6. Kết cấu của đề tài
3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định, phân tích tín dụng
Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ những phân tích và thẩm định tín dụng khơng cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là bước cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, giảm thiểu rủi ro tối đa cho ngân hàng.
Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định để vừa có thể thực hiện được yêu cầu ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Chất lượng của cơng tác thẩm định tín dụng phụ thuộc vào ba nhân tố sau: Trình độ của Cán bộ thẩm định, nguồn thông tin và các công cụ sử dụng trong thẩm định. Nâng cao chất lượng thẩm định địi hỏi phải nâng cao và hồn thiện ba nhân tố này. Khi phân tích đánh giá một khách hàng cần phải đánh giá được chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng, xác định mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận thơng qua xác định giới hạn tín dụng trong vịng 1 năm. Định kỳ 6 tháng, ngân hàng có thể đánh giá lại mức độ rủi ro của khách hàng để quyết định xem có điều chỉnh giới hạn tín dụng với khách hàng đó hay khơng.
Nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định cần được thu thập đầy đủ, chính xác nhưng vẫn cần đảm bảo nhân tố nhanh chóng để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đặc trưng của cho vay tiêu dùng là nguồn trả nợ không nhất thiết đến từ kết quả của việc sử dụng khoản vay mà thường đến từ những nguồn thu nhập từ lương và có tính chất lương (thưởng, phụ cấp…).
Do đó, đối với loại hình cho vay này, các thơng tin phi tài chính như trình độ học vấn, năng lực chun mơn, thời gian cơng tác, thời gian cư trú tại nơi ở hiện tại, tình hình sức khỏe… là rất quan trọng.
Việc thẩm định cần phải được nhìn nhận và tổng hợp dựa trên nhiều nhân tố. Phân tích cần chú trọng tới phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích mơi trường vĩ mơ, vi mơ, lịch sử quan hệ tín dụng với Ngân hàng).
Khi cấp tín dụng cũng cần chú ý đến tình trạng nợ vay hiện nay của khách hàng, khách hàng có thể vay tại nhiều ngân hàng khác nhau và sự đổ vỡ của bất kỳ khoản vay tại Ngân hàng nào cũng sẽ gây ra rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó việc cấp tín dụng cần kèm theo các điều kiện tín dụng khác, đặc biệt là điều kiện về tổng dư nợ vay và cơ cấu tài chính của khách hàng, nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.
Cần phối hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án vay, các tài sản bảo đảm… để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro.