nghìn tỷ 900.00 800.00 700.00 600.00 500.00 400.00 300.00 200.00 100.00 0.00 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 FDI 52.45 24.70 76.81 46.59 54.38 86.33 110.3 165.1 154.8 159.8 179.2 229.9 202.6 232.9 DNNN 52.08 56.77 80.68 68.53 129.5 141.5 163.6 195.5 252.0 242.1 190.2 188.3 175.1 180.7 DN tư nhân 22.84 31.41 56.48 85.39 91.16 134.2 162.7 168.6 168.7 202.2 210.7 305.2 325.4 380.2
Hình 3.6: Nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp
Nguồn: Tính tốn từ số liệu Điều tra DN từ năm 2005- 2018 của TCTK
Kết quả này cho thấy vai trò quan trọng của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế và hiệu quả của các chính sách phát triển khu vực tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng, đặc biệt từ sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực (từ 2015). Có thể thấy, các chính sách phát
triển doanh nghiệp, cùng với việc cải thiện môi trường kinh doanh đang phát huy được hiệu quả.