- Thực chất công tác quản lý tổng hợp nguồn nước được đề cập và đưa vào thực tế Việt Nam mới chỉ một đến hai thập kỉ trở lại đây.
- Từ sau năm 1995,được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, sự cố gắng của các Bộ, các ngành và sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế như Đan Mạch, Hà Lan, Úc, Nhật, WB, ADB, IUCN…Việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam đã được nâng lên tầm cao mới và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
a) Về xây dựng các văn bản pháp quy:
Để quản lý tổng hợp tài nguyên nước nhiều văn bản pháp quy đã được nhà nước và các bên liên quan ban hành trong đó có:
- Luật tài nguyên nước
- Nghị định của chính phủ số 179/199/NĐ-CP ngày 30/12/1999 về việc thi hành luật tài nguyên nước.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH 11 ngày 03/12/2004. - Luật bảo vệ môi trường.
- Luật đê điều: số 79/2006/QH 11 ngày 29/11/2006.
- Luật đất đai.
- Luật thuỷ sản số 17/2003/ QH 11 ngày 26/11/2003.
- Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế Tài nguyên thiên nhiên (sửa đổi)
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 về quản lí an toàn đập
Học viên: Đinh Phúc Duy 20
o pháp cấp bách trong công tác quản lí nhà nước về TN & MT.
- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi
- Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008của chính phủ về quản lí lưu vực sông
- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 và Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL.
- Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/08/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020
- Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt chiến lược quốc gia về TNN đến năm 2020
- Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025.
- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng chính
phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020
- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Pháp lệnh số 32/2008/PL-UBTVQH10 về pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
Học viên: Đinh Phúc Duy 21
- Quyết định 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thuỷ lợi Việt Nam
Ngoài ra còn có rất nhiều các Quyết định, các thông tư liên Bộ của các Bộ đưa ra có liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phát triển ngành thuộc Bộ quản lý.
b) Về bộ máy tổ chức quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Hiện nay, công tác quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam được sơ bộ như sau:
Cấp Chính phủ
Việt Nam có 4 cấp hành chính Quốc gia: + Trung ương
+ Tỉnh, thành phố
+ Quận (thành thị), Huyện (nông thôn) + Phường (thành thị), xã (nông thôn)
Mỗi cấp hành chính đều có Hội đồng Nhân dân được bầu theo Khoá của UBND các cấp, hoạt động và quyền hạn của các tổ chức này theo quy định chung. Việt Nam được chia ra làm 63 tỉnh và thành phố.
Tư vấn cho Chính phủ về quản lý tài nguyên nước (theo luật Tài nguyên nước) còn có Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nước. Văn phòng Hội đồng đặt tại Bộ TT&MT.
Cấp Bộ
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ các bộ có liên quan đến tài nguyên nước bao gồm:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường + Bộ Khoa học và Công nghệ + Bộ NN&PTNT + Bộ Xây Dựng
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư + Bộ Giao thông vận tải
+ Bộ Công Thương + Bộ Tài Chính
Cấp tỉnh
Học viên: Đinh Phúc Duy 22 Cấp lưu vực
Tổ chức Lưu vực sông đã được xác định trong Luật Tài nguyên nước với tên gọi là Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông. Đây là tổ chức có chức năng lập quy hoạch và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực. Ngoài ra để hỗ trợ cho công tác quản lý còn có các trường chuyên ngành, các Viện nghiên cứu, Viện quy hoạch thuỷ lợi thực hiện các nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực và quy hoạch các lưu vực sông.
Hình 9: Quản lý của Bộ NN&PTNT liên quan đến lưu vực (Nguồn: http://iwrm.vn/)
Học viên: Đinh Phúc Duy 23
Hình 10: Quản lý của Bộ TN&MT liên quan đến lưu vực (Nguồn: http://iwrm.vn/)
Học viên: Đinh Phúc Duy 24
Hình 11: Quản lý vùng lưu vực của Việt Nam (Nguồn: http://iwrm.vn/)
c) Về nguồn nhân lực và phụ nữ tham gia vào công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước
- Số cán bộ công tác tại các cơ quan từ Trung ương đến địa phương có liên quan đến ngành nước là khá lớn. Tuy nhiên, số cán bộ làm quản lý tài nguyên nước không nhiều, chủ yếu tập trung ở Cục Quản lý tài nguyên nước ở Bộ TN&MT, Cục Thuỷ lợi và Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão (nay là Tổng Cục thuỷ lợi) thuộc Bộ NN&PTNT (Cục Quản lý tài nguyên nước Bộ TN&MT có khoảng hơn 100 cán bộ, tổng Cục Thuỷ lợi khoảng 250 người).
- Riêng các cán bộ ở các địa phương hoạt động liên quan đến quản lý tài
nguyên nước bao gồm: Số cán bộ làm việc ở các Chi cục Thủy lợi khoảng 1076 người, số cán bộ làm việc tại 95 doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi khoảng 22.025 người. Ngoài ra còn có rất đông các thành viên làm việc tại 12.000 tổ chức hợp tác dùng nước.
Học viên: Đinh Phúc Duy 25
- Ở Việt Nam số lượng phụ nữ làm việc trong ngành nước nhiều nhưng nhiệm vụ, trọng trách lại không được giao, chủ yếu họ làm các công việc về kế toán hay kỹ thuật quản lý đơn thuần.
d) Nước – hàng hoá kinh tế
Ở Việt Nam, nước là hàng hoá chỉ được thực hiện ở lãnh vực cấp nước đô thị hoặc các công trình cấp nước tập trung ở nông thôn, còn đa phần chỉ dừng lại ở phí dịch vụ. Điều này đã được phản ánh trong các văn bản của Chính phủ và của các Bộ liên quan.
e) Hợp tác quốc tế trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước
- Việt Nam là nước đang phát triển, kinh nghiệm quản lý còn rất yếu, phương tiện quản lý nghèo nàn, kinh phí đầu tư cho quản lý chưa đáp ứng…nên việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý rất được các cấp chính quyền quan tâm và đặc biệt cũng được các nước và các tổ chức quốc tế tận tình giúp đỡ như Hà Lan, Đan Mạch, Úc, Nhật, WB, ADB, GWP, UNICEF, UNIDO…Đối với lĩnh vực quản lý tổng hợp nguồn nước, hiệu quả của sự hợp tác này thông qua các dự án mà họ tài trợ.
+ Dự án TA2871 ViE – Quản lý tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hồng.
+ Dự án tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước ADB TA 3528 – ViE.
+ Dự án hỗ trợ TNN do AusAID tài trợ. + Dự án ADB-TA 3892VIE.
+ Dự án hỗ trợ ngành nước (Water SPS) do DANIDA tài trợ. + Dự án đánh giá ngành nước Việt Nam.
Ngoài ra còn nhiều dự án do Uỷ ban quốc gia Mêkông thực hiện, các cuộc hội thảo trong nước và nước ngoài do ADB, NARBO, MRC, WB và các tổ chức khác tổ chức nhằm nâng cao trình độ quản lý về tổng hợp TNN.
Học viên: Đinh Phúc Duy 26
- Nhiều văn bản pháp quy về quản lý tổng hợp TNN do Nhà nước ban
hành đã lâu đến nay không phù hợp.
- Các văn bản do các Bộ ban hành tuy nhiều nhưng còn mang nặng tính chuyên ngành, còn chồng chéo nên khó thực hiện.
- Nhiều văn bản liên quan đến TNN mà các Bộ trình Chính phủ ký, do
thiếu sự kiểm tra kỹ lưỡng nên sau khi được ban hành, hiệu quả không cao.
- Trong gần một thập kỉ qua, do có sự chồng chéo về chức năng quản lý TNN giữa các Bộ, chủ yếu là giữa Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT nên đã xảy ra cuộc chiến giành chức năng này mà đôi khi Chính phủ phải đứng ra giải quyết.
- Các tổ chức lưu vực sông, Uỷ ban bảo vệ môi trường lưu vực được thành lập nhưng hoạt động không có hiệu quả.
- Cán bộ quản lý tổng hợp TNN còn quá ít (nhất là Bộ TN&MT), kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, cơ sở, phương tiện quản lý còn yếu và thiếu.
- Sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành liên quan tới quản lý TNN từ Trung
ương đến địa phương còn yếu.
- Vai trò của Phụ nữ trong quản lý tổng hợp TNN chưa được quan tâm đúng mức.
- Tuy Nước được coi là hàng hoá kinh tế nhưng trong thực tế vẫn chưa
được quan tâm thực hiện.