II. Phân tích môi trường kinh doanh 1 Môi trường vĩ mô
2. Môi trường ngành
3.4. Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực
•Công tác quản lý lao động tiền lương, tổ chức, đào tạo
Hiện tại, chi nhánh đang vận hành theo mô hình Tổng công ty quy định: Ban giám đốc, 5 phòng chức năng: Tổng hợp, Tài chính, CSKH, Kinh doanh, Bán hàng và 2 cửa hàng trực thuộc ban giám đốc quản lý. Chi nhánh chưa có siêu thị.
•Cơ cấu lao động: Tổng quân số: 81, trong đó 72 lao động trong danh sách, 9 lao động thuê ngoài.; Lao động bình quân trong danh sách là 59;
Cơ cấu:
- Theo giới tính : Nam 19( 26%), Nữ 53( 74%)
- Theo trình độ: đại học 39(54%); cao đẳng, trung cấp 23(32%), sơ cấp, bằng nghề 5(7%); khác 5(7%)
•Công tác bố trí sử dụng lao động:
−Bố trí lao động phù hợp với trình độ, chuyên môn. −Sử dụng tối đa nguồn lao động hiện có tại đơn vị.
−Thường xuyên phân tích, đánh giá nhu cầu về lao động của các bộ phận, phòng ban để từ đó có kế hoạch bổ sung nguồn lao động phục vụ hoạt động SXKD.
−Phát huy tối đa khả năng, năng lực của lao động bằng việc bố trí và phân công công việc phù hợp tới từng CBCNV.
−Bố trí CBCNV làm kiêm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau để nhằm giảm bớt nguồn lao động tới từng CBCNV.
•An tòan lao động: Chú trọng công tác thực hiện và giáo dục về an tòan lao động trong tòan công ty .
•Tiền lương và thưởng: Phương pháp chi trả lương
−Thực hiện việc chi trả theo đúng quy định của TCT: Trên cơ sở quỹ lương đã được phòng TCLĐ TCT xác định, phòng Tổng hợp phối hợp với phòng Tài chính căn cứ vào bảng chi tiết lương chi trả lương cho người lao động trên cơ sở nguồn quỹ lương được cấp dự phòng vào tài khỏan cá nhân của CBCNV.
−Đảm bảo việc chi trả lương cho ngườilao động đúng kết quả đạt được và theo đúng thời gian quy định trả lương của TCT.
Đào tạo:
- Đã thành lập ra ban đào tạo chi nhánh thực hiện việc đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh, tài chính do PGĐ chỉ đạo.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo nghiệp vụ về kinh doanh và tài chính khi có những văn bản. quy định mới được ban hành; đặc biệt là nội dung của các chương trình khuyến mại.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên giao dịch, CTV đại lý để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo bổ sung, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nói trên nhằm đảm bảo nhiệm vụ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Các phòng ban chi nhánh chủ động đào tạo nghiệp vụ lẫn nhau trong nội bộ phòng để từ đó không ngừng nâng cao nghiệp vụ của mỗi cá nhân trong phòng đáp ứng được công việc
- Thường xuyên bố trí CBCNV tham gia các khóa đào tạo do TCT, các công ty dọc tổ chức.
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu cốt lõi
Nhìn chung, công ty đã thực sự chú trọng đến các chiến lược chức năng như tăng cường việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng; Công tác tài chính được thực hiện một cách minh bạch mà mang tính hệ thống; Công ty đã quan tâm đến đời sống của công nhân viên, chăm lo đời sốngcủa họ bằng chế độ đãi ngộ và chính sách lương, thưởng hợp lí…Thực hiện tốt các điều này, công ty mới đến cùng theo đuổi được chiến lược chi phí thấp của mình.