Vitamin A :
- Ăn uống đủ chất: Thời kỳ mang thai và cho con bú bà mẹ cần ăn đủ chất, chú ý thức ăn giàu vitamin A, caroten, đạm, dầu mỡ. Khi trẻ ăn bổ sung, bữa ăn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng và chú ý tới các thực phẩm giàu vitamin A.
- Bổ sung vitamin A dự phòng. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin A phải tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, vì nếu dùng không đúng liều sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hoá, gây mất tổ chức xương và có nguy cơ.
Vitamin D :
- tốt nhất là hàng ngày đi bộ đều đặn từ 20 – 30 phút dưới ánh nắng ban mai. Thay đổi khẩu phần ăn theo thực đơn giàu canxi và vitamin D, hoặc có thể bổ sung thuốc polyvitamin, trong đó có vitamin D.
- Cần thận trọng khi sử dụng vitamin D, vì lạm dụng loại thuốc này sẽ làm tăng canxi trong máu gây nên sự lắng đọng canxi không bình thường tại thận, hay ở động mạch và cơ vân. Có khi còn làm tăng canxi ở nước tiểu dẫn đến thành mạch bị đọng vôi khiến tăng huyết áp. Khi sử dụng liều cao vitamin D có thể gây ngộ độc mà biểu hiện lâm sàng là chán ăn, nôn, mất nước, khát, tăng huyết áp, giảm cân, yếu thận, yếu cơ, đau khớp xương...
- Trong thời gian mang thai nếu sử dụng quá liều vitamin D có thể dẫn đến rối loạn tăng trưởng, dị dạng bào thai. Không sử dụng vitamin D cho người mắc bệnh lao phổi đang thời kỳ tiến triển hoặc bệnh nhân đang mắc bệnh ở ruột và dạ dày, bệnh cấp và mạn ở gan và thận, bệnh tăng canxi trong máu và suy tim.
Vì những lý do nêu trên mà việc sử dụng vitamin D cần có sự chỉ định của thầy thuốc, chứ không thể uống đại trà, tùy tiện, theo sự mách bảo và lạm dụng.
Vitamin E :
Vì vitamine E hiện diện rộng khắp trong những thực phẩm thiên nhiên nên chỉ cần có chế độ ăn đầy đủ, đa dạng và cân đối thì chúng ta đã có thể cung cấp đủ vitamine E cho cơ thể.
Việc bổ sung vitamine E chỉ cần thiết cho những người thiếu vitamine E thực sự. Nhu cầu vitamine E hàng ngày đối với cơ thể thay đổi tùy theo tuổi, giới tính, số lượng chất béo mà cơ thể tiêu thụ. Trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân, phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, khi tập thể thao, stress, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm (thuốc lá, rượu, thuốc trừ sâu, ánh nắng mặt trời...) hay khi có các nguy cơ bị bệnh tim mạch (do béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn lipid máu...) sẽ có nhu cầu vitamine E cao.
Cần cẩn trọng trong việc bổ sung vitamine E do những tác dụng phụ của vitamine E (mệt mỏi, mất ngủ, đau bụng...). Vì thế, tốt nhất phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Hiện tượng dư thừa vitamine E thường xảy ra khi dùng vitamine E liều cao (> 400 đơn vị quốc tế mỗi ngày) trong thời gian dài. Khi đó, cơ thể chúng ta có thể sẽ có một số biểu hiện rối loạn như viêm da, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi, chảy máu và những triệu chứng khác.
Vitamin K :
Đề phòng thiếu vitamin K cho trẻ sơ sinh
Bạn có thể đề phòng thiếu vitamin K cho con mình ngay từ khi khi bạn mang thai và sau khi sinh bé.
Trước khi sinh
- Bạn nên bổ sung vitamin K ngay từ thời kỳ mang thai bằng cách ăn nhiều loại rau xanh, thực phẩm giàu vitamin K như: Các loại rau xanh, cải bắp, cải soong, su hào, xà lách, cải bó xôi, đậu nành, xúp lơ, hoa quả, ngũ cốc, sữa, trứng gà, đậu phụ, lợn nạc, thịt bò… Riêng thịt gà, vịt lại hầu như không chứa vitamin K.
- Thai phụ cũng nên uống vitamin K1 trước khi sinh. Cụ thể liều uống là một viên vitamin K1 5mg trước sinh từ 2 – 4 tuần và một viên vitamin K1 5mg trước khi sinh. Việc bổ sung viên vitamin K1 cho bà mẹ mang thai, sắp sinh sẽ giúp bổ sung hàm lượng vitamin K cho trẻ, tăng lượng vitamin K trong sữa mẹ. Tuy nhiên cần lưu ý, dù mẹ đã được uống vitamin K1 thì sau sinh, tốt nhất vẫn nên tiêm một liều 1mg vitamin K1 cho trẻ để phòng ngừa hiệu quả nguy cơ này.
