Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh An Giang được hình thành trên cơ sở chuyển thể và nâng cấp từ Văn phòng đại diện An Giang (có mặt từ tháng 11/2001), chính thức đi vào hoạt động vào ngày 03/08/2005 trên cơ sở Văn phòng đại diện và Tổ tín dụng An Giang (trực thuộc Chi nhánh Cần Thơ) với nhân sự ban đầu là 10 người, là chi nhánh thứ 100 trong hệ thống Sacombank theo công văn thứ 143/NHNN ngày 22/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Hiện tại ngoài trụ sở chi nhánh đặt tại Thành phố Long Xuyên, Sacombank An Giang còn có 06 phòng giao dịch là Phòng giao dịch Tân Châu, Phòng giao dịch Châu Phú, Phòng giao dịch Núi Sam , Phòng giao dịch Châu Đốc, Phòng giao dịch Chợ Mới và Phòng giao dịch Phú Tân.
Sacombank An Giang là chi nhánh thứ 3 áp dụng hệ thống Corebanking (T24), là một trong những phương tiện hiện đại trong việc quản lý Ngân hàng. Sacombank cũng đã tiến hành thực hiện việc xếp hạng tín dụng, đánh giá phân loại các khoản vay để ngay từ đầu có thể ngăn ngừa những khoản vay có thể phát sinh rủi ro.
Sau hơn 4 năm hoạt động, bằng chính sự quyết tâm phấn đấu và nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh An Giang, Sacombank An Giang đã từng bước củng cố, ổn định và gặt hái được nhiều thành tựu rất đáng kể: là Chi nhánh có mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Miền Tây Nam Bộ (xếp loại là 1 trong 3 chi nhánh
Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang
SVTH: Mai Thị Xuân Diễn 22
đầu đàn khu vực). Được khách hàng đánh giá là một trong những Ngân hàng có cung cách phục vụ tốt nhất tại địa phương.
Trong những năm qua, hình ảnh và thương hiệu của Sacombank tại An Giang đã
được nhiều người biết đến thông qua các hoạt động như: “Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng”, quỹ học bổng “Ươm mầm cho những ước mơ”, chương trình “Ghếđá nơi công cộng”, “Tài trợ ủng hộ những người già neo đơn”. Điều này đã tạo ra một nét đặc trưng, một vị thế riêng trên địa bàn.
Sacombank An Giang với khẩu hiệu: “Sacombank Chi nhánh An Giang đồng tâm hiệp lực, quyết tâm và phục vụ khách với phong cách chuyên nghiệp để phát triển ổn định bền vững và hội nhập” ngày càng nâng cao khả năng phục vụ khách hàng nhằm đem đến cho khách hàng những lợi ích tốt nhất
Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang 4.3. Cơ cấu tổ chức: 4.3.1. Sơđồ cơ cấu tổ chức Sacombank An Giang: SVTH: Mai Thị Xuân Diễn 23 Các phòng giao dịch Phòng hành chánh Phòng hỗ trợ Giám đốc Phó giám đốc Phòng doanh nghiệp Bộ phận tiếp thị doanh nghiệp Bộ phận thẩm định doanh nghiệp Phòng cá nhân Bộ phận tiếp thị cá nhân Bộ phận thẩm định cá nhân Bộ phận quản lý tín dụng Bộ phận thanh toán quốc tế Bộ phận xử lý giao dịch Phòng kế toán & Quỹ Bộ phận kế toán Bộ phận quỹ
Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang
SVTH: Mai Thị Xuân Diễn 24
4.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban:
4.3.2.1. Phòng Doanh nghiệp:
¾ Đối với khách hàng (doanh nghiệp): Thực hiện công tác tiếp thị và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thực hiện các công việc liên quan đến nghiệp vụ
cho vay trong phạm vi trách nhiệm
¾ Đối với ngân hàng: Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.
4.3.2.2. Phòng Cá nhân:
Cũng giống như bộ phận tín dụng doanh nghiệp chỉ khác ởđối tượng khách hàng. Khách hàng của phòng cá nhân là các cá nhân bao gồm cả người kinh doanh cá thể, người tiêu dùng và cán bộ nhân viên…
4.3.2.3. Phòng Hỗ trợ:
¾ Bộ phận quản lý tín dụng:
Hoàn tất, kiểm tra, thanh lý và lưu trữ hồ sơ liên quan đến hoạt động tín dụng.
¾ Bộ phận thanh toán quốc tế:
o Hướng dẫn khách hàng và thực hiện tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối theo quy định, quy chế của Ngân hàng.
o Lập chứng từ kế toán, quản lý và lưu trữ hồ sơ có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách.
¾ Bộ phận xử lý giao dịch:
o Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách.
o Thực hiện các tác nghiệp mua bán vàng phục vụ cho hoạt động huy
động, cho vay và hoạt động kinh doanh của đơn vị theo quy định của Ngân hàng.
o Lập các chứng từ kế toán liên quan do bộ phận đảm trách.
4.3.2.4. Phòng Kế toán và quỹ:
¾ Bộ phận kế toán: quản lý công tác kế toán tại Chi nhánh:
o Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại Chi nhánh và các
đơn vị trực thuộc Chi nhánh. Lập, lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế
toán theo quy định.
o Xây dựng kế hoạch chi phí điều hành và quản lý chi phí điều hành tại chi nhánh và lập các báo cáo kế toán theo quy định.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang
SVTH: Mai Thị Xuân Diễn 25
¾ Bộ phận quỹ:
o Thực hiện các công việc liên quan đến thu chi, bốc xếp, xuất nhập, vận chuyển và bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá
4.3.2.5. Phòng hành chính:
o Chịu trách nhiệm về công tác hậu cần của Chi nhánh.
o Quản lý các vấn đề về nhân sự: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự
hàng năm căn cứ kế hoạch mở rộng mạng lưới và kết quảđịnh biên của Chi nhánh và phối hợp với Phòng nhân sự tại hội sở trong việc tuyển dụng tại Chi nhánh.
4.4. Kết quả hoạt động của Sacombank An Giang:
4.4.1. Kết quả hoạt động của Sacombank An Giang năm 2008 – 2009:
Bảng 4.3. Báo cáo Kết quả HĐKD của Sacombank Chi nhánh An Giang 2007-2009
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
I. Tổng thu nhập 53,833,977,298 88,157,686,719 127,410,470,329
1. Thu nhập từ lãi 51,484,797,292 80,866,519,705 120,406,034,508 2. Thu nhập ngoài lãi 2,349,180,006 7,291,167,014 7,004,435,821
II. Tổng chi phí: 28,342,183,355 44,929,419,275 68,284,622,827
1. Chi phí lãi 19,325,599,817 31,095,500,780 52,891,213,328 2. Chi phí ngoài lãi 9,016,583,538 13,833,918,495 15,393,409,499
III. Lợi nhuận:
1. Lợi nhuận trước thuế 25,491,793,943 43,228,267,444 59,125,847,502 2. Thuế TNDN 7,137,702,304 12,103,914,884 16,555,237,301
3. Lợi nhuận sau thuế 18,354,091,639 31,124,352,560 42,570,610,201
(Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank chi nhánh An Giang)
4.4.2. Nhận xét:
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thể hiện qua ba nét chính: tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang
SVTH: Mai Thị Xuân Diễn 26
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank trong những năm qua đã đạt được những thành công nhất định trong việc bảo đảm nguồn vốn cũng như mở rộng thị phần.
Theo số liệu thì tổng thu nhập của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Mức tăng trưởng của Sacombank như vậy là tương đối tốt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Bên cạnh nguồn thu từ hoạt động tín dụng, Ngân hàng còn có nhiều nguồn thu khác như: thu phí bảo lãnh, thu lãi tiền gửi tổ chức tín dụng, thu dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ và các khoản thu khác. Tuy nhiên các khoản thu này không đáng kể chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
trong toàn thu nhập của Ngân hàng. Qua mỗi năm Ngân hàng luôn tự làm mới mình bằng cách phát triển các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng phong phú, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại (thẻ, E-banking, thanh toán điện tử liên ngân hàng, các nghiệp vụ
phát sinh,...) để nhằm tăng thu nhập từ dịch vụ góp phần tác động chung vào thu nhập của toàn Ngân hàng Sacombank.
Tăng thu nhập thường đi đôi với tăng chi phí phải bỏ ra, bởi vì hoạt động của ngân hàng cũng như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, để tạo ra lợi nhuận thì phải bỏ ra một khoản chi phí. Nhìn chung tổng chi phí của Sacombank qua ba năm có xu hướng tăng. Ta có thể nhìn thấy rõ điều đó qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên Ngân hàng cũng đã có những biện pháp như tìm hiểu trước khi thực hiện dự án, quản trị chi phí,... không để cho tình trạng tăng chi phí ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Sự gia tăng chi phí chứng tỏ Ngân hàng vẫn không ngừng nổ lực phát huy và mở rộng quy rộng hoạt động của Ngân hàng ngày một tốt hơn.
Lợi nhuận mà Chi nhánh An Giang đạt được trong thời gian qua liên tục tăng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước rất nhiều. Năm 2007 đạt 18,354 triệu đồng, lợi nhuận năm 2008 tăng 69 % so với năm 2007 và năm 2009 tăng 36.8% so với năm 2008.
Từ tình hình trên cho thấy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn tăng đều qua các năm và ổn định. Sacombank An Giang có lợi thế vềđiều kiện kinh tế - xã hội, cùng với uy tín và nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh liên tục được nâng cao, xứng đáng là Chi nhánh trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang
SVTH: Mai Thị Xuân Diễn 27
CHƯƠNG 5
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG Giới thiệu:
Chương 4 đã giới thiệu sơ lược về Sacombank An Giang và các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Ngân hàng tại An Giang. Nội dung chính của chương 5 là trình bày bộ tiêu chí
đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng, đánh giá năng lực cạnh tranh của Sacombank An Giang, đưa ra điểm mạnh và điểm yếu của Sacombank An Giang so với các đối thủ và cuối cùng là ma trận hình ảnh cạnh tranh của Sacombank An Giang.
5.1. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng và mức độ quan trọng của các tiêu chí:
5.1.1. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh:
Theo mô hình năng lực cạnh tranh APP, năng lực cạnh tranh được đánh giá bởi 23 biến thuộc 3 nhóm tài sản, các quy trình cạnh tranh và kết quả thực hiện. Các tiêu chí này
được đưa vào đề cương phỏng vấn chuyên sâu. Như vậy các biến bao gồm: ¾ Tài sản của ngân hàng: • Uy tín thương hiệu • Danh tiếng • Hệ thống văn hóa • Nguồn nhân lực • Công nghệ
¾ Các quy trình cạnh tranh của ngân hàng:
• Chiến lược • Khả năng cải tiến • Chất lượng • Khả năng thích nghi • Khả năng thuyết phục • Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ • Khả năng sản xuất • Hoạt động marketing
• Khả năng thiết kế và triển khai
Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang SVTH: Mai Thị Xuân Diễn 28 ¾ Kết quả thực hiện của ngân hàng: • Sự hài lòng của khách hàng • Giá trị tạo ra • Thị phần • Dòng sản phẩm dịch vụ • Năng suất • Sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ • Chi phí/ lãi suất • Tỷ suất sinh lợi.
Thông qua giai đoạn nghiên cứu khám phá được thực hiện bằng phỏng vấn chuyên sâu 10 chuyên gia trong ngành Ngân hàng (đề cương phỏng vấn: xem phụ lục trang ), tác giả thu được bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thuộc 3 nhóm như
sau:
¾ Tài sản của Ngân hàng: gồm 2 tiêu chí sau: o Uy tín thương hiệu
o Nguồn nhân lực
¾ Các quy trình cạnh tranh của Ngân hàng: gồm 4 tiêu chí sau: o Chất lượng
o Khả năng áp dụng công nghệ o Quản lý quan hệ khách hàng
o Mạng lưới hoạt động (khả năng sản xuất)
¾ Kết quả thực hiện của Ngân hàng: gồm 4 tiêu chí sau: o Sự hài lòng của khách hàng
o Thị phần
o Dòng sản phẩm, dịch vụ cung ứng o Tỷ suất sinh lợi
Trong số 23 tiêu chí của mô hình APP, thông qua phỏng vấn chuyên sâu, 10 tiêu chí
được chọn như trên. Các tiêu chí khác không được đánh giá cao trong quá trình phỏng vấn, chỉ có một vài chuyên gia nhận xét đó là tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Do đó những tiêu chí này không được đưa vào bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang
SVTH: Mai Thị Xuân Diễn 29
5.1.2. Mức độ quan trọng của các tiêu chí:
Sau khi tổng hợp được bộ tiêu chí đánh giá năng lực của Ngân hàng, giai đoạn điều tra trực tiếp 10 chuyên gia trong ngành được thực hiện bằng bản câu hỏi để đánh giá mức
độ quan trọng của các tiêu chí trên đối với năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.
Mỗi tiêu chí được đánh giá mức độ quan trọng theo thang điểm từ 1 đến 5 với quy
ước 1 = rất không quan trọng, 2 = không quan trọng, 3 = trung bình, 4 = quan trọng, 5 = rất quan trọng. Qua phỏng vấn 10 chuyên gia và tính điểm trung bình của mỗi tiêu chí, điểm trung bình cũng đồng thời thể hiện mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí với điểm 5 là mức
độ quan trọng cao nhất.
Bảng 5.1. Mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh Tiêu chí CG1 CG2 CG3 CG4 CG5 CG6 CG7 CG8 CG9 CG10 Tổng điểm Điểm trung bình Uy tín thương hiệu 5 4 4 5 5 5 4 5 4 5 46 4.6 Nguồn nhân lực 5 5 4 5 4 5 5 5 4 5 47 4.7 Chất lượng 4 4 5 3 4 5 4 4 4 4 41 4.1 Khả năng ứng dụng KHCN 4 4 5 5 4 5 4 3 4 4 42 4.2 Quản lý quan hệkhách hàng 5 4 5 5 5 5 4 4 5 5 47 4.7 Mạng lưới hoạt động 3 4 4 4 5 4 4 4 3 4 39 3.9 Sự hài lòng của khách hàng 5 4 5 5 4 5 5 5 5 5 48 4.8 Thị phần 4 3 4 3 3 4 4 3 3 4 35 3.5 Dòng sản phẩm, dịch vụ 4 3 4 4 4 4 3 4 4 5 39 3.9 Khả năng sinh lợi 3 4 2 3 4 3 4 3 4 4 34 3.4 Qua kết quả khảo sát ta thấy các tiêu chí đều giữ một vai trò quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Trong đó sự hài lòng của khách hàng được đánh giá cao nhất với 4.8 điểm. Điều đó chứng tỏ rằng để Ngân hàng hoạt động và cạnh tranh hiệu quả hơn so với các Ngân hàng khác thì việc làm hài lòng khách hàng là yếu tố quan trọng nhất. Muốn làm được điều đó, công tác quản lý quan hệ khách hàng và chất lượng nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng không kém với 4.7 điểm. Bên cạnh những hoạt động thu hút khách hàng thì trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ của nhân viên cũng góp phần quan trọng vào việc làm hài lòng và giữ chân khách hàng.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang
SVTH: Mai Thị Xuân Diễn 30
Bên cạnh đó, uy tín thương hiệu của Ngân hàng cũng rất quan trọng trong việc quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Một trong những yếu tố có thể góp phần thu hút khách hàng là thương hiệu mạnh. Có được thương hiệu uy tín trên thị trường thì Ngân hàng có khả năng cạnh tranh cao với các Ngân hàng khác.
Ngoài ra các tiêu chí như chất lượng và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ được đánh giá là quan trọng với sốđiểm trung bình không chênh lệch nhiều là 4.1 và 4.2.
Một số tiêu chí thuộc về kết quả thực hiện của Ngân hàng như thị phần, dòng sản phẩm, dịch vụ cung ứng, tỷ suất sinh lợi và tiêu chí mạng lưới hoạt động được đánh giá thấp hơn nhưng vẫn giữ một vai trò nhất định đối với năng lực cạnh tranh của Ngân hàng với sốđiểm thấp nhất là 3.4.
Như vậy, thông qua hai giai đoạn nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính thức,