Các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của ACB:

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính ACB giai đoạn 2008-2012 (Trang 27 - 39)

III. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB:

3.2Các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của ACB:

3.2.1 T l thu nhp trên tng tài sn – ROA:

ĐVT: Tỷđồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Lãi ròng 2.211 2.201 2.335 3.208 784 Tổng tài sản bình quân 95.365 136.594 186.492 243.061 228.664 Tổng vốn chủ sở hữu bình quân 6.954 8936 10.742 11.668 12.292 ROA 2.32% 1.61% 1.25% 1.32% 0.34% ROE 31.79% 24.63% 21.74% 27.39% 6.38%

27

Nguồn: BCTC qua các năm của ACB

Cả 2 tỷ số quan trọng là ROA và ROE của ACB qua các năm đều giảm sút rõ rệt cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu giảm, lợi nhuận

đạt được không tương xứng với nguồn tài sản và vốn chủ sở hữu hiện có.

Cụ thể trong năm 2009, mặc dù ACB đã cố gắng đẩy mạnh hoạt động gửi tiền và cho vay trên cả 2 thịtrường I và II khi tăng lần lượt 79% và 52% nhưng do lúc này lãi suất cả huy động và cho vay đã hạ nhiệt rất nhiều cộng với việc các NHTM khác cũng

cải thiện được tình hình thanh khoản của mình so với năm 2008 khi NHNN bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ nên tổng tài sản năm 2009 mặc dù tăng đến 43% nhưng thu nhập lãi ròng lại giảm nhẹ 8.5% so với năm 2008 làm cho ROA chỉđạt 1.61%, tức là giảm tới 70%.

ROA được giữtương đối ổn định trong 2 năm tiếp theo, tuy nhiên đến năm 2012 thì lại giảm rất mạnh, chỉđạt 0.34%- mức thấp nhất trong giai đoạn này. Ngoài lý do khách quan về sựkhó khăn chung của nền kinh tế thì sự cố tháng 8/2013 của ACB cùng với việc thực hiện chỉđạo tất toán trạng thái vàng của NHNN đã khiến cho hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối bị lỗ nặng, khoảng 1.864 tỷđồng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao cộng với chi phí hoạt động tăng mạnh (nhất là chi cho quản cáo, khuyến mãi) đã làm cho ROA giảm mạnh.

Để làm rõ vấn đềhơn, ta xét riêng từng quý trong năm 2012: Rõ ràng, sự kiện "bão"

28

hưởng lớn đến cả thu nhập và chi phí. Việc rút tiền hàng loạt đã buộc ACB phải giảm mạnh lượng tiền gửi và cho vay trên thịtrường II cũng như hạn chế giải ngân cho khách hàng trong một số thời điểm trong khi gia tăng việc vay nợ các TCTD khác nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân hàng. Từđó làm cho thu nhập lãi thuần lũy kếtrong năm

2012 giảm đến hơn 3.200 tỷ tức khoảng 15% so với năm 2011 và làm cho tốc độ tăng trưởng của thu nhập từ lãi bị sụt giảm, chỉ nhỉnh hơn 3% so với năm 2011.

Chỉ tiêu Quý II Quý III Quý IV

2012 2011 2012 2011 2012 2011 Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác - Tiền, vàng tại các TCTD khác - Cho vay tại các TCTD khác 56.003 55.693 312 55.341 35.417 34.062 1.368 70.057 22.525 20.867 1.673 81.274 80.550 1.125 Cho vay khách hàng 101.494 55.340 100.359 98.715 100.387 100.929 Tiền gửi của KH 145.622 141.944 123.025 148.496 126.680 142.828 Vay các TCTD khác 250 - 4.805 - 4.448 -

3.2.2 Các ch tiêu thu nhp cn biên:

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Thu nhập lãi thuần 2.728 2.801 4.174 6.608 6.871

Thu nhập ngoài lãi 1.511 2.135 1.319 1.039 (1.036)

29

Nguồn: BCTC qua các năm của ACB

Trong giai đoạn 2008-2011, ACB đã có tốc độtăng trưởng thu nhập thuần mạnh mẽ, bình quân 22.3%/năm và chiếm khoảng 70.8% trong tổng thu nhập. Tuy nhiên bước

sang năm 2012, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và do thực hiện chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của NHNN đã khiến cho hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối bị lỗ

nặng khoảng 1.864 tỷđồng, thêm vào đó lãi từ hoạt động dịch vụ chỉđạt 703 tỷ đồng, giảm 15% đã kéo theo tổng thu nhập thuần của ngân hàng bị sụt giảm đến 22% so với

năm 2008.

- T l thu nhp lãi cn biên- NIM

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Thu nhập từ lãi 10.498 9.614 14.960 25.461 22.269 Chi phí trả lãi 7.770 6.813 10.797 18.853 15.398 Tổng tài sản sinh lời 82.667 108.143 149.958 200.564 137.420 YOEA (%) 12.7 8.8 9.9 12.7 16.3 COF (%) 9.4 6.3 7.2 9.4 11.2 NIM (%) 3.3 2.5 2.7 3.3 5.1% Ngành

30

Trong năm 2008 và 2011, NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam mà đặc biệt là các NH nhỏ gặp rất nhiều khó khăn về tính thanh khoản và buộc phải vay vốn trên thịtrường liên ngân hàng với lãi suất cao, chênh lệch lãi suất trên thịtrường 2 lớn đã tạo cơ hội cho một ngân hàng lớn như ACB gia tăng

hoạt động gửi tiền và cho vay trên thịtrường này đặc biệt là ởnăm 2011 khi tiền gửi và cho vay tại các tổ chức tín dụng tăng đến 140% (từ 33.961 tỷđồng lên 81.274 tỷđồng), kết quả là tỷ sốNIM đạt ở mức 3.3%, mức cao thứhai trong giai đoạn này.

Đến năm 2012- năm mà ACB bị sự cố vào tháng 8 thì lượng tiền gửi đã giảm đi rất nhiều, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn làm cho tổng tài sản sinh lời giảm tới 31%, chi phí trả lãi của ACB ngay lập tức giảm hơn 18%; tuy nhiên thu nhập từ lãi chỉ giảm 15% (do lãi suất cho vay thay đổi chậm hơn lãi suất huy động nên thu nhập từ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước- nguồn thu lãi chính không giảm nhiều mà chỉở mức 3%), chậm hơn tốc độ giảm tài sản sinh lời kéo theo đó NIM của ACB lại đạt tỷ lệ cao nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong giai đoạn này.

3.3 Các chtiêu đánh giá rủi ro: 3.3.1 Ri ro thanh khon: 3.3.1 Ri ro thanh khon:

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR)

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR) của ACB tăng nhanh từ 53.9% năm 2008 lên đến

80.9% năm 2012. Tỷ lệ này khá cao so với quy định tại thông tư 19/2010/TT-NHNN cho phép tỷ lệ LDR đối với ngân hàng không vượt quá 80%. Sự gia tăng đột biến này bắt nguồn từ việc tiền gửi khách hàng và các tổ chức khác giảm mạnh trong năm 2012, đặc biệt là sự cố rút tiền tại ACB vào tháng 08/2012 liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên.

Ngoài ra, thông tư 12/2012/TT-NHNN về việc tổ chức tín dụng không được huy động vốn bằng vàng cũng là một trong những nguyên nhân gây sụt giảm nguồn huy động.

31

Nguồn: BCTC qua các năm của ACB

Việc phát hành giấy tờcó giá tăng lên nhanh chóng từnăm 2008 đến năm 2011 và

giảm trong năm 2012. Đây là nguồn huy động vốn tích cực bên cạnh tiền gửi của khách hàng. Đến 31/12/2012, ACB có 3.000 tỷ đồng với trái phiếu kỳ hạn trên 10 năm do

NHNN phát hành. Chứng chỉ tiền gửi bằng vàng là 15.501 tỷđồng. Vì thế, ACB vẫn còn có thể sử dụng các nguồn huy động khác. LDR được điều chỉnh thêm chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư ở tử số, ủy thác đầu tư và các khoản nợ chứng khoán hóa ở

mẫu số. LDR hiệu chỉnh sẽ phản ánh chính xác hơn khảnăng thanh khoản của ACB. So với LDR, LDR hiệu chỉnh cao hơn qua các năm, đạt mức đỉnh vào năm 2010 với 93,2%

trước khi hạ xuống còn 66,6% năm 2011. Tỷ lệLDR điều chỉnh 2012 là 86.9%, với tỷ lệ

này ACB vẫn có đủ nguồn lực để tài trợ các khoản vay mới, không bị phụ thuộc nhiều vào tài trợ bên ngoài.

Với tỷ lệ LDR của ACB đạt 80.9% vào năm 2012, khảnăng thanh khoản của ACB vẫn đang ở mức cao so với các ngân hàng khác.

32

Nguồn: BCTC năm của các Ngân hàng

Hệ số an toàn vốn CAR

Nguồn: BCTC qua các năm của ACB, đvt: triệu đồng

Với tình hình tài chính lành mạnh, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của ACB luôn

cao hơn mức quy định tối thiểu 9% của NHNN. Tổng nguồn vốn của ACB chủ yếu đến từ nguồn vốn cấp 1 được bổ sung qua các năm. Nguồn vốn cấp 2 hầu như không đáng

kể.

Tỷ lệ khả năng chi trả (tài sản có khả năng thanh toán ngay trên tổng dư nợ) của

ACB trong giai đoạn 2008-2012 cũng luôn cao hơn mức quy định 15% của NHNN.

2008 2009 2010 2011 2012

Vốn cấp 1 (vốn và các quỹ) 7,766,48 10,106,27 11,376,77 11,959,02 12,624,42

CAR 12.40% 9.97% 10.80% 9.25% 13.50%

33

3.3.2 Ri ro tín dng

Tỷ lệ nợ xấu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ACB là một trong những ngân hàng quản lý chất lượng tài sản tốt nhất khi tỷ lệ nợ

xấu (NPL) luôn duy trì dưới 1% từ năm 2008 đến năm 2011. Năm 2012, một năm đầy

khó khăn đối với ngành Ngân hàng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, tỷ lệ nợ

xấu của ACB tăng nhanh (2.46%) nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, việc

gia tăng tỷ lệ nợ xấu đã gây ảnh hưởng không nhỏđến kết quả hoạt động kinh doanh của ACB.

T l các nhóm nACB qua các năm

34

Nguồn: BCTC qua các năm của ACB

Tỷ lệ nợ xấu của ACB cuối năm 2012 ở mức trung bình so với các Ngân hàng khác và vẫn dưới mức 3%. Tuy nhiên với mức 2.46% năm 2012, ACB cần phải quan tâm hơn

về vấn đề nợ xấu để tránh tình trạng tỷ lệ nợ xấu quá cao, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Ngân hàng. Hiện tại, hai khoản dư nợ vay lớn của Vinalines là 853,7 tỷđồng và

6 công ty có liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên là 3.511,5 tỷ đồng đang được Ngân hàng xếp vào nhóm nợ cần chú ý trong báo cáo hợp nhất năm 2012.

35

Nguồn: BCTC năm của các Ngận hàng

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/tổng cho vay

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/tổng cho vay cũng tăng từ0.66% năm 2008 lên 1.46% trong năm 2012. Đây là hệ quả tất yếu của việc gia tăng nợ xấu ở ACB trong giai đoạn này. Mặc dù vậy, chất lượng tài sản của ACB đang được quản lý khá tốt, Ngân hàng hoàn toàn có khả năng phòng vệtrước rủi ro nợ xấu trong thời điểm hiện tại.

36

Nguồn: BCTC qua các năm của ACB

IV.KẾT LUẬN:

Qua phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2008-2012 của Ngân Hàng Thương Mại Cổ

Phần ACB có thể nhận thấy:

ACB là 1 ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, chất lượng tài sản được quản lí khá tốt, thanh khoản đảm bảo, tốc độ tăng trưởng ổn định, hoạt động hiệu quả, thu nhập tăng đều qua các năm. Giai đoạn 2008 – 2012 kinh tế trong nước gặp nhiều biến động bất

lợi do chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên cũng phần nào tác động đến

hoạt động của ACB cũng như toàn hệ thống ngân hàng. Tuy có sự giảm sút trong các chỉ

tiêu lợi nhuận ROE , ROA và tỷ lệ nợ xấu gia tăng nhưng các chỉ số này vẫn nằm trong

hàng top của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Điều đó khẳng định được uy tín và thương

hiệu của ACB trong ngành nhưng có phải lúc nào hoạt động của ACB cũng xuôi chèo mát máy.

Năm 2012 là 1 năm hoạt động đầy sóng gió của ACB khi ngân hàng hàng này để liên tiếp các vụ bê bối xảy ra liên quan đến pháp luật. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012

sụt giảm nghiêm trọng là điều tất yếu . Cuộc khủng hoảng của ACB có nguyên nhân sâu xa từ việc quản trị , giám sát hoạt động của ngân hàng không chặt chẽ và được bùng nổ sau vụ

ông Nguyễn Đức Kiên. Sự kiện mà có lẽ giới đầu tư cũng như các cổ đông của ACB có lẽ

không bao giờ quên hôm 21/08/2013 đă khiến giá gần như tất cả các cổ phiếu trên cả hai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37

ACB cũng đang dính đến các sự kiện ảnh hưởng đến hình ảnh và hoạt động kinh doanh như: vụ lừa đảo của Bà Huỳnh Thị Huyền Như, vụ tranh cấp căn nhà 446-448 Nguyễn Thị

Minh Khai...

Cùng với những cú sốc nói trên và áp lực phải đóng trạng thái vàng theo yêu cầu của

NHNN – mà theo đó ACB lỗ 1.700 tỷ đồng, cổ phiếu ACB đă giảm 1 mạch từ mức 25.900 đồng/cp xuống tới gần 15.000 đồng/cp. Nếu so với mức giá hơn 40.000 đồng/cp hồi năm

2008 thành mức giá quanh 16.000 đồng/cp hiện nay là một dấu hiệu cho thấy niềm tin vào

ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam này đă suy giảm mạnh.

Với định hướng phát triển là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ACB cần có những thay đổi tích cực để lấy lại uy tín thương hiệu và hiệu quả hoạt động của mình. Chú trọng đến công tác quản trị đồng thời mở rộng phát triển dịch vụ , chủ động giới thiệu các

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính ACB giai đoạn 2008-2012 (Trang 27 - 39)