chức và Luật pháp.
a) Nhà nước sớm ban hành đầy đủ đồng bộ những văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các Luật có liên quan đến Tài nguyên nước.
b) Nhà nước sớm sửa đổi Luật Tài nguyên nước cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay (đã bộc lộ một số điều bất cập) và các văn bản dưới Luật.
c) Nhà nước sớm tập trung thống nhất cơ quan quản lý Tài nguyên nước thông suốt từ Trung ương đến Địa phương và sớm thành lập các Tổ chức quản lý lưu vực sông thích hợp với nhiệm vụ chức năng rõ ràng, hoạt động có hiệu quả thực sự do “người trong lưu vực sông” tự quản lý có sự hỗ trợ của Trung ương (chứ không phải chỉ dừng lại ở quản lý qui hoạch, mà thực chất qui hoạch chưa có. Lãnh đạo quản lý chủ yếu là “người của Trung ương” nên hoạt động kém hiệu quả, hình thức).
d) Nhà nước nên có cơ chế, chính sách để người dân, các tổ chức cộng động tham gia thực sự bảo vệ Tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước, tạo điều kiện cho người dân tham gia ngay từ khi lập qui hoạch xây dựng đến khai thác sử dụng và bảo vệ.
Học viên: Đinh Phúc Duy 33
e) Nhà nước sớm ban hành văn bản qui định từng bước đảm bảo đủ dòng chảy môi trường cho các con sông để con sông thực sự được sống, khoẻ và lành mạnh làm cơ sở cho phát triển bền vững Tài nguyên nước.
Học viên: Đinh Phúc Duy 34
CHƯƠNGIV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận:
Trước những thách thức rất to lớn đối với tài nguyên nước hiện nay ở nước ta, thúc đẩy công tác quản lý tổng hợp TNN để bảo vệ và phát triển bền vững TNN là việc cần thiết đối với Nhà nước và toàn dân tộc.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, sự nỗ lực của các Bộ, ngành liên quan đến TNN từ Trung ương đến địa phương và sự giúp đỡ của quốc tế, công tác quản lý tổng hợp TNN bước đầu đã đạt được thành tích đáng kể từ việc đưa ra các văn bản pháp quy, tái cơ cấu tổ chức, phát huy sự tham gia của người dân…đã đóng góp rất lớn vào công việc bảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng của quốc gia.
Trước mắt và trong tương lai, công tác quản lý tổng hợp TNN còn nhiều khó khăn gian khổ, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Bộ TN&MT chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cần đưa ra chiến lược, kế hoạch hành động và lộ trình phù hợp để thúc đẩy công tác quản lý tổng hợp TNN.
4.2. Kiến nghị:
Cần tiếp tục hoàn thiện hơn bộ máy quản lý nhà nước về quản lý tổng hợp tài nguyên nước về mặt thống nhất quản lý để tránh sự chồng chéo dẫn đến việc kém hiệu quả.
Kết hợp liên ngành hơn nữa trong việc quản lý tài nguyên nước từ bước đầu đánh giá trữ lượng chất lượng một cách chính xác đến những chính sách hợp lý trong khai thác, quản lý và sử dụng.
Về vấn đề quy hoạch TNN cần phải chú trọng hơn nữa vì khi nói đến quy hoạch sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố không chỉ bởi các nhân tố tự nhiên hay nhân tạo mà còn bởi những quy hoạch khác mang tính chất liên ngành thì mới
Học viên: Đinh Phúc Duy 35
có thể hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát hơn nữa trong các hoạt động gây ô nhiễm hay ảnh hưởng đến tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân vô ý thức.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên nước cụ thể trên các lưu vực sông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 5/2012. Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam (Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20)). Hà Nội.
2. GS. TS Ngô Đình Tuấn, 5/2007. Phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên nước (Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu). Trường Đại học Thuỷ Lợi.
3. PGS. TS Trần Thục, 2008. Sổ tay phổ biến kiến thức tài nguyên nước Việt Nam.
4. TS. Đào Trọng Tứ, 2011. Tổ chức quản lý lưu vực sông ở Việt Nam.
Trung tâm Con người và Thiên nhiên.
5. Nguyễn Thanh Sơn, 2010. Đánh giá Tài nguyên nước Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Thanh Sơn, 2005. Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo Dục.
7. Trịnh Minh Ngọc, Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, Nguyễn Ý Như, 2013. Đánh giá tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ Đáy.
8. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, Số 1S, trang 126-133. Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam.
9. Sukrano Sastro Hardjono và Tjioek Subijanto, 2008. Hệ thống Quản lý tài nguyên nước tổng hợp mới của khu vực Châu Á (Mạng lưới các Tổ chức lưu vực sông Châu Á).
10. Đỗ Thị Hồng Phấn, Nguyễn Thị Phương Lâm, 2011. Đánh giá tình hình thựchiện QLTHTNN của Việt Nam từ năm 2000 –2010 (GWP –SEA 2011 Work program).
Một số trang Wedsite tham khảo: http://www.gwp.org/ http://www.iwrm.vn/ http://www.rrbo.org.vn/ http://www.un.org/waterforlifedecade/iwrm.shtml http://igpvn.vn http://www.sswm.info/