- Một số lưu ý đặc biệt khi giao tiếp với người khuyết tật sức khỏe tâm thần
38 Trần Văn Kham (2013), Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật
103
như một tiến trình nghiên cứu, có thể đưa ra những nhận định mang tính định tính hay định lượng, cũng như xác định được nhóm đối tượng được đánh giá.
5.2.1.1 Mơ hình nhóm tự lực
Nhóm tự lực được hình thành khá rộng rãi như một biểu hiện của sự giúp đỡ và tự giúp đỡ của các nhóm cá nhân có cùng các vấn đề cuộc sống, cùng sự trải nghiệm và có nhu cầu cần vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Nhóm tự lực cùng giúp nhau trong các khía cạnh xác định vấn đề, cung cấp các nguồn lực, chia sẻ với nhau những kỹ năng sống và hoà nhập xã hội. Sự vận hành của các nhóm tự lực được thực hiện bởi chính các thành viên và cũng có thể nhận được sự trợ giúp về tài chính, kỹ thuật từ các tổ chức xã hội khác.
Thông thường, sự trợ giúp bên ngồi cho nhóm tự lực thường ở khía cạnh xây dựng các bước đi ban đầu cho nhóm, hay xác định về cấu trúc và nội dung vận hành của nhóm. Nhóm tự lực thường được xem là nhóm mở, thành viên có thể tham gia ở mọi hoạt động, hoặc tham gia ở một số nội dung khi cảm thấy thực sự phù hợp.
Vấn đề lớn nhất mà người khuyết tật luôn mong muốn hướng đến chính là sự độc lập. Qua đó, hoạt động tự lực của nhóm khuyết tật chính là q trình tự vận động, tự tạo sức mạnh, tự đáp ứng và tự phát triển nhân cách cá nhân của chính các thành viên. Tự lực đuợc xem như một phần quan trọng trong mạng lưới các nguồn lực cho người khuyết tật và luôn thực hiện được chức năng quan trọng trong hỗ trợ, biện hộ và giáo dục.
Vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động của nhóm tự lực
Nhân viên xã hội thực hiện các vai trị chun mơn trong các nhóm tự lực thường là những người bên ngồi. Họ hướng đến thúc đẩy sự hình thành nhóm, các hoạt động tư vấn, bắt đầu quá trình đào tạo-huấn luyện, và sự giúp đỡ các thành viên của nhóm và thúc đẩy việc trợ giúp q trình hình thành người lãnh đạo tiềm năng của nhóm. Trong các buổi gặp mặt, nhân viên xã hội thường thể hiện vai trị người tham gia chứ khơng phải là người ra quyết định.
Nhân viên xã hội cũng có những nhu cầu và các vấn đề đem lại lợi ích từ các nhóm tự lực, và cũng khơng thường xun thể hiện những nhu cầu và vai trị chun mơn với tư cách là thành viên của nhóm tự lực. Điều này cũng tạo nên những xung đột và căng thẳng vai trị giữa vị trí thành viên và vị trí nhà chun mơn.
Điều quan trọng đối với tiến trình thúc đẩy hoạt động của nhóm tự lực có sự hiện diện của nhân viên xã hội đó là làm cho mọi thành viên của nhóm hiểu được vai trị của nhân viên xã hội đó: khi nào là nhân viên xã hội và khi nào là thành viên của nhóm. Nhân viên xã hội cần giữ được vị trí và vai trị của mình, cần kháng lại những yêu cầu về thực hiện các nhiệm vụ tư vấn-tham vấn cá
104
nhân. Nhân viên xã hội phải luôn thoải mái chia sẻ thông tin cá nhân, mối quan tâm cá nhân và những trải nghiệm chung về nhóm ở khía cạnh chun mơn.
5.2.1.2 Mơ hình trao quyền
Mơ hình trao quyền cho các cộng đồng được xem như một hình thái và cấp độ vĩ mơ hình của mơ hình trao quyền cho các cá nhân. Việc trao quyền được dựa trên các vấn đề tôn trọng con người và tôn trọng những phẩm chất riêng của từng cá nhân, ở khía cạnh trao quyền ở cộng đồng cũng được thể hiện rõ trên các khía cạnh này. Trao quyền là một khía cạnh đặc trưng của công tác xã hội hướng đến giúp cho cộng đồng tự nâng cao năng lực và khả năng xây dựng các biện pháp đối phó những thách thức trong đời sống của cộng đồng và xã hội. Trao quyền giúp cho cả cộng đồng loại bỏ những hình ảnh tiêu cực về chính cộng đồng, loại bỏ những cách nhìn tiêu cực và những nhận thức phân biệt đối sử ảnh hưởng đến quá trình phát triển sự tự trọng chung của cả cộng đồng (Sadan, 2002).
