Thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2005.

Một phần của tài liệu Tai lieu - CTXH VOI NGUOI KHUYET TAT (Trang 45 - 46)

C. Nội dung chi tiết

21 Thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2005.

46

phương). Trong cộng đồng, nhiều dân cư coi người khuyết tật là “đáng thương”, khơng có cuộc sống “bình thường”, là “gánh nặng” của xã hội… Về nhận thức pháp luật, nhiều người không hề biết đến quy định của pháp luật về người khuyết tật. Từ đó dẫn đến sự kỳ thị, phân biệt đối xử và nó diễn ra ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực: Gia đình, nơi làm việc, giáo dục, hơn nhân gia đình, tham gia hoạt động xã hội, thậm chí sự kì thị từ chính người khuyết tật (hầu hết người khuyết tật cho rằng mình kém cỏi hơn, mặc cảm, thấy khó hịa nhập cộng đồng).

Hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật còn rất hạn chế, thực tế cho thấy có sự khác biệt lớn giữa nhu cầu của người khuyết tật và những giúp đỡ mà họ nhận được. Sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng mang tính từ thiện nhiều hơn là phát triển con người. Hầu hết người khuyết tật được hỗ trợ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, lương thực… nhưng lại ít được trợ giúp trong việc làm, dạy nghề và tham gia hoạt động xã hội23

1.1.3 Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ dạng tật và mức độ khuyết tật. khuyết tật.

Khuyết tật được phân loại dựa theo các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu nhưng nói chung thường dựa trên tiêu chí của sự khiếm khuyết bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng. Ở Việt Nam, việc phân loại người khuyết tật dựa trên quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật. Theo đó các dạng tật bao gồm: Khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác. Mỗi loại khuyết tật này có những đặc điểm nhất định về tâm, sinh lý qua đó tác động đến các nhu cầu và sự hịa nhập của người khuyết tật.

– Khuyết tật vận động: Là những người có cơ quan vận động bị tổn thương,

biểu hiện dễ nhận thấy là có khó khăn trong ngồi, nằm, di chuyển, cầm, nắm…Do đó, người khuyết tật vận động gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, vui chơi, học tập và lao động. Tuy nhiên, đa số người khuyết tật vận động có bộ não phát triển bình thường nên họ tiếp thu được chương trình học tập, làm được việc có ích cho gia đình, bản thân và xã hội. Người khuyết tật về vận động cần được sự hỗ trợ về phương tiện đi lại (xe lăn, gậy chống…) và đặc biệt là không gian cần thiết, thuận tiện, phù hợp để di chuyển khi làm việc, đảm bảo các nhu cầu cuộc sống bình thường của con người và tham gia các hoạt động xã hội.

Khuyết tật nghe, nói (khuyết tật ngôn ngữ): Người khuyết tật nghe, nói là

người có khó khăn đáng kể về nói và/hoặc về đọc viết làm ảnh hưởng tiêu cực đến q trình giao tiếp và học tập. Khó khăn về nói, nghe, đọc của người khuyết tật ngơn ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp từ đó làm hạn chế sự làm việc, học tập, hòa nhập cộng đồng của họ. Điều này làm họ dễ cảm thấy mất tự chủ, thiếu tự tin trong

Một phần của tài liệu Tai lieu - CTXH VOI NGUOI KHUYET TAT (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)