3.5. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
3.5.2. Về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp
Chưa thấy sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp trong các ngành khai khoáng, chế biến chế tạo, xây dựng và kinh doanh BĐS, và
dịch vụ
Xét theo ngành kinh doanh, trừ mơ hình (1) cho thấy doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo có doanh thu biên của vốn đầu tư, và doanh nghiệp ngành xây dựng và dịch vụ BĐS có lợi nhuận biên cao hơn so với ngành cơng nghiệp khai khống, các mơ hình cịn lại chưa thấy tác động của sự khác biệt về ngành kinh doanh tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Như vậy, chưa đủ cơ sở để chấp nhận giả thiết H3.
Doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng cao
Quy mơ doanh nghiệp có tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2006-2019, doanh nghiệp có quy mơ nhỏ có hiệu quả đầu tư thấp hơn so với DN có quy mơ lớn và quy mơ vừa ở tất cả các chỉ tiêu hiệu quả và ở cả 3 khu vực doanh nghiệp. Điều này chứng minh giả thiết H4 là đúng. Doanh nghiệp có quy mơ lớn có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực về tín dụng, về đất đai, và thông tin. Với ưu thế về quy mô, doanh nghiệp lớn cũng thuận lợi hơn khi tiến hành các hoạt động đầu tư cần vốn lớn và thời gian đầu tư dài. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ gặp khó khăn khi huy động vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư. Thêm nữa, các doanh nghiệp nhỏ cũng sẽ khó tiếp cận vốn vay từ ngân hàng do thiếu tài sản thế chấp.
Các khoản vay nợ làm giảm hoạt động đầu tư của khu vực doanh nghiệp tư nhân
Kết quả ước lượng mơ hình (2) cho thấy, việc vay nợ đang là rào cản của hoạt động đầu tư ở các doanh nghiệp tư nhân. Theo thời gian, tốc độ tăng vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp tư nhân đang giảm dần. Các khoản vay nợ là gánh nặng và làm giảm hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tư nhân. Điều này phù hợp với giả thiết H5.
Môi trường kinh doanh chưa hỗ trợ tốt cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam
Ngoài ra, kết quả ước lượng các mơ hình (1), (2), (3) cũng cho thấy ảnh hưởng của môi trường đầu tư kinh doanh tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo đó, hệ số ước lượng của các chỉ số đại diện môi trường kinh doanh có tác động rất nhỏ đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam. Có thể thấy, môi trường kinh doanh vẫn chưa hỗ trợ tốt cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp.
Tóm tắt chương 3:
Chương 3 đã phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2005-2019. Trong bối cảnh Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã có những sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh mới, các doanh nghiệp tư nhân được tạo nhiều điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể thấy, trong giai đoạn này số lượng doanh nghiệp đã tăng lên rất nhanh, đặc biệt là doanh nghiệp ở khu vực tư nhân. Về quy mô doanh nghiệp, đa phần doanh nghiệp ở Việt Nam là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa, số lượng doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Các chính sách khác liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Đất đai, các chính sách tín dụng…đã có những sửa đổi đề phù hợp với bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các cam kết quốc tế.
Xét theo hiệu quả kinh tế-xã hội, sự đóng góp của các doanh nghiệp ở Việt Nam vào ngân sách nhà nước đã tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2019, và doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua DNNN và DN FDI trong việc đóng góp vào ngân sách nhà nước. Hiệu quả lao động cũng tăng lên theo thời gian ở các doanh nghiệp ở Việt Nam. Mặc dù khu vực DN tư nhân có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất so với khu vực DNNN và khu vực DN FDI nhưng năng suất lao động của khu vực DN tư nhân vẫn là thấp nhất.
Xét theo hiệu quả tài chính, kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt về giá trị của các chỉ tiêu tài chính theo thời gian.
Kết quả ước lượng các mơ hình cho thấy: quy mơ doanh nghiệp có tác động tích cực tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam. Trong khi đó, việc vay nợ đang cản trở DN tư nhân tăng vốn đầu tư và từ đó làm giảm hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp tư nhân.
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM