Sự tương tác giữ aK và S trong cây lạc

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu bón phân kali và lưu huỳnh cho cây lạc trên đất cát biển tỉnh bình định (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.4.3. Sự tương tác giữ aK và S trong cây lạc

Trong cây, K không tham gia vào thành phần các hợp chất hữu cơ như S, nhưng K và S cùng có vai trị quan trọng trong tổng hợp các chất, tăng tính chống chịu và tác động rất tốt tới q trình sinh trưởng và phát triển. Do đó, giữa K và S có sự tương tác tích cực tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng.

Đối với cây họ đậu, năng suất hạt và thân lá thu được cao hơn đáng kể khi bón 40

kg S/ha và 50 kg K2O/ha, hàm lượng và sự hấp thu của S và K theo cây đã tăng đáng kể khi

bón S và K (Sakarvadia et al. 2009) [156]. Ngồi ra, S cũng có tác dụng hợp lực cùng với K và P về năng suất, nồng độ và sự hấp thu các chất dinh dưỡng; sự ảnh hưởng của S đến nồng độ và sự hấp thu K, P và S lớn hơn K và P (Singh and Chaudhari, 1996) [170].

Sử dụng S cùng với K và P đã làm tăng năng suất, nốt sần, quả và khối lượng

thân cũng như sự tập trung và hấp thu dinh dưỡng S, K, P của cây lạc, S cịn có tác dụng

kết hợp với K và P đến năng suất, sự hấp thu và nồng độ các chất dinh dưỡng (Amrit and Vidya, 1996) [68].

Kali và lưu huỳnh có sự tương tác và ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng,

phát triển và năng suất của cây lạc; chiều cao cây và số cành cấp 1/cây sẽ tăng khi bón kết hợp K và S (Kim et al. 1988) [118]; khi bón kết hợp 75 kg K2O/ha với 40 kg S/ha cho số cành/cây, số quả/cây và tỷ lệ nhân, năng suất quả, sinh khối, sự hấp thu P, K, S trong thân lá và N trong quả lạc cao nhất (Patel et al. 2018, Patel et al. 2019) [144], [145]. Trên đất sét đen trung bình, bón kết hợp 120 kg K2O/ha và 40 kg S/ha các chỉ tiêu chiều cao cây, số cành, số lượng nốt sần, số quả/cây, khối lượng quả/cây, số quả

chắc/cây, tỷ lệ nhân, năng suất quả, năng suất dầu, hàm lượng K và S trong hạt và thân lá, tổng lượng dinh dưỡng hấp thụ(N, P, K và S) cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng yếu tốdinh dưỡng K và S hạn chế (Makkhan, 2008) [127]. Sự hấp N, P, K, S của cây lạc

tăng theo mức độ tăng dần của liều lượng bón K và S; hàm lượng N, P, S trong cây được tăng lên khi bón 60 kg S/ha và hàm lượng K trong cây tăng khi bón 75 kg K2O/ha

(Kharwade et al. 2019) [117].

Tại Ấn Độ, trên đất cát giàu mùn, K và S đều có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, sự hấp thu dinh dưỡng và chất lượng của cây lạc, sự ảnh hưởng thể hiện rõ hơn khi bón kết hợp K và S (Badiger et al. 1990) [71]. Trên đất cát đá ong, bón K và S đã cải thiện số cành/cây, chỉ số diện tích lá, năng suất quả và dầu của cây lạc, năng suất lạc đạt cao nhất khi bón 50 kg K2O/ha và 20 kg S/ha (Ghosh et al. 1995) [95].

Như vậy, K và S có sự tương tác tích cực tới sinh trưởng, phát triển và năng

suất của cây trồng. Đối với cây lạc, sử dụng K và S hợp lý có tác động tốt đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất: chiều cao cây, số cành cấp 1, số quả/cây, tỷ lệ nhân, năng suất quả, sinh khối, số lượng nốt sần, khối lượng quả/cây, số quả

chắc/cây, năng suất dầu.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu bón phân kali và lưu huỳnh cho cây lạc trên đất cát biển tỉnh bình định (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)