Theo số liệu điều tra dân số tháng 4 năm 2009, Đồng bằng sông Cửu Long
có tổng dân số khoảng 17,18 triệu người, chiếm 20,02% dân số cả nước và mật
độ dân số trung bình là 423 người/km”. Dân số sống ở thành thị khoảng 3,92 triệu n8ười chiếm 22,82%, còn lại sống ở nông thôn chiếm 77,18%.
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2009 là 10,02 triệu người (chiếm
58,32% dân số của vùng). Tỷ lệ tham gia lao động là 77,1% tương đương là 7,73 triệu người. Cơ câu lao động của vùng đang dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là 58,20%, trong công nghiệp xây dựng là 15,20% và trong dịch vụ là 26,60%. Với cơ cầu dân số trẻ, Đồng bằng sông Cửu Long có một nguồn nhân lực đổi đào cung cấp cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng
Giao thông vận tải khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được xem có tiềm năng rất lớn và đang được đầu tư phát triển nhằm phục vụ phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn
Đường bộ có 40.932km, trong đó có 1.799km quốc lộ, 3.385km tỉnh lộ, 35.748km hương lộ. Hàng loạt tuyến ngang như quốc lộ 30, 53, 54, 57, 60, 61, 63, 80... cũng đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng ra hai hoặc bốn làn xe. Còn các tuyến đường khác như nam sông Hậu từ Cần Thơ đi Sóc Trăng, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Vị Thanh - Cần Thơ (dọc kênh xáng Xà No), kết hợp quốc lộ 1A và cầu Cần Thơ đưa vào hoạt động ngày 24/4/2010, thì cơ bản hệ thống giao thông
đường bộ của đồng băng đã hình thành được một hệ thống giao thông đồng bộ, liên hoàn và kết hợp được các hình thức vận tải khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế xã hộ của vùng.
Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài hơn 700km, có hệ thống sông, kênh rạch chăng chịt với tổng chiều dài hơn 28.000km, trong đó có 13.000km có khả năng khai thác vận tải, chiếm đến 70% chiều dài đường sông của cả nước.
Tuy nhiên, lợi thế này vẫn chưa được khai thác đúng mức, nhiều tuyến bị bồi
lắng, chưa được cải tạo nạo luồng lạch ... Hiện nay, đồng bằng có bốn tuyến
đường thủy chủ yếu trong khu vực: thành phố Hồ Chí Minh - Hà Tiên, thành phố Hồ Chí Minh - Năm Căn, thành phố Hồ Chí Minh - Hà Tiên qua Đồng Tháp
Mười và tuyến ven biển và các cảng sông như: Bến Lức, Tân Xuân, Cai Thìa,
Bến Tre, Chợ Lách, Bình Minh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Tắc Cậu. Toàn bộ các
tuyến đường thủy và cảng sông đang được nâng cấp để phục vụ cho giao thông
đường thủy. Ngoài ra còn có các cảng biển như: Trà Nóc, Cái Cui (Cần Thơ).
Riêng cảng hàng không, hiện tại toàn vùng có bốn sân bay Cần Thơ, Cà
Mau, Rạch Giá và Phú Quốc, phục vụ cho đi lại trong nước và quốc tẾ.
Tính đến cuối năm 2004, tình hình phát triển lưới điện và điện khí hoá nông thôn cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được tổng số hộ dân sử dụng
điện trung bình đạt 94% tông số hộ toàn vùng, trong đó hộ nông thôn có điện đạt 83,89% tông số hộ nông thôn, 100% số xã có điện.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả kinh tễ của hoạt động sản xuất lúa...
2.2.3. Kinh tế
2.2.3.1. Nông nghiệp
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, Đồng bằng sông Cửu Long có sự chuyển dịch cơ câu cây trồng vật nuôi, chuyển đất làm lúa không hiệu quá sang trồng cây ăn trái, cây công nghiệp hoặc trồng lúa nhưng thực hiện luân canh, xen canh làm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích.
Trong năm 2009, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp của vùng (theo giá so sánh năm 1994) là 53,25 nghìn tỷ đồng, tăng 821,5 triệu đồng so với năm 2008. Trong đó, có bốn tỉnh có giá trị sản xuất nông nghiệp trên 5 nghìn tỷ đồng là: An Giang (6,94 nghìn tỷ đồng), Kiên Giang (6,34 nghìn tý đồng), Đồng Tháp (6,12 nghìn tỷ đồng) và Tiền Giang (6,08 nghìn tỷ đồng). Diện tích gieo sạ cây lúa toàn vùng là 3.873 nghìn ha, tổng sản lượng lúa đạt 20,48 triệu tấn; sản lượng
thủy hải sản toàn vùng năm 2009 là 2,80 triệu tắn, trong đó đánh bắt là 934,68
nghìn tấn, sản lượng thủy sản đang nuôi trồng để khai thác là 1.869,48 nghìn tấn, tạo nguồn nguyên liệu đồi dào cho xuất khẩu.
2.2.3.2. Công nghiệp
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp toàn vùng năm 2009 (theo giá so sánh năm 1994) đạt 69,58 nghìn tỷ đồng, tăng 8,28% so với năm 2008. Trong đó, khu vực quốc đoanh sản xuất 12,35 nghìn tỷ đồng chiếm 17,75%; khu vực ngoài quốc
doanh đạt 46,63 nghìn tý đồng chiếm 67,02% và khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài là 10,60 nghìn tỷ đồng chiếm15,23%. Trong năm, có hai tỉnh (thành phố)
có giá trị sản xuất công nghiệp trên 10 nghìn tỷ đồng là thành phố Cần Thơ
(12,30 nghìn tỷ đồng) và Long An (10,67 nghìn tỷ đồng). Tỉnh có giá trị sản xuất
công nghiệp thấp nhất vùng là Bạc Liêu (2,21 nghìn tỷ đồng).
2.2.3.3. Thương mại — dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn năm 2009 là 23,30 nghìn tỷ đồng, tăng 4,74 nghìn tỷ đồng so với năm 2008. Trong năm chỉ giá tiêu dùng là 100,53%%, giá cả trong năm 2009 đã tăng hơn so với năm 2008 là
2.2.4. Văn hóa xã hội
Công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều chuyến biến tích cực, cơ bản toàn vùng đã không còn hộ đói và hộ nghèo giảm dần. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê thì tỷ lệ hộ nghèo của vùng năm 2007 là 12,4% và năm 2008 là
11,4%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 là 940.000 đ/người/tháng, thấp
hơn mức bình quân của cả nước (945.000 đ/người/tháng).
Lĩnh vực giáo dục được sự đầu tư và có nhiều tiến bộ. Tính đến hết năm
2009, bậc mẫu giáo, mầm non trên địa bàn có 1.596 trường học với 15.620 lớp, 17.607 giáo viên và 448,7 nghìn học sinh; bậc phố thông có 5.049 trường với 89.874 lớp, 148.974 giáo viên và 2.762.958 học sinh; bậc giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, cao đăng, đại học là: trung cấp chuyên nghiệp có 1.362 giáo viên và 55.445 sinh viên; cao đăng và đại học có 5.273 giáo viên và 123.067 sinh viên. Với số lượng trường lớp, giáo viên và học sinh sinh viên như trên, Đồng bằng sông Cửu Long đang từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động và đào tạo nhân tài cho đất nước.
Trên lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày một phát triển. Đến
năm 2009, toàn vùng có 155 bệnh viện, 2 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức
năng, 111 phòng khám đa khoa khu vực và 1.559 trạm y tế xã, phường, cùng với đội ngũ y bác sĩ là: 8.331 bác sĩ, 11.438 y sĩ, 8.640 y tá, 4.486 nữ hộ sinh, đảm bảo cho chăm sóc súc khỏe của người dân trên địa bàn.
2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIẾN NÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long đã có sự điều chỉnh quy hoạch, chuyển dịch cơ cầu kinh tế đúng hướng, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; phát triển nền kinh tế hàng hóa dựa trên nên tảng nông nghiệp tiên tiên.
Luân văn tốt Hghiệp Phân tích hiệu quả kinh tễ của hoạt động sản xuất lúa...
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
năm 2006-2008 (giá cố định 1994) 2006 2007 2008 Năm Š Š :
Tỷ đông tọ Tỷ đông ?% Tỷ đông ?% Giá trị sản xuất 218.813) 100,00 250.680| 100,00 289.094[ 100,00 Nông nghiệp 55.277 25,26 574541 2292| 61.759| 21,36 Trồng trọt 44.9001. 20,52 46475| 1854| 50.059| 17,32 Chăn nuôi 6.313 2,89 6.632 2,65 6.931 2,40 Dịch Vụ 4.064 1,85 4.347 1,73 4.769 1,64
Nguôn:Số liệu kinh tế xã hội Đông bằng sông Cửu Long 2000-2009
Giá trị sản xuất của vùng năm 2008 tính theo giá năm 1994 là 289.094 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp đóng góp là 61.759 tý đồng, chiếm 21,36% giá trị sản xuất của vùng. Qua bảng 2.1, ta thấy giá trị sản xuất nông nghiệp tăng liên tục qua các năm nhưng tỷ lệ đóng góp vào giá trị sản xuất của vùng giảm điêu qua các năm. Điêu này chứng minh quá trình chuyên dịch cơ cầu nền kinh tế đang đi đúng hướng, phát triển một nền kinh tế hàng hóa trên nền tảng nông nghiệp tiên tiến.
Trong giá trị sản xuất nông nghiệp thì giá trị sản xuất ngành trồng trọt đóng góp cao nhất (50.059 tỷ đồng), chiếm 81,06%; chăn nuôi là 6.931 tý đồng, chiếm 11,22% và dịch vụ là 7,72%. Qua đây, ta thấy nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng và chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long; trồng trọt là ngành dẫn
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả kinh tễ của hoạt động sản xuất lúa... 7, 1244 ——.x' SH HH ` NMMNNNHNH HN H N( LN HN N6 HN‹ 11,22% 81,06% ng Noo E Chăn nuôi Ei Dịch Vụ Trồng trọt
Hình 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long năm 2008
2.3.1. Tình hình trồng trọt ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 2.2: Diện tích một số loại cây trồng ở Đồng bằng
sông Cửu Long năm 2007-2009
Đơn vị tính: nghìn ha 2007 2008 2009 1. Cây lương thực, thực phẩm 3.739,8 3.919,5 3.929,9 Lúa 3.683,1 3.858,9 3.872,9 Ngô 36,7 40,6 37,1 Khoai 20,0 20,0 19,9
2. Cây công nghiệp hàng năm 80,8 78,7 72,8
Mía 67,2 64,8 60,3
Lạc 13,6 13,9 12,5
Tổng cộng 3.820,6 3.998,2 4.002,7
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả kinh tễ của hoạt động sản xuất lúa...
Bảng 2.3: Sản lượng trồng trọt một số cây trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007-2009
Đơn vị tính: nghìn tắn 2007 2008 2009 1. Cây lương thực, thực phẩm Lúa 18.678,9 20.669,5 20.483.4 Ngô 203,7 229,1 192,3 Khoai (sẵn) 352,4 349,0 359,5
2. Cây công nghiệp hàng năm
Mía 5.105,0 4.992,7 4.635,9
Lạc 42,9 43.4 41,1
Nguôn: Niên giám thông kê Việt Nam 2009
Qua bảng số liệu (2.2) và (2.3), ta thấy rằng diện tích và sản lượng cây lương thực, thực phẩm chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu diện tích cây trồng của vùng (trên 90%), còn lại là cây công nghiệp. Do đặc điểm tự nhiên phân tích ở trên, nên vùng sản xuất cây lương thực và thực phẩm là chủ yếu. Là vựa lúa lớn nhất cả nước, do vậy mà diện tích cây lúa chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích cây trồng của vùng với diện tích 3.872,9 nghìn ha và sản lượng 20.483,4 nghìn tắn năm 2009. Bảng số liệu cũng cho ta biết được, ở Đồng bằng sông Cửu Long cây lúa là cây được trồng chủ yếu, các cây trồng khác chỉ chiếm một diện tích và sản lượng rất nhỏ và một phần trồng xen với diện tích cây lúa để tăng thu nhập. Nhìn chung, cơ cấu về diện tích các loại cây trồng không biến động nhiều quá trong thời gian qua. Nguyên nhân của vấn đề là: tình hình chuyền địch cơ cấu cây trồng trong thời gian qua đã được thực hiện một cách khá hoàn chỉnh về mặt tông thê và tính kinh tế trên từng loại cây trồng: ngoài ra quá trình phát triển nông nghiệp theo chiều sâu và chiều rộng (thâm canh, luân canh, và xen vụ) ở từng địa phương được người dân áp dụng rộng rãi, nên diện tích các loại cây trồng ít bị biến động lớn.
Nhìn chung, sản lượng cây lương thực và thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng cây trồng của vùng. Vì vậy, Đồng bằng sông Cửu
2.3.2. Tình hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007-2009
Năm 2007 2008 2009 Diện tích (nghìn ha) 3.683,1 3.858,9 3.872,9 Năng suất (tạ/ha) 50,7 53,6 52,9 Sản lượng (nghìn tân) 18.678,9 20.669,5 20.483,4
Nguôn: Niên giám thông kê Việt Nam 2009
Nhìn chung, diện tích và sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm qua tăng liên tục; năng suất tuy năm 2008 tăng hơn năm 2007 nhưng lại giảm nhẹ vào năm 2009. Trong những năm qua, diện tích lúa luôn xoay quanh mức 3,8 triệu ha, năng suất đạt trên 50 tạ/ha, đó là do người nông dân ở đồng bằng ngày càng có nhiều kinh nghiệm sản xuất, áp dụng cơ giới hóa trong hoạt động trồng lúa và các chương trình khuyến nông một cách nhuần nhuyễn. Đó cũng là kết quả của quá trình phát triển nghề truyền thống của ông cha ta từ xưa đến nay, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến.
Mặc dù, quá trình sản xuất của người nông dân tuy có cải thiện về nhiều
mặt, nhưng chất lượng hạt gạo của ta còn nhiều vấn đề phải bản đến như: thương hiệu gạo, chất lượng gạo ... làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu.
Vẫn đề không thể nào đặt ra chỉ ở khâu tiêu thụ, mà là vẫn đề của một quá trình
sản xuất, phân phối và tiêu thụ. Chính vì vậy, để xây dựng thương hiệu cho cây lúa Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, chúng ta cần phải tính toán, đánh giá hiệu quả và tiềm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuât cho nông dân.
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa theo mùa vụ ở Đông bằng
sông Cửu Long năm 2009
Đông Xuân Hè Thu Thu Đông Cả năm
Diện tích (nghìn ha) 1.548,8 1.910,5 413,6 3.872,9 Năng suất (tạ/ha) 63,6 47,2 38,9 52,9 Sản lượng (nghìn tân) 9.856,1 9.018,2 1.6091 | 20.483,4
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả kinh tễ của hoạt động sản xuất lúa...
Trong năm 2009, toàn vùng có 3.872,9 ha sản xuất lúa với tông sản lượng là
20.483,4 nghìn tấn (giảm 186,1 nghìn tấn so với năm 2008). Trong đó, vụ Đông
Xuân xuống giống với điện tích 1.548,8 ha chiếm 40% diện tích xuống giống cả năm của vùng. Đây là vụ có điều kiện sản xuất tốt nhất trong năm vì vậy năng suất rất cao (63,6 tạ/ha). Tuy vụ Hè Thu có điều kiện sản xuất không bằng Đông Xuân nhưng diện tích xuống giống lại cao hơn 361,7 nghìn ha. Nguyên nhân chủ
yếu là do điều kiện thời tiết đầu vụ Hè Thu rất tốt cho việc xuống giống. Tuy
nhiên, đến cuối vụ thời tiết không được tốt như vụ Đông Xuân nên năng suất thấp hơn vụ Đông Xuân, chỉ đạt 47,2 tạ/ha. Ngược lại với hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, vụ Thu Đông lại có điều kiện xuống giống không thuận lợi nhưng khi
thu hoạch thời tiết khá tốt gần giống với vụ Đông Đuân. Năm 2009, diện tích lúa
vụ Thu Đông là 413,6 nghìn ha với sản lượng đạt 1.609,1 tấn. Mặc dù năng suất lúa chưa cao (38,9 tạ/ha) nhưng đây là một vụ được người dân ngày một chú trọng và góp phần nâng cao sản lượng lúa của vùng. Năng suất lúa vụ Thu Đông chưa cao bằng hai vụ lúa còn lại là vì: một phần do yếu tố thời tiết, một phần do người dân chưa quan tâm đúng mức vụ lúa này, với chủ tâm của người dân đây là
vụ lúa thư ba, sản xuất để kiếm thêm thu nhập và có công việc để làm. Từ những
vẫn đề trên, chúng ta cần phải có hướng đi đúng đắn cho cơ cấu mùa vụ của cùng, góp phần nâng cao thu nhập của bà con nông dân.
2.3.3. Tình hình chăn nuôi ở Đồng bằng sông Cứu Long
Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển ngành chăn nuôi. Trong vùng chủ yếu nuôi một số vật nuôi chủ yếu như: trâu, bò, heo, đê, gà, vịt...
Bảng 2.6: Số lượng gia súc, gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007-2009 Đơn vị: nghìn con 2007 2008 2009 1.Gia súc 4.512,5 4.386,7 4.410,8 Trâu 38,1 43,1 43,3 Bò 689,6 713,5 696,7 Heo 3.7848 3.630,1 3.730,8 2.Gia cầm 39.867,0 48.527,0 55.800,0 Tổng số 44.379,5 52.013,7 60.270,8
Nguôn: Niên giám thông kê Việt Nam 2009