Tình hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa vụ thu đông ở đồng bằng sông cửu long (Trang 38 - 79)

Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007-2009

Năm 2007 2008 2009 Diện tích (nghìn ha) 3.683,1 3.858,9 3.872,9 Năng suất (tạ/ha) 50,7 53,6 52,9 Sản lượng (nghìn tân) 18.678,9 20.669,5 20.483,4

Nguôn: Niên giám thông kê Việt Nam 2009

Nhìn chung, diện tích và sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm qua tăng liên tục; năng suất tuy năm 2008 tăng hơn năm 2007 nhưng lại giảm nhẹ vào năm 2009. Trong những năm qua, diện tích lúa luôn xoay quanh mức 3,8 triệu ha, năng suất đạt trên 50 tạ/ha, đó là do người nông dân ở đồng bằng ngày càng có nhiều kinh nghiệm sản xuất, áp dụng cơ giới hóa trong hoạt động trồng lúa và các chương trình khuyến nông một cách nhuần nhuyễn. Đó cũng là kết quả của quá trình phát triển nghề truyền thống của ông cha ta từ xưa đến nay, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến.

Mặc dù, quá trình sản xuất của người nông dân tuy có cải thiện về nhiều

mặt, nhưng chất lượng hạt gạo của ta còn nhiều vấn đề phải bản đến như: thương hiệu gạo, chất lượng gạo ... làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu.

Vẫn đề không thể nào đặt ra chỉ ở khâu tiêu thụ, mà là vẫn đề của một quá trình

sản xuất, phân phối và tiêu thụ. Chính vì vậy, để xây dựng thương hiệu cho cây lúa Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, chúng ta cần phải tính toán, đánh giá hiệu quả và tiềm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuât cho nông dân.

Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa theo mùa vụ ở Đông bằng

sông Cửu Long năm 2009

Đông Xuân Hè Thu Thu Đông Cả năm

Diện tích (nghìn ha) 1.548,8 1.910,5 413,6 3.872,9 Năng suất (tạ/ha) 63,6 47,2 38,9 52,9 Sản lượng (nghìn tân) 9.856,1 9.018,2 1.6091 | 20.483,4

Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả kinh tễ của hoạt động sản xuất lúa...

Trong năm 2009, toàn vùng có 3.872,9 ha sản xuất lúa với tông sản lượng là

20.483,4 nghìn tấn (giảm 186,1 nghìn tấn so với năm 2008). Trong đó, vụ Đông

Xuân xuống giống với điện tích 1.548,8 ha chiếm 40% diện tích xuống giống cả năm của vùng. Đây là vụ có điều kiện sản xuất tốt nhất trong năm vì vậy năng suất rất cao (63,6 tạ/ha). Tuy vụ Hè Thu có điều kiện sản xuất không bằng Đông Xuân nhưng diện tích xuống giống lại cao hơn 361,7 nghìn ha. Nguyên nhân chủ

yếu là do điều kiện thời tiết đầu vụ Hè Thu rất tốt cho việc xuống giống. Tuy

nhiên, đến cuối vụ thời tiết không được tốt như vụ Đông Xuân nên năng suất thấp hơn vụ Đông Xuân, chỉ đạt 47,2 tạ/ha. Ngược lại với hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, vụ Thu Đông lại có điều kiện xuống giống không thuận lợi nhưng khi

thu hoạch thời tiết khá tốt gần giống với vụ Đông Đuân. Năm 2009, diện tích lúa

vụ Thu Đông là 413,6 nghìn ha với sản lượng đạt 1.609,1 tấn. Mặc dù năng suất lúa chưa cao (38,9 tạ/ha) nhưng đây là một vụ được người dân ngày một chú trọng và góp phần nâng cao sản lượng lúa của vùng. Năng suất lúa vụ Thu Đông chưa cao bằng hai vụ lúa còn lại là vì: một phần do yếu tố thời tiết, một phần do người dân chưa quan tâm đúng mức vụ lúa này, với chủ tâm của người dân đây là

vụ lúa thư ba, sản xuất để kiếm thêm thu nhập và có công việc để làm. Từ những

vẫn đề trên, chúng ta cần phải có hướng đi đúng đắn cho cơ cấu mùa vụ của cùng, góp phần nâng cao thu nhập của bà con nông dân.

2.3.3. Tình hình chăn nuôi ở Đồng bằng sông Cứu Long

Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển ngành chăn nuôi. Trong vùng chủ yếu nuôi một số vật nuôi chủ yếu như: trâu, bò, heo, đê, gà, vịt...