Ở góc độ rộng hơn, trao quyền giúp cho cả cộng đồng nâng cao về cảm xúc hành động nhóm, về sự gắn kết và khả năng tạo nên những tác động và những ảnh hưởng tốt đẹp cho các thành viên của cộng đồng. Cũng như hướng đến thúc đẩy các kỹ năng cá nhân, những khả năng và đặc điểm cá nhân của từng thành viên để giúp cộng đồng hướng đến đạt được những mục đích chung và khả năng tự quyết định của cộng đồng.
Định hướng cho tất cả các thành viên cùng suy nghĩ về tình trạng được trao quyền, có cách nhìn tích cực và thái độ tích cực từ trao quyền là một trong những định hướng quan trọng để tạo nên sức mạnh chung của cộng đồng. Định hướng đó khơng chỉ giúp từng thành viên tự xây dựng hình ảnh bản thân mà cịn có tác động đến các thành viên khác.
Trao quyền cho cộng đồng tạo dựng nên các khía cạnh sau: • Sự tin tưởng
• Sự hồ nhập • Sự tổ chức • Sự hợp tác
• Sự ảnh hưởng lẫn nhau
Vai trị của nhân viên xã hội trong mơ hình trao quyền
Làm việc với các nhóm để tạo ra sự biến đổi cũng kéo theo sự chuyển đổi mạnh mẽ trong vị thế chuyên môn của nhân viên xã hội. Đây khơng phải là một vị trí cho thái độ phán xét. Các nhân viên xã hội cam kết có thể truyền cảm hứng và giúp đỡ các thành viên của nhóm, tạo được thông tin về các nguồn lực và chiến lược, giảng dạy các kỹ năng và phương pháp can thiệp và giúp việc duy trì động lực của nhóm.
105
Vai trò của nhân viên xã hội trong mơ hình trao quyền khơng trực tiếp, quản lý hay tổ chức. Hơn nữa, nhân viên xã hội trợ giúp các thành viên của nhóm tự quản lý tiến trình và các kết quả từ những nỗ lực. Để trợ giúp nỗ lực này, nhân viên xã hội giúp nhóm đối thoại, phản ảnh và quyết định những hình thức hành động và mục tiêu nào cần có, để phát triển các chiến lược, và xây dựng các mối quan hệ giữa các thành viên và với nhóm khác nhằm thúc đẩy các mục đích của nhóm. Nhân viên xã hội có thể cũng củng cố và giảng dạy các kỹ năng đối mặt, các kỹ năng thương thuyết, và biện hộ cho các thành viên và khuyến khích sự tham gia chủ động của các thành viên như khả năng có thể và mong muốn. Sự lãnh đạo nhóm vẫn duy trì được mối quan hệ thành viên và không phải với nhân viên xã hội, mà qua hỗ trợ những xúc cảm của nhóm về tự định hướng và tự hiện thực hoá.
Vai trò của nhân viên xã hội được xem như những người phối hợp cho thấy có sự tương hỗ về lợi ích. Nhân viên đó cũng là một thành viên tham gia hơn là một người xa lạ (Kemp, tr.191). Để đáp ứng vai trị chun mơn với sự xác thực và sự chân thành, điều quan trọng là các giá trị và mối quan tâm cá nhân của nhân viên xã hội cần phù hợp với các mục đích của nhóm và cộng. Có những khác biệt về giá trị nghiêm trọng giữa nhân viên xã hội và các thành viên của nhóm, nhân viên xã hội có thể khơng hiệu quả và thường rơi vào tiến trình phát triển của nhóm để hướng đến các mục tiêu chung của nhóm và cộng đồng.
5.2.1.3 Mơ hình cộng đồng chức năng
Cộng đồng chức năng là một nhóm cá nhân có cùng chung mục đích, chức năng và mối quan tâm chung. Cộng đồng giúp cho từng thành viên hướng đến đáp ứng các nhu cầu phát triển cá nhân và những mối quan tâm chung qua việc cùng chia sẻ thông tin và sự trải nghiệm trong cuộc sống. Cộng đồng người khuyết tật cũng thực hiện vai trò như vậy, đặc biệt ở khái cạnh thực hiện chức năng trợ giúp lẫn nhau và đưa tiếng nói của cả cộng đồng trong q trình biện hộ chính sách, thu hút nguồn lực cộng đồng và làm thay đổi cách nhìn chung của cả xã hội về cộng đồng.
Weil và Gamble (1995, tr.583) cho rằng “trọng tâm chính và những kết quả theo mong đợi về tổ chức các cộng đồng chức năng chính là hành động vì cơng bằng xã hội về biện hộ hay sự thay đổi chính sách, hành vi và các thái độ trong mối quan hệ về vấn đề chọn lựa của họ”. Các nhóm cộng đồng cũng tổ chức với các mục đích cụ thể về biện hộ cho thay đổi ở cộng đồng rộng lớn hơn mà có tác động khơng tốt đối với một cộng đồng đặc biệt.
Các nhóm cộng đồng chức năng là các cộng đồng được nhấn mạnh đến lợi ích hơn là về địa vực. Các cộng đồng chức năng thường tổ chức được cách sử dụng các mơ hình hành động xã hội để biện hộ về các nhu cầu và quan tâm của cộng đồng. Mơ hình hành động xã hội nhấn mạnh đến việc đạt được sự công
106
bằng xã hội. Các thành viên cộng đồng sắp xếp hành động xã hội chỉ ra được nhu cầu chưa được đáp ứng có liên quan đến lợi ích của cộng đồng và tổ chức tạo những biến đổi do vậy nhu cầu sẽ được đáp ứng. Các nhóm hành động xã hội thường giải quyết những nhu cầu cho các cộng đồng bị áp bức.
Nhân viên xã hội và các thành viên của nhóm sử dụng mơ hình này để nhận biết được có sự khan hiếm các nguồn lực trong xã hội để đáp ứng mọi nhu cầu của các thành viên. Mặc dù vậy, họ tin rằng điều quan trọng đối với những nhu cầu chưa được đáp ứng cần được giải quyết và các nguồn lực của xã hội cần được phân bổ để đáp ứng điều này (Sheafor, Horejsi, và Horejsi, 2000, tr.117). Hành động xã hội hàm ý được đại đa số khơng mang tính quy tắc, có những ví dụ mà các nhu cầu của các nhóm nhỏ trong xã hội như người khuyết tật phải được giải quyết cho xã hội thực hiện chức năng.
Định hướng của cộng đồng chức năng là tạo dựng được ý thức về cộng đồng cho mọi thành viên có những bất lợi nhằm biến sự sợ hãi của họ thành niềm hy vọng, biến sự bất an thành sự vui vẻ, biến sự chia cắt thành sự hợp nhất, biến sự tách biệt thành quá trình tương tác, biến trạng thái nghi ngờ sang trạng thái cởi mở, biến tình trạng cịn nhiều vấn đề sang tình trạng thoả mãn, đặc biệt cộng đồng nói chung và cộng đồng chức năng nói riêng còn nhằm vào việc từ q tập trung vào cái tơi cịn hướng vào những cá nhân khác.
Vai trò của nhân viên xã hội
Theo mơ hình này (Weil và Gamble, tr.584), nhân viên xã hội thực hiện nhiệm vụ như:
• Người tổ chức: hình thành nhóm và giúp việc xây dựng sự cố kết và đồng thuận về những gì cần được giải quyết và giải quyết như thế nào;
• Biện hộ: biện hộ vì mối quan tâm đặc biệt hợc nguyên nhân của nhóm, cả trong và ngồi nhóm;
• Người thương thuyết: trợ giúp nhóm làm việc với những nhớm lợi ích đặc biệt, chọn lựa các thành viên, các nguồn lực và những hình thức để đáp ứng nhu cầu;
• Nhà giáo dục: giảng dạy, thúc đẩy và chuẩn bị cho các thành viên của nhóm tiếp cận đến những cá nhân khác, phát biểu, tuyển dụng các thành viên…
Phát huy nguồn lực cộng đồng dành cho người khuyết tật được thực hiện ở nhiều cấp độ, từ chính sự vận động của người khuyết tật, các tổ chức người khuyết tật đến các hoạt động của các tổ chức xã hội, cộng đồng chức năng và tồn xã hội. Mục đích chính của các hoạt động này nhằm hướng đến trợ giúp cho người khuyết tật và thay đổi cách nhìn của xã hội, cộng đồng đối với người khuyết tật. Vận động nguồn lực cộng đồng vừa là quá trình tạo nguồn lực vừa là tiến trình tạo sự thay đổi của cả xã hội về nhận thức, thái độ và hành vi đối với
107
người khuyết tật nhằm hướng tới sự hoà nhập trên mọi phương diện cho người khuyết tật.