Một số định hướng quản lý tổng hợp TNN ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiện trạng và quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam (Trang 33 - 44)

- Nhanh chóng hoàn thiện việc sửa luật TNN trình Quốc hội xem xét phê duyệt.

- Tiếp tục rà soát, bổ sung các văn bản pháp quy khác liên quan đến công

tác quản lý tổng hợp TNN.

- Tăng cường năng lực cho Cục Quản lý TNN cả về cơ sở vật chất, nhân lực, phương tiện quản lý.

- Đào tạo, đào tạo lại để nâng cao kiến thức quản lý tổng hợp TNN cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực này.Hoàn thiện bộ máy quản lý TNN từ Trung ương đến địa phương, trong đó kiến nghị lập đơn vị Thanh tra ngành nước.

Học viên: Đinh Phúc Duy 27

- Nghiên cứu xây dựng lại mô hình phù hợp cho Hội đồng quốc gia về

TNN để phát huy đầy đủ vai trò của tổ chức này trong việc tư vấn cho Chính phủ quyết định các chính sách quan trọng cho ngành nước.

- Nghiên cứu cải tổ hoặc thành lập mới các tổ chức lưu vực sông trên cơ sở sửa đổi Điều 64 Luật TNN và Nghị định 120 cả Chính phủ về quản lý lưu vực sông.

- Phát huy vai trò của Uỷ ban sông Mê Kông Việt Nam trong việc quản lý lưu vực sông Mê Kông, tiến hành đàm phán với Trung Quốc.

- Đẩy mạnh sự hợp tác với các tổ chức quốc tế và các để học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ tài trợ về kinh phí, các phương tiện quản lý và đào tạo cán bộ chuyên ngành.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng cơ chế chính sách để động viên nhân dân tham gia vào công tác quản lý tổng hợp TNN theo nguyên tắc: Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra.

- Nghiên cứu cơ chế phối hợp phù hợp để tăng cường sự hợp tác giữa các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương trong công tác quản lý TNNNghiên cứu và đưa ra các chính sách để trong một thời gian ngắn triển khai các hoạt động để giải quyết vấn đề Nước thực sự là hàng hoá kinh tế.

- Nhà nước cần có chính sách đầu tư thích đáng cho ngành nước để họ có

Học viên: Đinh Phúc Duy 28

Hình 12: Nhiệm vụ quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam (Nguồn: http://iwrm.vn/)

Học viên: Đinh Phúc Duy 29

Quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam. Dự án hợp tác giữa BMBF VÀ MOST

Hình 13: Một số dự án đã và đang triển khai trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam

Học viên: Đinh Phúc Duy 30

3.6. Các giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý nguồn Tài nguyên nước Việt Nam hay Các giải pháp phát triển bền vững Tài nguyên nước Việt Nam. 3.6.1. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do biến đổi khí hậu toàn cầu.

a) Giảm nhẹ khí nhà kính theo kế hoạch hành động của Quốc gia.

b) Từ 1994- 2020, xây dựng thêm khoảng hơn 70 hồ chứa Thuỷ lợi, Thuỷ điện có Vhi  10 triệu m3 với Vtb  50 tỷ m3, Vhi  33 tỷ m3, trong đó có 46 hồ chứa với Vhi  400 triệu m3. (Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu, 2007)

c) Cải thiện, nâng cấp và mở rộng các hệ thống thoát lũ, tiêu úng. - Nâng cấp các hệ thống cũ.

- Qui hoạch xây dựng bổ sung hệ thống mới, độc lập với tưới, cấp nước. - Thực hiện nghiêm chỉnh các Luật Tài nguyên nước, Bảo vệ môi trường, Đê Điều…bảo đảm thoát lũ, bảo vệ bờ sông, chỉnh trị lòng sông, cửa sông thông thoát lũ…

- Nâng cấp đê biển, đê cửa sông.

- Củng cố bồi trúc đê sông đảm bảo an toàn đê với mực nước thiết kế đã qui định.

- Khai thác hợp lý đất đai chưa sử dụng. - Thực hiện cơ chế sản xuất sạch.

3.6.2. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do Phát triển, sử dụng Tài nguyên nước không hợp lý.

a. Giảm nhu cầu nước. 1) Tưới tiết kiệm nước. 2) Giảm tổn thất nước: - Cứng hoá kênh mương

- Nâng cấp công trình đầu mối - Nâng cao hiệu quả quản lý

Học viên: Đinh Phúc Duy 31

* Quản lý theo nhu cầu dùng nước không phải quản lý theo khả năng công trình.

* Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia quản lý của xã hội, công dân và cộng đồng.

* Tăng cường năng lực quản lý.

3) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có nhu cầu sử dụng nước thấp. 4) Phòng chống ô nhiễm nước.

b. Công nghiệp.

1) Nâng cao hiệu quả tái sử dụng nước. 2) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải. 3) Phòng chông ô nhiễm nguồn nước. c. Du lịch- Dịch vụ- Sinh hoạt.

1) Sử dụng nước tiết kiệm chống lãng phí.

2) Giảm nhu cầu nước một cách hợp lý, cải tiến thiết bị sử dụng nước. 3) Phòng chống ô nhiễm nguồn nước.

d. Khai thác sử dụng nguồn nước đi đôi với bảo vệ nguồn nước, bảo đảm duy trì dòng chảy môi trường cho con sông khoẻ mạnh bảo vệ và phát triển hệ sinh thái thuỷ sinh. Pháp lý hoá nội dung đảm bảo dòng chảy môi trường trong qui hoạch, thiết kế vận hành các hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện và đập dâng. Có kế hoạch biện pháp bổ cập nước ngầm những vùng khai thác quá mức, phòng chống hoang mạc hoá.

e. Đầu tư nghiên cứu kiểm kê đánh giá và qui hoạch dự báo dài hạn Tài nguyên nước. Dự báo theo mùa, năm và nhiều năm về nguồn nước, thiên tai lũ lụt, hạn hán đi kèm với hiện tượng LaNina, ElNino… để có kế hoạch sử dụng hợp lý và an toàn nguồn nước.

g. Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước. Tổ chức Lưu vực sông có cơ chế quản lý thích hợp, hiệu quả.

h. Bảo vệ môi trường nước, phòng chống và giảm thiểu ô nhiễm nước, thực hiện đúng các Luật và các văn bản dưới Luật có liên quan.

Học viên: Đinh Phúc Duy 32

1) Hiểu và thực hiện đầy đủ Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Đê Điều, Chiến lược quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020 và các Nghị định, Qui định của Chính phủ có liên quan.

2) Thực hiện người gây ô nhiễm phải trả phí.

3) Tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội cộng đồng tham gia quản lý và bảo vệ môi trường nước.

4) Cải tạo, cải thiện khôi phục có kiểm soát các dòng sông bị ô nhiễm, bị tù như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Sài Gòn và các sông, kênh nội đô.

3.6.3. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do Quản lý, Tổ chức và Luật pháp. chức và Luật pháp.

a) Nhà nước sớm ban hành đầy đủ đồng bộ những văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các Luật có liên quan đến Tài nguyên nước.

b) Nhà nước sớm sửa đổi Luật Tài nguyên nước cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay (đã bộc lộ một số điều bất cập) và các văn bản dưới Luật.

c) Nhà nước sớm tập trung thống nhất cơ quan quản lý Tài nguyên nước thông suốt từ Trung ương đến Địa phương và sớm thành lập các Tổ chức quản lý lưu vực sông thích hợp với nhiệm vụ chức năng rõ ràng, hoạt động có hiệu quả thực sự do “người trong lưu vực sông” tự quản lý có sự hỗ trợ của Trung ương (chứ không phải chỉ dừng lại ở quản lý qui hoạch, mà thực chất qui hoạch chưa có. Lãnh đạo quản lý chủ yếu là “người của Trung ương” nên hoạt động kém hiệu quả, hình thức).

d) Nhà nước nên có cơ chế, chính sách để người dân, các tổ chức cộng động tham gia thực sự bảo vệ Tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước, tạo điều kiện cho người dân tham gia ngay từ khi lập qui hoạch xây dựng đến khai thác sử dụng và bảo vệ.

Học viên: Đinh Phúc Duy 33

e) Nhà nước sớm ban hành văn bản qui định từng bước đảm bảo đủ dòng chảy môi trường cho các con sông để con sông thực sự được sống, khoẻ và lành mạnh làm cơ sở cho phát triển bền vững Tài nguyên nước.

Học viên: Đinh Phúc Duy 34

CHƯƠNGIV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận:

Trước những thách thức rất to lớn đối với tài nguyên nước hiện nay ở nước ta, thúc đẩy công tác quản lý tổng hợp TNN để bảo vệ và phát triển bền vững TNN là việc cần thiết đối với Nhà nước và toàn dân tộc.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, sự nỗ lực của các Bộ, ngành liên quan đến TNN từ Trung ương đến địa phương và sự giúp đỡ của quốc tế, công tác quản lý tổng hợp TNN bước đầu đã đạt được thành tích đáng kể từ việc đưa ra các văn bản pháp quy, tái cơ cấu tổ chức, phát huy sự tham gia của người dân…đã đóng góp rất lớn vào công việc bảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng của quốc gia.

Trước mắt và trong tương lai, công tác quản lý tổng hợp TNN còn nhiều khó khăn gian khổ, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Bộ TN&MT chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cần đưa ra chiến lược, kế hoạch hành động và lộ trình phù hợp để thúc đẩy công tác quản lý tổng hợp TNN.

4.2. Kiến nghị:

Cần tiếp tục hoàn thiện hơn bộ máy quản lý nhà nước về quản lý tổng hợp tài nguyên nước về mặt thống nhất quản lý để tránh sự chồng chéo dẫn đến việc kém hiệu quả.

Kết hợp liên ngành hơn nữa trong việc quản lý tài nguyên nước từ bước đầu đánh giá trữ lượng chất lượng một cách chính xác đến những chính sách hợp lý trong khai thác, quản lý và sử dụng.

Về vấn đề quy hoạch TNN cần phải chú trọng hơn nữa vì khi nói đến quy hoạch sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố không chỉ bởi các nhân tố tự nhiên hay nhân tạo mà còn bởi những quy hoạch khác mang tính chất liên ngành thì mới

Học viên: Đinh Phúc Duy 35

có thể hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát hơn nữa trong các hoạt động gây ô nhiễm hay ảnh hưởng đến tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân vô ý thức.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên nước cụ thể trên các lưu vực sông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 5/2012. Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam (Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20)). Hà Nội.

2. GS. TS Ngô Đình Tuấn, 5/2007. Phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên nước (Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu). Trường Đại học Thuỷ Lợi.

3. PGS. TS Trần Thục, 2008. Sổ tay phổ biến kiến thức tài nguyên nước Việt Nam.

4. TS. Đào Trọng Tứ, 2011. Tổ chức quản lý lưu vực sông ở Việt Nam.

Trung tâm Con người và Thiên nhiên.

5. Nguyễn Thanh Sơn, 2010. Đánh giá Tài nguyên nước Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Thanh Sơn, 2005. Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo Dục.

7. Trịnh Minh Ngọc, Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, Nguyễn Ý Như, 2013. Đánh giá tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ Đáy.

8. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, Số 1S, trang 126-133. Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam.

9. Sukrano Sastro Hardjono và Tjioek Subijanto, 2008. Hệ thống Quản lý tài nguyên nước tổng hợp mới của khu vực Châu Á (Mạng lưới các Tổ chức lưu vực sông Châu Á).

10. Đỗ Thị Hồng Phấn, Nguyễn Thị Phương Lâm, 2011. Đánh giá tình hình thựchiện QLTHTNN của Việt Nam từ năm 2000 –2010 (GWP –SEA 2011 Work program).

Một số trang Wedsite tham khảo: http://www.gwp.org/ http://www.iwrm.vn/ http://www.rrbo.org.vn/ http://www.un.org/waterforlifedecade/iwrm.shtml http://igpvn.vn http://www.sswm.info/

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiện trạng và quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)