- Bên cạnh đó, khi có thai các bà mẹ nên đăng ký quản lý thai tốt tại địa phương mình để bảo đảm trẻ được tiêm vitamin K sau sinh.
Sau khi sinh
- Để phòng tránh các nguy cơ trên các bà mẹ cần cho trẻ sơ sinh tiêm vitamin K tại các nhà bảo sinh hoặc bệnh viện Nhi ngay sau khi sinh để đề phòng những biến chứng nguy hiểm này.
Hình 2.15. Phụ nữ mang thai cần bổ sung hàm lượng vitamin cần thiết cho cơ thể
- Cung cấp vitamin K cho tất cả trẻ mới sinh theo 2 phương pháp sau: + Tiêm cho tất cả trẻ mới sinh một mũi vitamin K1 1mg, hoặc vitamin K3 2mg.
+ Cho tất cả trẻ mới sinh uống vitamin K1 2mg, 3 lần, lần một sau khi sinh, lần hai lúc 7 ngày tuổi và lần ba lúc 1 tháng tuổi.
Cách tốt nhất là dùng phương pháp tiêm một lần cho trẻ ngay sau sinh (tiêm cho tất cả trẻ ngay sau sinh không kể trẻ đó đủ tháng hay thiếu tháng, trẻ khỏe hay yếu). Hiệu quả của sử dụng vitamin K1 và K3 là như nhau.
Hình 2.16. Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh
Trong giai đoạn sơ sinh cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện Nhi để tiêm nhắc lại vitamin K khi có các dấu hiệu chảy máu.
- Bạn cũng nên nhớ rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ mặc dù lượng vitamin K trong sữa rất thấp, nhưng đừng vì thế mà không cho trẻ bú sữa mẹ. Thay vào đó, để tăng lượng vitamin K, chúng ta chỉ cần một hoặc hai lần cho trẻ bú thêm sữa ngoài.
- Thông thường, không có việc thiếu vitamin K trong chế độ ăn uống vì loại vitamin này được tổng hợp bởi các vi trùng trong ruột già và phân bố rộng trong các loại rau lá xanh và thịt. Chính vì thế, ở những trẻ sau 3 tuần tuổi, các bậc cha mẹ nên chú ý đến việc cho con trẻ bú thêm sữa ngoài để tăng cường loại vitamin này trong cơ thể trẻ.
2.9. Vấn đề về vitamin đối với động vật
Vitamin là hoạt chất mà cơ thể cần rất ít nhưng lại không thể thiếu được trong sự phát triển cơ thể. Đặc biệt đối với gia cầm vì cơ thể phát triển nhanh nên thiếu vitamin gà sẽ mắc bệnh và gọi chung là bệnh thiếu vitamin. Nguyên nhân chủ yếu đề cập tới khi gà bị thiếu vitamin do thành phần thức
ăn chủ yếu thiếu vitamin. Biện pháp chữa đơn giản là thêm vitamin vào khẩu phần.
Triệu chứng của thiếu vitamin A ở gà :
Sẽ chậm phát triển giảm đẻ, tỷ lệ nở phôi thấp. Mắt mờ, chân da, mào thô, sừng hóa.
Gà thiếu vitamin B1 chân yếu, ngón co quắp, đầu nghẹo, không đi được, kém ăn, gầy còn. Khi thiếu vitamin B2 thì lòng đỏ trứng gà không thẫm, xu hướng đi bằng đầu gối, ngón co quắp, hấp thụ thức ăn kém làm cho gà chậm lớn.
Thiếu vitamin PP làm cho miệng lở loét, viêm khớp, viêm ruột. Thiếu vitamin B12 thì gà thiếu máu, chậm lớn.
Thiếu viitamin C làm cho sức đề kháng của gà kém, và gà kém chịu nóng.
Thiếu vitamin D làm xương mềm, gà đi tập tễnh, khớp xương biến dạng. Gà đẻ bị xốp xương, vỏ trứng mỏng, giảm tỷ lệ đẻ.
Thiếu vitamin E sẽ thấy gà bị phù đầu, sưng xuất huyết tiểu não. Gà con đi lại khó khăn, đi hay ngã hoặc đầu cúi gập giữa hai chân. Gà trống kém hoạt động, tỷ lệ trứng nở thấp.
Để điều trị bệnh thiếu vitamin
Nhà chăn nuôi cần bổ sung thêm vitamin vào thức ăn. Các chế phẩm tổng hợp như B- complex 1 g/1lít nước uống hoặc trộn với 1 kg thức ăn, dùng 3 ngày. Multivit tiêm liều 1 ml/2 kg thể trọng, tiêm bắp, dưới da. Dùng 2-3 ngày. ADE tiêm 1 ml/5 kg thể trọng, tiêm bắp. Hoặc dùng các chế phẩm đơn chất như Vitamin B12 loại 500 mcg, tiêm 0,1- 0,25 ml/1 con, tiêm bắp. Dùng 3 ngày. Vitamin B12 loại 1.000 mcg, tiêm 2 mcg/1 kg thể trọng, tiêm bắp. Dùng 3-5 ngày. Vitamin B1 loại 2,5% dùng liều 0,2- 0,5 ml/1 con, tiêm bắp, tiêm dưới da. Dùng 3-5 ngày.
Bệnh thiếu vitamin E ở gia cầm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp trong chăn nuôi gà công nghiệp với biểu hiện đặc trưng về thần kinh là ngoẹo đầu, ngoẹo cổ ra sau hoặc xuống bụng, đi vòng quanh, co giật, phù đầu, phù cổ, giảm đẻ và chết phôi.
a. Nguyên nhân.
- Do trong khẩu phần ăn bị thiếu vitamin E;
- Do tỷ lệ phối hợp các chất trong khẩu phần mất cân đối (bắp quá nhiều) hoặc do pha trộn không đều lượng premix có chứa vitamin E trong khẩu phần ăn;
dụng;
- Do thiếu selen và các axit amin có chứa lu huỳnh như metionin và xystin trong thức ăn;
- Dùng axit propionic bảo quản hạt ngũ cốc trong thức ăn cũng làm giảm vitamin E chứa trong hạt.
a. Triệu chứng. a.1. ở gia cầm đẻ:
- Trứng đẻ giảm;
- Trứng đem ấp phôi thường chết vào ngày thứ 4; - ở con trống, dịch hoàn bị thoái hóa.
a.2. ở gia cầm non và gà giò:
- Rối loạn vận động, đi giật lùi hay đầu chúi xuống đất, co giật nhanh, ngón chân co quắp. Thường biểu hiện ở gà 2-4 tuần tuổi;
- Đầu ngoẹo ra sau hoặc xuống bụng; - Gà còi cọc, ngừng phát triển, thiếu máu; - Một số trường hợp sng phù đầu, cổ và ngực.
b. Chẩn đoán.
+ Căn cứ vào triệu chứng bệnh tích như trên. + Kiểm tra tổ chức học bệnh lý ở cơ.
+ Dùng vitamin E tiêm hoặc uống để chẩn đoán. + Kiểm tra hàm lượng vitamin E trong thức ăn.
+ Dùng thức ăn nghi bị thiếu vitamin E cho gà 1 ngày tuổi ăn liên tục để theo dõi triệu chứng và bệnh tích.
+ Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có triệu chứng và bệnh tích giống như:
- Bệnh Coryza và cúm: cũng sng phù đầu, phù cổ, nhưng chảy nước mũi nhiều và thiếu vitamin E không chảy nước mũi.
- Bệnh Newcastle: cũng có triệu chứng thần kinh đi xiêu vẹo và não xuất huyết, nhưng khác ở bệnh thiếu vitamin E không có xuất huyết ở ruột và tiền mề.
- Bệnh thiếu vitamin B2: Cũng có triệu chứng thần kinh co quắp chân và giảm đẻ, nhưng không có bệnh tích ở não mà chỉ có ở dây thần kinh hông và cánh.
c. Phòng và trị bệnh. c.1. Phòng bệnh:
Bổ sung vitamin E vào thức ăn hàng ngày theo định lượng: - Gà con từ 30-60 UI (9-12mg)/kg thức ăn;
- Gà đẻ: 50-100 UI (15-17mg)/kg thức ăn.
Những premix có chứa vitamin E đã được giới thiệu trong mục phòng trị bệnh thiếu vitamin A. Dùng theo tỷ lệ trộn thức ăn hay pha nước uống như bệnh thiếu vitamin A để phòng bệnh thiếu vitamin E.
+ Tránh bổ sung vào thức ăn những chất béo bị ôi thiu. Có thể dùng giá đỗ hoặc lúa nảy mầm cho ăn.
+ Bổ sung những chất chống oxy hóa vào thức ăn và bổ sung chất selen vào thức ăn.
c. Trị bệnh:
+ Tăng liều các premix phòng bệnh gấp 2-3 lần, liên tục 3-5 ngày.
+ Hoặc dùng vitamin E hoặc ADE, loại hòa tan trong nước pha cho uống hoặc tiêm.
- Liều uống 10mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.
- Liều tiêm 5mg/kg thể trọng/ngày. 1 tuần tiêm 1 lần. Liên tục 3-4 tuần (vitamin loại ADE 500. Tiêm 1cc/10 gà đẻ).
PHẦN 3:
ỨNG DỤNG VITAMIN A, D, K, E VÀO LĨNH VỰC SẢN XUẤT 3.1. Trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, Dược phẩm
a. Trong thực phẩm
Hình 3.3. Các tiệm bánh kẹo luôn cung cấp vitamin vào trong sản phẩm
* Ứng dụng vitamin A, D, E, K trong sản xuất chất phụ gia thực phẩm * Nhờ vào những vitamin để sản xuất thức ăn đóng hộp, thức uống uống
* Tại các khu vực bán mặt hàng thực phẩm ở các siêu thị, cửa hàng và các chợ ở TPHCM, các loại thực phẩm như sữa, bột, nước ép trái cây các loại được người ta bổ sung vitamin vào
* Những sản phẩm như nước mắm, đường, bánh mặn, ngọt… cũng được bổ sung vitamin.
Hình 3.4. Sản xuất bột ăn dặm cho bé b. Trong dược phẩm
Hình 3.5. Dầu Ô- liu chứa nhiều vitamin E được sàn xuất dầu gội, sữa tắm
Hình 3.6 Vitamin A Hình3.7. Vitamin K trị thâm quần mắt trong các loại kem chống nhăn.
Hình 3.8. Ứng dụng trong sản xuất thuốc bổ
Khác với các chất dinh dưỡng khác, hàm lượng và độ hữu dụng sinh học của các vitamin trong nguyên liệu thức ăn bị giảm mạnh trong quá trình thu hoạch, dự trữ, bảo quản và chế biến. Cấu trúc hoá học của các vitamin quyết định hiệu lực sinh học của chúng, chỉ một thay đổi nhỏ về cấu trúc dưới tác động của các nhân tố vật lý, hoá học và sinh học cũng ảnh hưởng đến hoạt tính và độ hữu dụng sinh học của các vitamin. Những nhân tố có thể làm thay đổi cấu trúc của các vitamin gồm: thời gian, nhiệt độ, ẩm độ, độ pH, quá trình oxy hoá…v.v
Quá trình oxy hoá dầu, mỡ trong thức ăn cũng ảnh hưởng đến cấu trúc của các vitamin A, D, E và K. Sự nhiễm nấm mốc và một số loài vi sinh vật trong thức ăn cũng ảnh hưởng đến độ hữu dụng sinh học của một số loại vitamin, do các sản phẩm trao đổi của chúng liên kết với các vitamin làm mất hiệu lực sinh học của chúng. Chế biến thức ăn bằng xử lý nhiệt độ cao (ép đùn, giãn nở, ép viên) làm giảm hoạt tính của nhiều loại vitamin theo hai hướng:
(1) Làm cho một số loại vitamin liên kết với axit amin; (2) Làm phá vỡ cấu trúc của vitamin.
Trong ép viên thức ăn, ma sát, áp suất, nhiệt độ, ẩm độ và làm mát là các nhân tố chính ảnh hưởng đến độ bền vững của các vitamin, trong đó các vitamin A, K và C bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các tác nhân vật lý, hoá học và sinh học trong quá trình chế biến đến tính bền vững của các vitamin.
Vitamin Các tác nhân vật lý và hoá học
Nước Không khí Nhiệt Thời gian ánh sáng Độ axit Vi sinh vật A và caroten ++ + + + + D (D2, D3) 42 +
Hình 3.1. Sử dụng Vitamin trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Ứng dụng khẩu phần vitamin tối ưu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp:
Để xây dựng được khẩu phần vitamin tối ưu cần có 3 điều kiện. Trước hết cần biết được chính xác nhu cầu vitamin của vật nuôi. Ngay trong cùng một đối tượng vật nuôi, nhu cầu vitamin cũng luôn biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khẩu phần (hàm lượng năng lượng, protein, mức độ cân bằng axit amin và các nguyên tố khoáng), môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, chất lượng không khí vv), tác động của stress ...v.v. Nhu cầu vitamin của vật nuôi thể hiện ở các mức độ khác nhau như : mức phòng chống sự thiếu hụt, mức duy trì sức sản suất bình thường và mức đạt năng suất cao nhất. Yêu cầu của khẩu phần vitamin tối ưu là đáp ứng được nhu cầu của vật nuôi ở mức năng suất cao nhất. Thứ hai là biết được hàm lượng, độ hữu dụng sinh học của các vitamin trong thức ăn và độ ổn định của chúng dưới tác động của các nhân tố vật lý, hoá học và sinh học trong quá trình chế biến, bảo quản và cuối cùng là cần có những hiểu biết đầy đủ về chức năng sinh học, kiểu tác động, sự tương tác giữa vitamin với nhau và với các chất khác (các nguyên tố khoáng và một số dược phẩm).
Do các vitamin có những tính chất đặc biệt nên yêu cầu công nghệ