Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU NHẬP của SINH VIÊN KHI RA TRƯỜNG từ 1 đến 3 năm tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 44 - 60)

2.3.2.1 Nghiên cứu của Trần Thị Tuấn Anh (2012)

Trần Thị Tuấn Anh (2012) phân tích các tác động của bằng cấp đến tiền lương ở Việt Nam. Tác giả sử dụng bộ số liệu của VHLSS 2012 và xử lý bằng phương pháp hồi quy phân vị để xác định mối liên hệ giữa bằng cấp và tiền lương của người lao động đồng thời so sánh mức độ tác động của bằng cấp đến tiền lương giữa lao động nam và lao động nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy bằng

cấp thực sự có ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương, mặc dù Luật Lao động khơng hề có quy định tiền lương được trả theo bằng cấp nhưng trên thực tế không thể phủ nhận vai trò của bằng cấp đối với tiền lương của người lao động. Kết quả cho thấy bằng cấp càng cao thì tương ứng mức lương người lao động nhận được càng cao. Các bằng Đại học (Cao đẳng) và các bằng học lên sau đại học như: Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sĩ,... sẽ đem lại mức lương cao hơn so với các bằng cấp khác. Ngồi ra kết quả nghiên cứu cịn cho thấy tiền lương và đãi ngộ theo bằng cấp giữa lao động nam và nữ cũng rất khác nhau.

Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu của Trần Thị Tuấn Anh (2012)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 2.3.2.2 Nghiên cứu của Tống Quốc Bảo (2015)

Tống Quốc Bảo (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động trong khu vực dịch vụ. Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy phân vị bằng cách “Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2012” và lập bảng thống kê dữ liệu thu thập được. Số lượng quan sát thu được phục vụ cho nghiên cứu này là 3.054 lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân thuộc khu vực dịch vụ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố ảnh

hưởng đến thu nhập của người lao động; cho thấy số năm đi học, kinh nghiệm, thời gian làm việc trung bình, nam giới, thành thị, lãnh đạo, lao động bậc cao, lao động bậc trung, lao động có kỹ thuật, khu vực Đơng Nam Bộ, khu vực Đồng bằng sơng Hồng có tác động thuận chiều với thu nhập của người lao động, trong khi loại hình kinh tế nhà nước, khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung lại có tác động nghịch chiều với thu nhập của người lao động.Thơng qua mơ hình hồi quy cho thấy được các mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Mơ hình hồi quy cho thấy sự khác biệt trong thu nhập giữa lao động là lãnh đạo, lao động bậc cao, lao động bậc trung và lao động có kỹ thuật đối với các loại lao động khác. Thu nhập giữa thành thị khác biệt với nơng thơn, loại hình kinh tế nhà nước khác biệt với các loại hình kinh tế khác.

Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu của Tống Quốc Bảo (2015)

20

2.3.2.3 Nghiên cứu của Lê Nguyễn Quốc Khang và cộng sự (2020)

bằng tốt nghiệp đại học hình thức đào tạo Từ xa (ĐTTX), Vừa làm Vừa học (VLVH) đến việc làm và tiền lương của sinh viên ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích hồi quy tuyến tính bằng cách phỏng vấn trực tiếp 414 sinh viên tốt nghiệp năm 2018 hình thức ĐTTX, VLVH ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh dựa vào bảng câu hỏi khảo sát. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra “Chương trình đào tạo” và “Dịch vụ hỗ trợ” công tác đào tạo của Nhà trường đều tác động tích cực đến “việc làm và thu nhập” của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Kết quả này cho thấy, hình thức ĐTTX, VLVH của Nhà trường đáp ứng nhu cầu của sinh viên, phù hợp với thị trường lao động cũng như yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Vì vậy, bằng đại học mà sinh viên nhận được từ quá trình theo học hình thức ĐTTX, VLVH của Nhà trường khơng khác gì các hình thức đào tạo khác. Đây là một minh chứng cho thấy chất lượng đào tạo đại học theo hình thức ĐTTX, VLVH cũng khá tốt.

(2020)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.3.2.4 Nghiên cứu của Phạm Thị Lý và cộng sự (2021)

Phạm Thị Lý và cộng sự (2021) nghiên cứu ảnh hưởng của vốn con người đến thu nhập cá nhân của người lao động ở Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu sử dụng số liệu từ khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) giai đoạn 2002- 2018. Bài viết đã sử dụng mơ hình hồi quy vốn con người theo thu nhập của Mincer. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập của người lao động chịu ảnh hưởng bởi mức chi tiêu cho giáo dục, thời gian làm việc và trình độ học vấn của người lao động. Ngồi ra nghiên cứu cũng tìm thấy mối tương quan giữa trình độ tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên và tăng trưởng thu nhập vẫn còn khá thấp. Với kết

quả nghiên cứu trên, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực cũng như tăng cường hiệu quả đầu tư cho giáo dục trong những năm tới. Mối quan hệ giữa thu nhập và trình độ lao động tiếp tục phản ánh thực tế đang tồn tại ở Việt Nam hiện nay là có sự bất cập giữa đào tạo và sử dụng vốn con người, nhóm lao động có trình độ cao thường có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn so với nhóm lao động có trình độ thấp hơn. Bên cạnh đó, giáo dục và đào tạo là bệ phóng tốt nhất cho việc hồn thiện vốn con người ở mỗi cá nhân. Hệ thống đào tạo cả nước nên hướng tới xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận tri thức tiên tiến từ các nước phát triển trên thế giới, đồng thời phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa ba nhà bao gồm “nhà trường, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp” nhằm giúp người học chuyển mạnh từ việc học tập và giải quyết vấn đề sang việc tích cực khám phá và áp dụng tri thức hiện đại.

Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu của Phạm Thị Lý và cộng sự (2021)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.3.2.5 Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự (2015)

Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự (2015) nghiên cứu về thực trạng việc làm của sinh viên ngành Việt Nam học (hướng dẫn viên du lịch) tốt nghiệp từ trường đại học Cần Thơ tại Cần Thơ. Nghiên cứu này khảo sát 91 sinh viên ngành Việt Nam học tốt nghiệp từ Trường Đại học Cần Thơ bằng phương pháp chọn mẫu kiểu thuận tiện. Các phương pháp được sử dụng để phân tích dữ liệu sơ cấp gồm thống kê mơ tả, phân tích tương quan hai biến, phân tích độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên có việc làm chiếm tỷ lệ cao và thời gian tìm được việc làm ngắn. Cũng như những ngành nghề khác, sinh viên ngành Việt Nam học làm việc trong nhiều lĩnh vực thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Hai kênh thông tin quan trọng để sinh viên tìm việc làm là thơng báo của nhà tuyển dụng và sự giới thiệu của người quen. Kiến thức và kỹ năng học từ Trường chỉ được sử dụng vào cơng việc ở mức trung bình. Chức vụ có liên quan thuận đối với thu nhập và thu nhập có liên quan thuận với lòng yêu nghề và sự hài lòng với nghề. Một số yếu tố liên quan đến ngành đào tạo mới chỉ ở mức trung bình và hơi tốt. Sinh viên chưa có việc làm do ảnh hưởng của năng lực bản thân, tính chất cơng việc và lương bổng. Bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại hạn chế trong vấn đề nghiên cứu. Đối với nhà trường thì nên sớm thành lập thư viện khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn để tạo điều kiện thuận tiện cho sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đối với Bộ mơn quản lý ngành thì phải nắm bắt tình hình thực tế việc làm của sinh viên, tham khảo chương trình đào tạo của các trường khác để điều chỉnh chương trình đào tạo khi có chủ trương điều chỉnh chương trình đào tạo của nhà trường để sinh viên ra trường có được cơ hội việc làm rộng hơn và có kiến thức, kỹ năng phù hợp với tình hình đào tạo chung của cả nước. Ngồi ra, tiếp tục liên kết với các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn tổ chức những buổi trao đổi kiến thức về yêu cầu công việc, tiêu chuẩn tuyển chọn, nhu cầu nhân sự, kỹ năng nghề nghiệp để sinh viên có cơ hội hiểu thêm về thực tế việc làm, những điều kiện cần chuẩn bị, nhu

cầu thị trường và hình thành những kỹ năng, nghiệp vụ sát thực cho sinh viên. Đối với giảng viên, giảng dạy đúng và đủ khối lượng kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu đã đề ra trong học phần. Nội dung giảng dạy nên liên hệ với thực tế nhiều hơn, nhằm tạo sự sinh động, thu hút sự chú ý và tạo sự hứng thú học tập

Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự (2015)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

2.3.2.6 Nghiên cứu của Ngô Mỹ Trân và Lương Thị Thanh Trang (2020)

Ngô Mỹ Trân và Lương Thị Thanh Trang (2020) nghiên cứu ảnh hưởng của sự không phù hợp bằng cấp, kỹ năng và ngành nghề đến thu nhập người lao động trong các doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích sự ảnh hưởng của việc làm không phù hợp đến thu

nhập của người lao động trong các doanh nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên số liệu khảo sát 1.300 người lao động. Bài viết sử dụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu nghiên cứu cho thấy rằng số năm làm việc hay kinh nghiệm của người lao động có ảnh hưởng đến thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự ảnh hưởng tiêu cực của việc làm không phù hợp đến thu nhập của người lao động. Cụ thể là, người lao động có bằng cấp dưới chuẩn so với u cầu cơng việc được tìm thấy có thu nhập thấp hơn những người có bằng cấp đúng chuẩn. Ngồi ra, có bằng chứng thống kê cho thấy người lao động có kỹ năng vượt chuẩn có thu nhập thấp hơn so với người đáp ứng đúng kỹ năng cơng việc địi hỏi. Bên cạnh đó, bằng chứng thống kê cịn cho thấy người lao động làm những cơng việc ít có liên quan đến chun ngành được đào tạo có thu nhập thấp hơn người làm đúng với chuyên ngành đã học. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cịn cho thấy sự ảnh hưởng của một số đặc điểm của người lao động và đặc điểm công việc đến thu nhập của người lao động. Cụ thể là, người lao động đã lập gia đình được tìm thấy có thu nhập cao hơn người chưa lập gia đình, nam lao động có thu nhập cao hơn nữ. Ngồi ra, người lao động càng có nhiều kinh nghiệm

cần thiết để người lao động có thể thực hiện cơng việc tốt hơn, giúp họ tăng năng suất và thông qua đó có thể giúp người lao động cải thiện thu nhập.

Hình 2.8: Mơ hình nghiên cứu của Ngơ Mỹ Trân và Lương Thị Thanh Trang (2020)

Nguồn: Ngô Mỹ Trân và Lương Thị Thanh Trang (2020)

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU NHẬP của SINH VIÊN KHI RA TRƯỜNG từ 1 đến 3 năm tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 44 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w