Bảng 2.6: Số lượng gia súc, gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007-2009 Đơn vị: nghìn con 2007 2008 2009 1.Gia súc 4.512,5 4.386,7 4.410,8 Trâu 38,1 43,1 43,3 Bò 689,6 713,5 696,7 Heo 3.7848 3.630,1 3.730,8 2.Gia cầm 39.867,0 48.527,0 55.800,0 Tổng số 44.379,5 52.013,7 60.270,8

Nguôn: Niên giám thông kê Việt Nam 2009

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng đàn trâu trên địa bàn tăng nhẹ liên tục qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề trên là do: những năm trước, ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân nuôi trâu chủ yếu để lẫy sức cày và sức kéo, nhưng trong những năm gần đây, sự phát triển của máy móc công nghiệp phục vụ cho sản xuất ở nông thôn nên số lượng đàn trâu giảm đi tương đối nhanh, tuy nhiên trong những năm gần đây người ta nuôi trâu để lấy thịt, thịt trâu trên thị trường dần được ưa chuộng và giá trị khá cao, chính vì vậy mà đàn trâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dần được khôi phục và phát triển.

Theo bảng số liệu, ta thấy rằng đàn bòn trên địa bàn tăng giảm không ổn

định qua các năm. Giai đoạn 2007-2008 đàn bò tăng 23,9 nghìn con, g1ai đoạn 2008-2009 lại giảm 16,8 nghìn con. Nguyên nhân chủ yếu là do, sau một thời

gian giá bò giống lên cao cộng với có dich bệnh xảy ra trên diện rộng nên đàn bò

trong vùng giảm di.

Trong thời gian qua, tình hình chăn nuôi heo cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Người chăn nuôi gặp những khó khăn chủ yếu như :tình hình biến động giá cả rất lớn trên thị trường đầu vào và ra của sản phẩm và một phần do dịch bệnh lỡ mồm long móng, dịch tả ... trên đàn heo diễn ra trên diện rộng. Vì vậy, đàn heo của vùng rất biến động. Theo bảng số liệu ta thấy rằng, đàn heo của vùng luôn cao hơn 3,5 triệu con, qua

Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả kinh tễ của hoạt động sản xuất lúa...

đây cho ta kết luận heo là con vật có tính kinh tế cao và quan trọng trong chăn nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đàn gia cầm của vùng tính đến cuối năm 2009 là 55.800 nghìn con, tăng khoảng 7 triệu con so với năm 2008. Mặc dù dịch cúm gia cầm (HSNI) diễn ra trên địa bàn, nhưng do công tác phòng bệnh và dập dịch; mặt khác, thịt gia cầm là một trong những thức ăn chính của vùng, thời gian chăn nuôi ngắn nên sự phát triển của đàn gia cầm tương đối mạnh.

Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng ngành trồng trọt và chăn nuôi của vùng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của vùng và của cả nước.

Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp là tiền đề thiết yếu để phát triển kinh tế đồng bằng, hướng tới quá trình phát triển nền kinh tế công nghiệp tiên tiến của

CHƯƠNG 3

PHẦN TÍCH CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA VỤ THU ĐÔNG Ở ĐÔNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.1. MÔ TẢ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NÔNG HỘ

3.1.1. Nhân khẩu

Trong quá trình sản xuất, đặc biệt là ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng thì lao động là một yếu tố quan trọng và thiết yếu; nguồn lao động cho hoạt động sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là lao động gia đình. Qua điều tra thực tế, ta có được bảng số liệu thống kê về nhân khâu và lao động của nông hộ ở Đông băng sông Cửu Long như sau:

Bảng 3.1 Tình hình chung của nông hộ trồng lúa vụ thu đông ở Đồng bằng sông Cửu Long

Chỉ tiêu Đơn vị Trung bình mẫu

Số nhân khẩu người/hộ 4,97

Số người trong độ tuôi lao động ngườihộ 4,15

Nam ngườihộ 2,08

Nữ người/hộ 2,07

Diện tích đất ha/hộ 1,19

Diện tích trồng lúa ha/hộ 0,94

Số vụ trồng trong năm vụ 2,78

Nguôn: Số liệu điều tra thực tế tại Đông băng sông Cửu Long năm 2010

Qua bảng 3.1 ta thấy số nhân khẩu trung bình của mỗi hộ ở Đồng bằng sông

Cửu Long là 4,97 người/hộ. Trong đó số người trong độ tuôi lao động trung bình là 4,15 người/hộ, chiếm 83,50% số người trong nông hộ; lực lượng nam nữ trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

độ tuôi lao động không chênh lệnh nhau nhiều (nam chiếm 50,12% và nữ chiếm

49,88%). Số lượng người trong độ tuổi lao động sẵn có trong gia đình cao, đáp ứng nguồn nhân lực đáng kể trong sản xuất, làm giảm được chỉ phí thuê mướn lao động cho nông hộ và làm thu nhập của họ tăng lên. Việc quyết định lựa chọn

trồng cây lúa trên diện tích đất của mỗi hộ thường là do chủ nông hộ quyết định.

Ngoài ra đây là nghề nghiệp gia truyền từ nhiều đời nay ở đồng bằng. Tuy trồng

Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả kinh tễ của hoạt động sản xuất lúa...

lúa vụ thu đông cho năng suất không cao bằng vụ đông xuân, chỉ phí phân thuốc

cũng nhiều hơn, nhưng đo có kinh nghiệm trồng lúa lâu đời nên người nông dân

tự tin vào việc sản xuất lúa vụ này. 3.1.2. Kinh nghiệm

Bảng 3.2: Số năm kinh nghiệm sản xuất lúa trung bình của nông hộ

ở Đồng bằng sông Cứu Long

Đơn vị: năm

Chỉ tiêu Số năm trồng lúa

Trung bình mẫu 27,88

Cao nhất 72,00

Thấp nhất 1,00

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại Đông băng sông Cửu Long năm 2010

Trong quá trình lao động, người lao động tích lũy ngày càng nhiều kinh nghiệm sản xuất để đạt năng suất cao và phát triển kỹ năng lao động của mình.

Kinh nghiệm trồng lúa của nông hộ được xem là số năm mà họ bắt đầu trồng lúa.

Nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long có số năm kinh nghiệm trung bình là

27,88 năm. Kinh nghiệm trồng có ảnh hưởng tương đối lớn đến hiệu quả sản xuất

của người nông dân. Những hộ có số năm kinh nghiệm lâu hơn thì thường sản

xuất đạt hiệu quả cao hơn những hộ chưa có kinh nghiệm sản xuất. Bởi vì, với

kinh nghiệm trồng lúa lâu năm họ sẽ biết được thời điểm nào thích hợp để gieo

sạ, lượng phân cần dùng, cách chăm sóc, ... từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất.

3.1.3. Tập huấn

Tập huấn là sự hướng dẫn về kỹ thuật trồng lúa của các cán bộ kỹ thuật cho

nông dân. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, công tác khuyến nông được quan tâm nên đa số những hộ trồng lúa đã được tập huấn về kỹ thuật trồng lúa. Số người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được huấn luyện chiếm đến 50,86%. Tuy nhiên, số lần được tập huấn tất ít và

người nông dân thường học hỏi kỹ thuật trồng lúa qua các chương trình khuyến nông và dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước chứ ít hộ nào áp dụng những gì đã được huấn luyện. Do đó công tác tập huấn cho nông dân cần đầu tư nhiều hơn, để nông hộ sản xuất lúa đạt hiệu quả

9,34% LIIPM 0 5,49% Ba giảm ba tăng 1,65% 1.10% Bồn đúng › 0 E Kỹ thuật trồng lúa 54,95% L1 Sử dụng thuôc nông được E8 Tập huấn khác 27,47%

Hình 3.1: Cơ cấu loại hình tập huấn của nông hộ ở Đồng

bằng sông Cửu Long

Qua hình 3.1, cho ta thấy rằng người trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu được tập huấn chủ yếu là chương trình IPM, chiếm 54,95% và chương trình ba giảm ba tăng chiếm 27,47% trong số hộ được tập huấn; các chương trình khác như: bốn đúng, kỹ thuật trồng lúa, sử dụng thuốc nông dược và các chương trình khác còn rất thấp, vì vậy cần đa dạng và tăng cường các chương trình tập huấn, hội thảo đầu bờ cho người dân trồng lúa ở đồng bằng một cách sâu rộng hơn nữa.

3.1.4. Diện tích đất

Như chúng ta biết, đất đai là một yếu tố sản xuất không thê thiếu trong hoạt

động sản xuất nông nghiệp. Qui mô, chất lượng loại đất nói lên một phần nào đặc

điểm sản xuất nông nghiệp của một vùng. Theo số liệu điều tra, ta thấy diện tích

đất trung bình của một hộ dân trồng lúa là 1,19 ha, trong đó có 0,94 ha sản xuất lúa, chiếm 78,99% tông diện tích mỗi hộ. Ta thấy, diện tích đất trồng lúa chiếm

một tỷ lệ rất cao trong tông diện tích của họ, vì đây là vựa lúa lớn nhất cả nước,

sản xuất lúa là một nghề đã xuất hiện và gắn liền với đời sống người dân từ thời

mở đất tới nay; còn phần diện tích đất còn lại, nông hộ sử dụng vào các mục đích khác như: trồng cây an trái, hoa màu, thổ cư ... chiếm 21,01%.

Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả kinh tễ của hoạt động sản xuất lúa... El Rất tốt 0 Eä Tốt 4,016 2612% ˆ 25,77% Trung bình và xâu T011 111 TT man NA Không nhận xét 43,30%

Hình 3.2: Cơ câu hạng đất theo đánh giá của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Theo số liệu thống kê và hình 3.2, ta thấy rằng: 26,12% nông hộ cho rằng

diện tích đất mình đang sản xuất lúa là đất rất tốt, 43,30% cho là tốt và 25,77%

cho là trung bình và xấu, còn lại thì không có nhận xét gì. Ở những hộ có đất rất tốt và tốt thì ít tốn chi phí trong sản xuất như phân bón, thuốc dưỡng, bệnh ...

khả năng sinh trưởng cây lúa tốt hơn những hộ có đất trung bình và xấu.

3.1.5. Mùa vụ

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước. Mặc dù, trong những năm qua chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, vật nuôi và cây trồng được người dân áp dụng một cách mạnh mẽ nhưng tình hình độc canh cây lúa vẫn tỒn tại trên

địa bàn. Theo số liệu điều tra thì có tới 237 hộ chuyên sản xuất cây lúa, chiếm 81,44% số hộ được phỏng vấn, còn lại 18,56% số hộ thực hiện luân canh, xen

canh với các mô hình như: lúa -cá, 2 lúa — 1 màu ... để tăng thu nhập cho họ. Vì

vậy, trung bình một hộ nông dân sản xuất 2,78 vụ lúa một năm.

3.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA TRONG VỤ THU ĐÔNG Ở ĐÔNG BẰNG SÔNG CỨU LONG

Trong đề tài này, chi phí và thu nhập được tính trên đơn vị ha (10.000 m'). Với giả định rằng: trong hoạt động sản xuất lúa thì hiệu suất không thay đổi theo quy mô, nên thu nhập và chỉ phí trên ha được tính bằng cách lấy tổng thu nhập và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1. Phân tích chỉ phí sản xuất

Trong hoạt động trồng lúa thì những chỉ phí như: chỉ phí lao động, giống, phân bón, thuốc nông dược, chỉ phí tưới tiêu, làm đất ... là những chỉ phí cơ bản

không thể thiếu.

3.2.1.1. Chỉ phí lao động

Lao động là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Trong bải viết này, lao động được tính đến là lao động gia đình, lao động thuê rất ít vì chủ yếu người nông dân sử dụng lao động gia đình để giảm chỉ phí và tăng thu nhập. Lượng lao động nhà trung bình trên ha được tính bằng trung bình của tông ngày công lao động gia đình được sử dụng trong các khâu như: chuẩn bị đất, ủ giống, làm cỏ, gieo hạt, bón phân, xỊt thuốc, ... Ở vùng nghiên cứu, công lao động gia đình trung bình là 15,80 ngày/ha. Đối với những hộ có diện tích trồng

lúa nhỏ thì ngày công này sẽ lớn hơn những hộ có diện tích trồng lúa lớn. Bởi vì

những hộ có diện tích nhỏ thường lấy công làm lời, tự họ bón phân, xịt thuốc, øieo hạt để không phải tốn nhiều chỉ phí.

3.2.1.2. Chỉ phí giống

Giống là yếu tố đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của

nông hộ. Lượng giống được sử dụng phụ thuộc vào kinh nghiệm của nông dân là

chủ yếu. Trung bình trên một ha đất ở Đồng bằng sông Cửu Long, người nông dân sử dụng 218,1 1kg lúa giống và chỉ phí trung bình là 1.083.570 đ/ha. Việc lựa

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa vụ thu đông ở đồng bằng sông cửu long (Trang 38 - 79)