Châu lục Diện tích (1000 ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (1000 tấn) Châu Á 11.114,1 2,45 27.250,2 Châu Âu (2018) 2,0 2,66 5,3 Châu Phi 17.146,2 0,97 16.636,8 Châu Mỹ 1.326,7 3,66 4.850,3
Châu Đại Dương 10,0 1,96 19,5
Nguồn: http://www.fao.org/faostat/en/#data/QC/, ngày 21/01/2021 [195].
Theo kết quả thống kê tại bảng 1.2, diện tích trồng lạc giữa các châu lục có sự biến
động rất lớn, mặc dù cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng châu Phi lại là châu lục có
diện tích lớn nhất thế giới, tiếp sau đó là châu Á và thấp nhất là châu Âu. Tuy nhiên, với
năng suất trung bình tồn châu lục đạt 3,66 tấn/ha, châu Mỹ hiện là châu lục có năng suất
lạc cao nhất thế giới, tiếp theo là châu Âu, châu Á và thấp nhất là châu Phi. Do đó, sản
lượng lạc lớn nhất hiện nay được sản xuất ở châu Á (27,25 triệu tấn/năm, chiếm 55,9%
tổng sản lượng lạc trên thế giới) và thấp nhất là châu Âu chỉ 5,3 nghìn tấn/năm.
1.2.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Tại Việt Nam, theo yêu cầu về điều kiện sinh thái, cây lạc có thể trồng được ở tất cả các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê năm 2015 [58], cây lạc chỉ
được trồng tập trung (từ 3.000 ha/năm trở lên) ở 24 tỉnh thành trong cả nước, với diện
tích một tỉnh biến động từ 3.000 - 16.200 ha, tỉnh có diện tích lớn nhất là tỉnh Nghệ An (16.200 ha) và tỉnh có diện tích nhỏ nhất là tỉnh Vĩnh Phúc (3.000 ha).
Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2019, diện tích trồng lạc ở nước ta hiện nay là 177,0 ngàn ha (chiếm 34,3% tổng diện tích cây cơng nghiệp hàng năm, 1,6% tổng diện tích cây trồng hàng năm), trong 5 năm gần đây (2015 - 2019) diện tích trồng lạc ở nước ta có xu hướng giảm dần (giảm 11,6 %), từ 200,2 ngàn ha năm 2015 giảm xuống
pháp canh tác nên năng suất lạc trung bình cả nước trong 5 năm gần đây đã tăng 9,25%
(từ 2,27 lên 2,48 tấn/ha). Do đó, sản lượng lạc hàng năm của nước ta vẫn đảm bảo ở mức trên 400 ngàn tấn.