Bối cảnh mới tác động tới xuất khẩu ViệtNam và vai trò của nhà nước

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu khi Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 33 - 38)

* Bối cảnh quốc tế

 Toàn cầu hóa tác động tới Nhà nước và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế: Nhà nước, dân tộc và chủ quyền có năng lực biến đổi thích nghi với hoàn cảnh mới, nhưng sự tồn tại của Nhà nước và chủ quyền không còn thuần túy như truyền thống vốn có của nó, mà chịu tác động của các tác nhân phi Nhà nước tạo ra mối quan hệ mới – quan hệ mạng quản lý đa trung tâm (đa cực).

 Tăng trưởng kinh tế thế giới, thương mại và đầu tư quốc tế:

Sự đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới khá cao thời gian qua chủ yếu là từ các nền kinh tế đang phát triển, đáng chú ý là 3 nền kinh tế: Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN. Thương mại và Đầu tư quốc tế đang tăng nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu phát triển.

* Bối cảnh trong nước:

 Tăng trưởng kinh tế: Năm 2008 đến 2010, tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 6,1%. Tăng trưởng xuất khẩu bình quân năm 2008 đến 2010 khoảng 17% (gấp 2,8 lần tăng trưởng kinh tế). Chỉ số này tương đồng với các nước trong khu vực ASEAN.

 Đội ngũ thương nhân phát triển đáng kể nhưng chất lượng chưa cao.

27

 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa được qui hoạch tổng thể.

 Cơ sở hạ tầng cho xuất khẩu còn thiếu và yếu.

 Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nhiều cơ hội, thách thức đặt ra tác động trực tiếp tới vai trò của Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu.

3.2. Định hướng phát triển xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Xây dựng phát triển Thương mại Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế mang bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; Duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở mức 2 ÷ 2,5 lần so với mức tăng trưởng GDP cùng thời kỳ; Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu: hàng chế biến, chế tạo đạt 80 – 85% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2020; Quản lý chặt chẽ nhập khẩu theo hướng ưu tiên nhập khẩu công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất; Phấn đấu đến giai đoạn 2015 – 2020 gia nhập nhóm 5 nước có nền thương mại phát triển trong khu vực cộng đồng ASEAN (Singapo, Malaixia, Indonexia, Thái Lan và Việt Nam); Phát triển xuất khẩu gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an sinh xã hội và quảng bá sản phẩm, hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.

3.3. Quan điểm về thực hiện đầy đủ vai trò Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Nhà nước không làm thay doanh nghiệp, mà phải làm và chỉ làm những gì doanh nghiệp không làm được; Nhà nước vừa phải thực hiện cam kết quốc tế, vừa phải bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế; Nhà nước phải chủ động cải cách tổ chức, bộ máy tiến tới Nhà nước hiệu lực, hiệu quả, có trách nhiệm giải trình cao.

28

3.4. Khuyến nghị nhằm thực hiện đầy đủ vai trò của Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2020 . Nhóm khuyến nghị về tiếp tục đổi mới tư duy và nhận thức.

 Thống nhất nhận thức xúc tiến thương mại theo nghĩa rộng (sự trợ giúp của chính phủ và tổ chức xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế quốc tế như đầu tư nước ngoài, xuất khẩu, nhập khẩu).

Nâng cao nhận thức và phổ biến thông tin tới doanh nghiệp về rào cản phi thuế quan; Nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp về thương hiệu; Nhận thức chính xác khái niệm dịch vụ công và vai trò của cung ứng dịch vụ công.

. Nhóm khuyến nghị về tạo lập và hoàn thiện thể chế

Tiếp tục thực thi nghiêm túc quy định của định chế tài chính quốc

tế và WTO bằng cách hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại, đầu tư, luật doanh nghiệp, luật Hải quan; Phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế, chính sách xuất khẩu, chính sách tài chính, tiền tệ, tỷ giá hối đoái, đào tạo phát triển, nguồn nhân lực…Tích cực đàm phán để các nước thành viên WTO sớm công nhận địa vị nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

. Nhóm khuyến nghị về tổ chức nguồn lực, bộ máy vận hành và thực hiện chính sách xuất khẩu: Cải cách bộ máy tổ chức phân bổ nguồn lực; cải cách bộ máy vận hành và thực hiện chính sách xuất khẩu.

. Nhóm khuyến nghị đổi mới hoạt động kiểm tra giám sát xuất khẩu

Kiện toàn Bộ máy hải quan; Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ quan quản lý, kiểm tra thực thi pháp luật về xuất khẩu, cơ quan quản lý cửa khẩu.

29

 Nhà nước gắn liền định hướng với chính sách biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy tích cực.

Nhà nước chủ trì việc phối hợp Liên Bộ: Công thương, Khoa học công nghệ, Tài nguyên môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Khoa học, Trường đại học để xác định sản phẩm chủ lực. Từ đó hoạch định chính sách hỗ trợ tích cực hiệu quả phù hợp để sản phẩm nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường.

Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và của doanh nghiệp tạo môi trường tự do kinh doanh, tự chủ tự chịu trách nhiệm, bình đẳng trước pháp luật.

 Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu: hoàn thiện khung pháp lý về định giá tài sản doanh nghiệp, cung cấp thông tin hỗ trợ, tư vấn đào tạo cho doanh nghiệp. Thông tin về xây dựng, bảo vệ, phát triển thương hiệu; thông tin trên các phương tiện đại chúng để người dân hiểu và tham gia ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

 Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong việc vượt rào cản phí thuế quan: hỗ trợ trong việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, tiêu chuẩn xã hội; hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để vượt rào cản môi trường.

 Nhà nước hỗ trợ cải cách cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy của Hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp, hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để các tổ chức này phát huy vai trò là người đại diện cho doanh nghiệp.

 Nhà nước hỗ trợ cung ứng kết cấu hạ tầng cho xúc tiến xuất khẩu và kết cấu hạ tầng cho xuất khẩu: tăng cường đầu tư, đầu tư có trọng điểm, nâng cao hiệu quả đầu tư công.

30 Từ nghiên cứu này, tác giả kết luận như sau:

 Nhà nước có vai trò khách quan tất yếu và rất tích cực đối với hoạt động xuất khẩu. Vai trò đó được thể hiện ở các hoạt động: thực hiện đầy đủ qui định của các thể chế kinh tế quốc tế và cam kết BTA, FTA về xuất khẩu, thực thi nghiêm túc cam kết với WTO về xuất khẩu; quyết tâm cao độ để tự cải cách cơ chế, thể chế kinh tế nói chung và xuất khẩu để tích cực đàm phán song phương nhằm được thành viên WTO sớm công nhận địa vị kinh tế thị trường cho Việt Nam, hoàn thiện chính sách, thể chế xuất khẩu; kiểm tra giám sát hoạt động xuất khẩu, để điều tiết vĩ mô; định hướng hỗ trợ xuất khẩu trong bối cảnh mới về kinh tế quốc tế và trong nước.

 Qua mỗi giai đoạn phát triển nhất định, bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế thay đổi, mô hình phát triển cần được thay đổi và vai trò của nhà nước về kinh tế nói chung (trong đó có xuất khẩu) cũng phải được bổ sung, sửa đổi kịp thời.

 Để nhà nước thực hiện đầy đủ vai trò trong hoạt động xuất khẩu điều tiên quyết là quốc gia phải ổn định chính trị, Chính phủ phải tạo được sự đồng thuận có ý chí quyết tâm cao cải cách đổi mới và hội nhập quốc tế. Sau đó mới tới các tiêu chí đầu tư đúng hướng, trọng điểm về khoa học công nghệ cho xuất khẩu, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đầu tư cho dịch vụ công… phục vụ xuất khẩu.

 Nhìn chung vai trò của nhà nước Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu thời gian qua đã đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên, thời gian tới để đưa Việt Nam thực sự trở thành quốc gia công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu, nhà nước cần thực hiện đầy đủ nhóm khuyến nghị chung và nhóm khuyến nghị cụ thể mà luận án

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

*Bài báo.

1. Nguyễn Tiến Hùng (2007), “Xuất khẩu của Việt Nam - thành tựu và những vấn đề đặt ra”, Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, tập 41(184),tr. 36-39.

2. Nguyễn Tiến Hùng (2009), “ Bán phá giá và chống bán phá giá ở Việt Nam hiện nay”, Châu Mỹ ngày nay, tập 4(133 ), tr. 20-23. 3. Nguyễn Tiến Hùng và Trần Đức Vui (2011), “ Giải pháp thúc đẩy

xuất khẩu hàng hoá tại các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam”,

Tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam, tập 2(14), tr. 101-104.

* Đề tài khoa học:

4. Nguyễn Tiến Hùng (2008), chủ nhiệm đề tài “ Phát triển thị trường xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, đề tài khoa học cấp cơ sở Viện Đại học Mở Hà Nội, Hà Nội. 5. Nguyễn Tiến Hùng (2004), tham gia nghiên cứu và viết “ Chính

sách kinh tế đối ngoại Việt Nam từ năm 1986 đến nay”, đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, trang 108-119. 6. Nguyễn Tiến Hùng (2008), tham gia nghiên cứu và viết “Xoá đói

nghèo trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam”, đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, trang 44 - 54.

7. Nguyễn Tiến Hùng (2009), tham gia nghiên cứu và viết “ Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam”, ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, trang 41 -52.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu khi Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)