CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giống lạc: giống lạc Lỳ Tây Nguyên, là giống lạc đang được trồng phổ biến tại
huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Giống lạc lỳ có đặc điểm, dạng cây nửa đứng, lá chét có màu xanh vừa, mỏ quả cong, eo quả nơng, gân quả nhẵn, vỏ hạt có màu trắng hồng (Hồ Huy Cường, 2011) [14].
- Phân bón: urê (46% N), lân nung chảy Văn Điển (16% P2O5), KCl (60% K2O),
K2SO4 (50% K2O + 18% S), (NH4)2SO4 (20% N + 24% S), NPK 16 - 16 - 8- 13S (16% N + 16% P2O5 + 8% K2O + 13% S), super lân Lâm Thao (16% P2O5 + 11% S), phân bò hoai mục (1,12 - 1,21% N, 0,92 - 1,14% P2O5, 1,41 - 1,62% K2O, 0,06 - 0,08% S), vôi bột.
- Đất: đất thí nghiệm là đất cát biển (Arenosol) chuyên trồng lạc tại xã Cát Hiệp
và Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Theo kết quả báo cáo từ bản đồ đất tỉnh Bình Định [43], diện tích đất cát biển tập trung chủ yếu ở các huyện Phù Cát, Hoài Nhơn và Phù Mỹ. Trong đó, Phù Cát là huyện có diện tích trồng lạc lớn nhất (năm 2015 là 4.057 ha) [13]. Tại huyện Phù Cát, cây lạc
được trồng chủ yếu trên đất cát biển và tập trung ở các xã Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Trinh
và Cát Lâm. Đặc điểm đất cát ở các xã này chia thành 2 nhóm (cát xám trắng mịn phân bố chủ yếu tại xã Cát Hanh và cát vàng thô tại xã Cát Hiệp). Do vậy, đề tài đã chọn đất cát biển trồng lạc tại 2 xã Cát Hiệp và Cát Hanh, huyện Phù Cát làm vật liệu và đại diện
để tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu. Kết quả phân tích, tính chất đất thí nghiệm được trình bảy ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tính chất đất thí nghiệm tại điểm nghiên cứu
Địa điểm Tầng đất (cm) pHKCl OM (%) N (%) P2O5 (%) K2O (%) SO42- (%) Xã Cát Hiệp 0 - 20 4,9 1,10 0,020 0,025 0,06 0,060 20 - 40 4,5 0,72 0,013 0,020 0,08 0,060 Xã Cát Hanh 0 - 20 4,8 1,53 0,016 0,025 0,08 0,060 20 - 40 4,5 1,36 0,008 0,020 0,12 0,053
Ghi chú: Số liệu được phân tích tại Bộ mơn Khoa học Đất và Môi trường, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, năm 2015.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Thí nghiệm trong chậu: triển khai tại nhà lưới Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ - Khu vực 8, phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Các thí nghiệm đồng ruộng và mơ hình thực nghiệm: triển khai đồng thời ở hai
địa điểm là xã Cát Hanh và Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
2.1.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Thí nghiệm về ảnh hưởng của việc khơng bón K và S đến cây lạc trên đất cát
biển được tiến hành trong vụ Đông xuân 2014 - 2015;
- Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng K và S đến cây lạc trên đất
cát biển được tiến hành trong vụ Đông xuân năm 2015 - 2016 và Hè thu năm 2016.
- Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của dạng phân bón K và S đến cây lạc trên
đất cát biển được tiến hành trong vụ Đông xuân năm 2016 - 2017 và Hè thu năm 2017.
- Mơ hình thực nghiệm về phân bón K và S hợp lý cho cây lạc trên đất cát biển
được tiến hành trong vụ Đông xuân năm 2017 - 2018.