III. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB:
3.3 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro:
3.3.1 Rủi ro thanh khoản:
Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR)
Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR) của ACB tăng nhanh từ 53.9% năm 2008 lên đến
80.9% năm 2012. Tỷ lệ này khá cao so với quy định tại thông tư 19/2010/TT-NHNN cho phép tỷ lệ LDR đối với ngân hàng không vượt quá 80%. Sự gia tăng đột biến này bắt nguồn từ việc tiền gửi khách hàng và các tổ chức khác giảm mạnh trong năm 2012, đặc biệt là sự cố rút tiền tại ACB vào tháng 08/2012 liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên.
Ngoài ra, thông tư 12/2012/TT-NHNN về việc tổ chức tín dụng không được huy động vốn bằng vàng cũng là một trong những nguyên nhân gây sụt giảm nguồn huy động.
31
Nguồn: BCTC qua các năm của ACB
Việc phát hành giấy tờcó giá tăng lên nhanh chóng từnăm 2008 đến năm 2011 và
giảm trong năm 2012. Đây là nguồn huy động vốn tích cực bên cạnh tiền gửi của khách hàng. Đến 31/12/2012, ACB có 3.000 tỷ đồng với trái phiếu kỳ hạn trên 10 năm do
NHNN phát hành. Chứng chỉ tiền gửi bằng vàng là 15.501 tỷđồng. Vì thế, ACB vẫn còn có thể sử dụng các nguồn huy động khác. LDR được điều chỉnh thêm chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư ở tử số, ủy thác đầu tư và các khoản nợ chứng khoán hóa ở
mẫu số. LDR hiệu chỉnh sẽ phản ánh chính xác hơn khảnăng thanh khoản của ACB. So với LDR, LDR hiệu chỉnh cao hơn qua các năm, đạt mức đỉnh vào năm 2010 với 93,2%
trước khi hạ xuống còn 66,6% năm 2011. Tỷ lệLDR điều chỉnh 2012 là 86.9%, với tỷ lệ
này ACB vẫn có đủ nguồn lực để tài trợ các khoản vay mới, không bị phụ thuộc nhiều vào tài trợ bên ngoài.
Với tỷ lệ LDR của ACB đạt 80.9% vào năm 2012, khảnăng thanh khoản của ACB vẫn đang ở mức cao so với các ngân hàng khác.
32
Nguồn: BCTC năm của các Ngân hàng
Hệ số an toàn vốn CAR
Nguồn: BCTC qua các năm của ACB, đvt: triệu đồng
Với tình hình tài chính lành mạnh, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của ACB luôn
cao hơn mức quy định tối thiểu 9% của NHNN. Tổng nguồn vốn của ACB chủ yếu đến từ nguồn vốn cấp 1 được bổ sung qua các năm. Nguồn vốn cấp 2 hầu như không đáng
kể.
Tỷ lệ khả năng chi trả (tài sản có khả năng thanh toán ngay trên tổng dư nợ) của
ACB trong giai đoạn 2008-2012 cũng luôn cao hơn mức quy định 15% của NHNN.
2008 2009 2010 2011 2012
Vốn cấp 1 (vốn và các quỹ) 7,766,48 10,106,27 11,376,77 11,959,02 12,624,42
CAR 12.40% 9.97% 10.80% 9.25% 13.50%
33
3.3.2 Rủi ro tín dụng
Tỷ lệ nợ xấu
ACB là một trong những ngân hàng quản lý chất lượng tài sản tốt nhất khi tỷ lệ nợ
xấu (NPL) luôn duy trì dưới 1% từ năm 2008 đến năm 2011. Năm 2012, một năm đầy
khó khăn đối với ngành Ngân hàng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, tỷ lệ nợ
xấu của ACB tăng nhanh (2.46%) nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, việc
gia tăng tỷ lệ nợ xấu đã gây ảnh hưởng không nhỏđến kết quả hoạt động kinh doanh của ACB.
Tỷ lệ các nhóm nợACB qua các năm
34
Nguồn: BCTC qua các năm của ACB
Tỷ lệ nợ xấu của ACB cuối năm 2012 ở mức trung bình so với các Ngân hàng khác và vẫn dưới mức 3%. Tuy nhiên với mức 2.46% năm 2012, ACB cần phải quan tâm hơn
về vấn đề nợ xấu để tránh tình trạng tỷ lệ nợ xấu quá cao, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Ngân hàng. Hiện tại, hai khoản dư nợ vay lớn của Vinalines là 853,7 tỷđồng và
6 công ty có liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên là 3.511,5 tỷ đồng đang được Ngân hàng xếp vào nhóm nợ cần chú ý trong báo cáo hợp nhất năm 2012.
35
Nguồn: BCTC năm của các Ngận hàng
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/tổng cho vay
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/tổng cho vay cũng tăng từ0.66% năm 2008 lên 1.46% trong năm 2012. Đây là hệ quả tất yếu của việc gia tăng nợ xấu ở ACB trong giai đoạn này. Mặc dù vậy, chất lượng tài sản của ACB đang được quản lý khá tốt, Ngân hàng hoàn toàn có khả năng phòng vệtrước rủi ro nợ xấu trong thời điểm hiện tại.
36
Nguồn: BCTC qua các năm của ACB
IV.KẾT LUẬN:
Qua phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2008-2012 của Ngân Hàng Thương Mại Cổ
Phần ACB có thể nhận thấy:
ACB là 1 ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, chất lượng tài sản được quản lí khá tốt, thanh khoản đảm bảo, tốc độ tăng trưởng ổn định, hoạt động hiệu quả, thu nhập tăng đều qua các năm. Giai đoạn 2008 – 2012 kinh tế trong nước gặp nhiều biến động bất
lợi do chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên cũng phần nào tác động đến
hoạt động của ACB cũng như toàn hệ thống ngân hàng. Tuy có sự giảm sút trong các chỉ
tiêu lợi nhuận ROE , ROA và tỷ lệ nợ xấu gia tăng nhưng các chỉ số này vẫn nằm trong
hàng top của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Điều đó khẳng định được uy tín và thương
hiệu của ACB trong ngành nhưng có phải lúc nào hoạt động của ACB cũng xuôi chèo mát máy.
Năm 2012 là 1 năm hoạt động đầy sóng gió của ACB khi ngân hàng hàng này để liên tiếp các vụ bê bối xảy ra liên quan đến pháp luật. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012
sụt giảm nghiêm trọng là điều tất yếu . Cuộc khủng hoảng của ACB có nguyên nhân sâu xa từ việc quản trị , giám sát hoạt động của ngân hàng không chặt chẽ và được bùng nổ sau vụ
ông Nguyễn Đức Kiên. Sự kiện mà có lẽ giới đầu tư cũng như các cổ đông của ACB có lẽ
không bao giờ quên hôm 21/08/2013 đă khiến giá gần như tất cả các cổ phiếu trên cả hai
37
ACB cũng đang dính đến các sự kiện ảnh hưởng đến hình ảnh và hoạt động kinh doanh như: vụ lừa đảo của Bà Huỳnh Thị Huyền Như, vụ tranh cấp căn nhà 446-448 Nguyễn Thị
Minh Khai...
Cùng với những cú sốc nói trên và áp lực phải đóng trạng thái vàng theo yêu cầu của
NHNN – mà theo đó ACB lỗ 1.700 tỷ đồng, cổ phiếu ACB đă giảm 1 mạch từ mức 25.900 đồng/cp xuống tới gần 15.000 đồng/cp. Nếu so với mức giá hơn 40.000 đồng/cp hồi năm
2008 thành mức giá quanh 16.000 đồng/cp hiện nay là một dấu hiệu cho thấy niềm tin vào
ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam này đă suy giảm mạnh.
Với định hướng phát triển là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ACB cần có những thay đổi tích cực để lấy lại uy tín thương hiệu và hiệu quả hoạt động của mình. Chú trọng đến công tác quản trị đồng thời mở rộng phát triển dịch vụ , chủ động giới thiệu các
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO