Tư duy kinh tế, tư duy về phát triển còn nhiều mặt hạn chế
25
Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về xuất khẩu còn thấp
Đầu tư cho kết cấu hạ tầng và dịch vụ công phục vụ xuất khẩu còn thấp
Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực hoạt động xuất khẩu còn thấp
Việc xây dựng chiến lược và các chương trình hỗ trợ xuất khẩu chưa được chi tiết cụ thể cho từng lĩnh vực
Qua phân tích, có thể đi tới một số kết luận sau:
Một là, Nhà nước Việt Nam đã thể hiện 4 vai trò có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu khi là thành viên WTO. Nhà nước đã chuyển hẳn việc hỗ trợ trực tiếp truyền thống sang hỗ trợ gián tiếp (trước đây việc hỗ trợ trực tiếp bằng trợ cấp, bằng thưởng xuất khẩu...). Cách thức nhà nước hỗ trợ mới là hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến xuất khẩu nhằm thâm nhập, mở rộng, phát triển thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp vượt rào cản phi thuế quan và giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu.
Hai là, đối chiếu với các chức năng của nhà nước về xuất khẩu, mặc dù, nhà nước Việt Nam có nhiều cố gắng và thành công đáng kể, song cũng bộc lộ một số yếu kém, hạn chế , bất cập: về cơ chế, chính sách, đặc biệt về thực thi chính sách, pháp luật về xuất khẩu còn chưa nghiêm; hiệu quả hoạt động quản lý hải quan thấp, hiệu quả thủ tục xuất nhập khẩu thấp, sự minh bạch quản lý hành chính tại cửa khẩu chưa cao, môi trường kinh doanh xuất khẩu cần tiếp tục được hoàn thiện.Việc chủ động trong thực thi cam kết chưa cao
Ba là, sáu nguyên nhân cơ bản của yếu kém, hạn chế, bất cập. Đây là cơ sở để chương 3, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm thực hiện đầy đủ vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2012- 2020.
26
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU