Tác hại khi thiếu và việc lạm dụng Vitamin A,D, E, K

Một phần của tài liệu chuyên đề 15 (vai trò của vitamin a, d, k, e trong cơ thể) (Trang 27 - 50)

a. Tác hại khi thiếu Vitamin:

Vitamin A :

Triệu chứng đầu tiên khi thiếu vitamin A chính là giảm sút thị lực vào buổi tối, hay còn gọi là bị quáng gà. Nếu không bổ sung vitamin A ngay thì khô da, rụng tóc, gãy móng tay sẽ lần lượt xuất hiện.

Trong cơ thể, vitamin A duy tri tình trạng bình thường của biểu mô. Khi thiếu vitamin A, da và niêm mạc khô, sừng hóa, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm nhiễm. Đó là các biểu hiện khô mắt, khô giác mạc.

Vitamin A có vai trò quan trọng đối với chức phận thị giác. Sắc tố nhạy cảm với ánh sáng nằm ở võng mạc là rodopxin gồm protein và dẫn xuất của vitamin A. Khi tiếp xúc với ánh sáng, rodopxin phân giải thành opxin (protein) và retinen (Andehyt của vitamin A).

Khi mắt nghỉ, vitamin A dần dần được phục hồi từ retinen nhưng không hoàn toàn. do việc bổ sung vitamin A thường xuyên từ thức ăn là cần thiết.

Vitamin A giúp bảo vệ mắt và các bệnh khô mắt. Thiếu vitamin A da sẽ khô, tăng sừng hóa nang lông, bề mặt da thường nổi gai. Làm giảm tốc độ tăng trưởng và sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật.

Tình trạng thiếu hụt vitamin A tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến mất hẳn thị giác, bội nhiễm trầm trọng đường hô hấp do niêm mạc khí quản bị khô tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát tác.

Hình :2.10. Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A Vitamin D :

biểu hiện cho biết tình trạng cơ thể đang bị thiếu vitamin D:

Một số hiện tượng như trẻ có hiện tượng co giật, hay trẻ đã được 15 tháng tuổi mà vẫn chưa biết đi. Trẻ thường bị mệt mỏi, đau khi chạy, đau ở xương, chân vòng kiềng. Còn với người lớn thường biểu hiện mỏi cơ bắp, xương đau dẫn đến đi lại khó khăn.

Thiếu vitamin D dẫn đến còi xương : Bệnh còi xương do thiếu vitamin D còn gọi là bệnh còi xương dinh dưỡng, là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, là lứa tuổi mà hệ xương đang phát triển mạnh. thường dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, tiêu chảy cấp và suy dinh dưỡng. còn để lại những hậu quả lâu dài như biến dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống

với trẻ dưới 2 tuổi, thiếu vitamin D sinh rối loạn ban đầu không điển hình như dễ bị kích thích, ra mồ hôi, sau đó làm chậm mọc răng, mềm xương sọ, dễ bị co giật. Khi trẻ biết đứng sẽ dễ cong cột sống, chân vòng kiềng.

Xơ vữa động mạch : đối với những người có lượng Vitamin D bình thường, khả năng đàn hồi của mạch máu tương đối tốt và xác suất bị xơ vữa động mạch khá thấp; trong khi đó đối với những người thiếu Vitamin D, khả năng đàn hồi của mạch máu rất kém và rất dễ bị xơ vữa động mạch, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng cao hơn.

Hình 2.11.

Thiếu vitaminD dẫn đến xơ vữa động

Dị ứng ở trẻ :

Hình 2.12.

Trẻ thiếu vitamin D có nguy cơ bị dị ứng đậu phộng nhiều hơn 2,4 lần so với trẻ hấp thụ đầy đủ vitamin D.

Thiếu vitamin D trong suốt giai đoạn dậy thì sẽ gây ức chế sinh trưởng và kích thích tăng cân

Thiếu vitamin D rất phổ biến ở người lớn và có liên quan với các bệnh như loãng xương, ung thư và béo phì. Còn thiếu vitamin D ngay từ khi còn trẻ có thể gây tích mỡ và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính sau này.

Thiếu Vitamin D có thể làm giảm khả năng tư duy

Thiếu vitamin D dễ bị tiền sản giật : Những thai phụ thiếu vitamin D trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể bị chứng tiền sản giật, một nguyên nhân gây sinh non

Thiếu vitamin D dễ bị huyết áp cao

Vitamin E :

Khi thiếu vitamin E thường xuyên thì da sẽ bị lão hóa nhanh chóng. Khi cơ thể bị thiếu vitamin E có thể gặp các triệu chứng như: Rối loạn thần kinh, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, giảm nhạy cảm về xúc giác, dễ tổn thương ở da, dễ vỡ hồng cầu, dễ gây tổn thương cơ quan sinh dục, có thể gây vô sinh...

Vitamin K :

Triệu chứng thiếu vitamin K:

- Chảy máu nướu răng, chảy máu trong đường tiêu hóa, chảy máu cam

- Có máu trong nước tiểu

- Kinh nguyệt nhiều và kéo dài đối với phụ nữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình:2.13. Phòng chảy máu não - màng não ở trẻ do thiếu vitamin K

b. Tác hại của việc lạm dụng vitamin : Vitamin A :

Thiếu vitamin sẽ dẫn tới mù loà, chậm phát triển... nhưng thừa vitamin A cũng nguy hại không kém. Vitamin A được tích trữ lâu dài trong cơ thể, vì thế lạm dụng vitamin A có thể đưa đến tình trạng nhiễm độc với triệu chứng tổn thương ngoài da, viêm khớp, đau bắp thịt, nôn mửa, bơ phờ, chậm chạp, phù gai thị, bong da toàn thân và viêm gan.

Ngộ độc có thể xảy ra khi uống trên 40.000 đơn vị quốc tế (UI) vitamin A mỗi ngày và gây đau xương khớp, rụng tóc, môi khô nứt nẻ, chán ăn, gan lách to. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nếu dùng quá 10.000UI mỗi ngày có thể khiến thai nhi dị dạng. Beta caroten - một tiền tố của vitamin A có hoạt tính cao nhất - có thể làm vàng da, nhất là ở gan bàn tay, chân.

Vitamin D :

Thừa vitamin D, đặc biệt D2, D3 có liều cao gấp hàng nghìn lần liều chuẩn có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng hay gặp là kém ăn, buồn nôn, tiểu nhiều, ngừng lớn, xanh xao, đôi khi gây co giật, khó thở.

Vitamin E :

vượt quá lượng có thể dẫn đến mờ mắt, đau đầu, đau dạ dày và ruột, mệt mỏi, yếu đuối.

2.7. Nguyên nhân dấn thiếu vitamin A, D, E, K : Vitamin A :

Do khẩu phần ăn bị thiếu hụt Vitamin A: một chế độ ăn nghèo nàn với nhiều chất bột, ít thức ăn động vật, (những thức ăn có hàm lượng Vitamin A cao) như thịt, cá, trứng, tôm... thiếu dầu mỡ làm giàm hấp thu vitamin (vitamin A hòa tan trong dầu, mỡ). Sự thiếu hụt này thường xảy ra trong giai đoạn trẻ ăn bổ xung. Sữa mẹ là nguồn Vitamin A quan trọng của trẻ nhỏ. Trẻ không được bú mẹ có nguy cơ bị thiếu vitamin A.

Tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm virut đặc biệt là khi trẻ lên sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy là nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng thiếu vitamin A. Trẻ bị nhiễm giun, nhất là giun đũa cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin A.

Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng thường kèm theo thiếu vitamin A.

Ngoài ra thiếu các vi chất khác như kẽm cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa vitamin A trong cơ thể.

Vitamin D :

chúng ta không thể kiếm đủ vitamin D nếu chỉ qua bữa ăn(mặc dù dầu cá, gan, nấm và các sản phẩm từ sữa là nguồn bổ sung tốt). 90% lượng chất này được cơ thể chúng ta tự sản sinh dưới ánh nắng mặt trời.

Trong những tháng mùa đông, chúng ta thường mặc áo quần kín mít, ngoại trừ bàn tay và mặt, và ở nhiều nơi, ánh mặt trời còn không đủ mạnh để kích hoạt quá trình sản xuất vitamin D.

Ngoài ra, người da vàng châu Á không sản sinh chất này dễ dàng như người da trắng, bởi các sắc tố tự nhiên trên da đã phản xạ phần lớn các tia UV cần thiết.

Một xu hướng chung hiện nay là mọi người thường làm việc và nghỉ ngơi trong nhà, vì thế cơ hội tiếp xúc với ánh nắng và sản sinh vitamin D là càng thấp.

Với những đợt nghỉ hè ngắn ngủi, cơ thể không tích lũy đủ vitamin D để kéo dài qua các tháng mùa đông.

Hình 2.14. Hầu hết mọi người bịt kín trong mùa đông, do vậy khả năng thiếu

vitamin D - hóa chất quan trọng trong việc tạo xương - là gần như chắc chắn

Vitamin E :

Vitamin E thiếu hụt ở trẻ thường là kết quả từ các công thức tiêu thụ cao trong các axit béo chưa bão hòa được củng cố bằng sắt nhưng không phải vitamin E. công thức như vậy làm tăng nhu cầu vitamin E bổ sung chất chống oxy hóa vì sắt xúc tác sự oxy hóa chất béo RBC. Một trẻ sơ sinh có nồng độ thấp mô của vitamin E để bắt đầu với bởi vì chỉ có một lượng nhỏ đi qua nhau thai, người mẹ vẫn giữ lại nhiều nhất của nó. Bởi vì vitamin E là một vitamin tan trong chất béo, thiếu phát triển trong điều kiện liên quan đến kém hấp thu chất béo, chẳng hạn như kwashiorkor, bệnh celiac, hoặc xơ nang. Các điều kiện này có thể gây thiếu máu tán huyết và megaloblastic hoặc creatinuria, tất cả đều được hồi phục với chính quyền vitamin E.

Vitamin E thiếu không phổ biến ở người lớn, nhưng có thể ở những người có chế độ ăn có nhiều chất axit béo không bão hòa đa, làm tăng nhu cầu vitamin E, và ở những người kém hấp thu vitamin E, mà làm suy giảm hồng cầu sống còn

Vitamin K :

Nguyên nhân:

o Do uống nhiều kháng sinh lâu ngày sẽ diệt các vi khuẩn tạo vitamin K ở ruột.

o Do nuôi ăn nhân tạo hay bị các bệnh gan, ruột… làm kém hấp thu chất béo và vitamin K

o Trẻ sơ sinh nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng có nguy cơ thiếu vitamin K vì lượng vitamin K trong sữa mẹ ít và trẻ chưa tự tổng hợp được vitamin K ở ruột. Biện pháp hiệu quả phòng thiếu vitamin K là tiêm bắp vitamin K cho trẻ sơ sinh ngay sau khi đẻ hoặc tiêm cho mẹ vitamin K trước khi sinh - Triệu chứng: hay gặp nhất là thời gian đông máu kéo dài, dẫn đến chảy

máu như vết bầm máu, chảy máu cam, huyết niệu, chảy máu dạ dày, chảy máu sau mổ… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trẻ sơ sinh thiếu vitamin K có thể bị thiếu máu tiêu huyết. Trẻ sơ sinh thiếu tháng bị thiếu vitamin K có thể bị bệnh vàng da nhân não, rất dễ tử vong.

2.8. Các biện pháp phòng chống khi thiếu vitamin A, D, E, K

Vitamin A :

- Ăn uống đủ chất: Thời kỳ mang thai và cho con bú bà mẹ cần ăn đủ chất, chú ý thức ăn giàu vitamin A, caroten, đạm, dầu mỡ. Khi trẻ ăn bổ sung, bữa ăn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng và chú ý tới các thực phẩm giàu vitamin A.

- Bổ sung vitamin A dự phòng. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin A phải tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, vì nếu dùng không đúng liều sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hoá, gây mất tổ chức xương và có nguy cơ.

Vitamin D :

- tốt nhất là hàng ngày đi bộ đều đặn từ 20 – 30 phút dưới ánh nắng ban mai. Thay đổi khẩu phần ăn theo thực đơn giàu canxi và vitamin D, hoặc có thể bổ sung thuốc polyvitamin, trong đó có vitamin D.

- Cần thận trọng khi sử dụng vitamin D, vì lạm dụng loại thuốc này sẽ làm tăng canxi trong máu gây nên sự lắng đọng canxi không bình thường tại thận, hay ở động mạch và cơ vân. Có khi còn làm tăng canxi ở nước tiểu dẫn đến thành mạch bị đọng vôi khiến tăng huyết áp. Khi sử dụng liều cao vitamin D có thể gây ngộ độc mà biểu hiện lâm sàng là chán ăn, nôn, mất nước, khát, tăng huyết áp, giảm cân, yếu thận, yếu cơ, đau khớp xương...

- Trong thời gian mang thai nếu sử dụng quá liều vitamin D có thể dẫn đến rối loạn tăng trưởng, dị dạng bào thai. Không sử dụng vitamin D cho người mắc bệnh lao phổi đang thời kỳ tiến triển hoặc bệnh nhân đang mắc bệnh ở ruột và dạ dày, bệnh cấp và mạn ở gan và thận, bệnh tăng canxi trong máu và suy tim.

Vì những lý do nêu trên mà việc sử dụng vitamin D cần có sự chỉ định của thầy thuốc, chứ không thể uống đại trà, tùy tiện, theo sự mách bảo và lạm dụng.

Vitamin E :

Vì vitamine E hiện diện rộng khắp trong những thực phẩm thiên nhiên nên chỉ cần có chế độ ăn đầy đủ, đa dạng và cân đối thì chúng ta đã có thể cung cấp đủ vitamine E cho cơ thể.

Việc bổ sung vitamine E chỉ cần thiết cho những người thiếu vitamine E thực sự. Nhu cầu vitamine E hàng ngày đối với cơ thể thay đổi tùy theo tuổi, giới tính, số lượng chất béo mà cơ thể tiêu thụ. Trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân, phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, khi tập thể thao, stress, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm (thuốc lá, rượu, thuốc trừ sâu, ánh nắng mặt trời...) hay khi có các nguy cơ bị bệnh tim mạch (do béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn lipid máu...) sẽ có nhu cầu vitamine E cao.

Cần cẩn trọng trong việc bổ sung vitamine E do những tác dụng phụ của vitamine E (mệt mỏi, mất ngủ, đau bụng...). Vì thế, tốt nhất phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Hiện tượng dư thừa vitamine E thường xảy ra khi dùng vitamine E liều cao (> 400 đơn vị quốc tế mỗi ngày) trong thời gian dài. Khi đó, cơ thể chúng ta có thể sẽ có một số biểu hiện rối loạn như viêm da, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi, chảy máu và những triệu chứng khác.

Vitamin K :

Đề phòng thiếu vitamin K cho trẻ sơ sinh

Bạn có thể đề phòng thiếu vitamin K cho con mình ngay từ khi khi bạn mang thai và sau khi sinh bé.

Trước khi sinh

- Bạn nên bổ sung vitamin K ngay từ thời kỳ mang thai bằng cách ăn nhiều loại rau xanh, thực phẩm giàu vitamin K như: Các loại rau xanh, cải bắp, cải soong, su hào, xà lách, cải bó xôi, đậu nành, xúp lơ, hoa quả, ngũ cốc, sữa, trứng gà, đậu phụ, lợn nạc, thịt bò… Riêng thịt gà, vịt lại hầu như không chứa vitamin K.

- Thai phụ cũng nên uống vitamin K1 trước khi sinh. Cụ thể liều uống là một viên vitamin K1 5mg trước sinh từ 2 – 4 tuần và một viên vitamin K1 5mg trước khi sinh. Việc bổ sung viên vitamin K1 cho bà mẹ mang thai, sắp sinh sẽ giúp bổ sung hàm lượng vitamin K cho trẻ, tăng lượng vitamin K trong sữa mẹ. Tuy nhiên cần lưu ý, dù mẹ đã được uống vitamin K1 thì sau sinh, tốt nhất vẫn nên tiêm một liều 1mg vitamin K1 cho trẻ để phòng ngừa hiệu quả nguy cơ này.

- Bên cạnh đó, khi có thai các bà mẹ nên đăng ký quản lý thai tốt tại địa phương mình để bảo đảm trẻ được tiêm vitamin K sau sinh.

Sau khi sinh

- Để phòng tránh các nguy cơ trên các bà mẹ cần cho trẻ sơ sinh tiêm vitamin K tại các nhà bảo sinh hoặc bệnh viện Nhi ngay sau khi sinh để đề phòng những biến chứng nguy hiểm này.

Hình 2.15. Phụ nữ mang thai cần bổ sung hàm lượng vitamin cần thiết cho cơ thể

- Cung cấp vitamin K cho tất cả trẻ mới sinh theo 2 phương pháp sau: + Tiêm cho tất cả trẻ mới sinh một mũi vitamin K1 1mg, hoặc vitamin K3 2mg.

+ Cho tất cả trẻ mới sinh uống vitamin K1 2mg, 3 lần, lần một sau khi sinh, lần hai lúc 7 ngày tuổi và lần ba lúc 1 tháng tuổi.

Cách tốt nhất là dùng phương pháp tiêm một lần cho trẻ ngay sau sinh (tiêm cho tất cả trẻ ngay sau sinh không kể trẻ đó đủ tháng hay thiếu tháng, trẻ khỏe hay yếu). Hiệu quả của sử dụng vitamin K1 và K3 là như nhau.

Hình 2.16. Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh

Trong giai đoạn sơ sinh cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện Nhi để tiêm nhắc lại vitamin K khi có các dấu hiệu chảy máu.

- Bạn cũng nên nhớ rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ mặc dù lượng vitamin K trong sữa rất thấp, nhưng đừng vì thế mà không cho trẻ bú sữa mẹ. Thay vào đó, để tăng lượng vitamin K, chúng ta chỉ cần một hoặc hai lần cho trẻ bú thêm sữa ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thông thường, không có việc thiếu vitamin K trong chế độ ăn uống vì loại vitamin này được tổng hợp bởi các vi trùng trong ruột già và phân bố rộng trong các loại rau lá xanh và thịt. Chính vì thế, ở những trẻ sau 3 tuần tuổi, các bậc cha mẹ nên chú ý đến việc cho con trẻ bú thêm sữa ngoài để tăng cường loại vitamin này trong cơ thể trẻ.

2.9. Vấn đề về vitamin đối với động vật

Một phần của tài liệu chuyên đề 15 (vai trò của vitamin a, d, k, e trong cơ thể) (Trang 27 - 50)