Tổng Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ để hạch toán tổng hợp nguyên, vật liệu
2.3.4.1. Tài khoản sử dụng
- Kế toán sử dụng TK 152: - “nguyên, vật liệu”: để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo giá trị thực tế của Tổng công ty.
Kết cấu TK 152 như sau:
Nợ TK 152 – “Nguyên vật liệu” Có - Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu -Trị giá thực tế nguyên liệu vật liệu mua ngoài , tự chế biến , nhận góp xuất dùng cho sản xuất kinh doanh, vốn liên doanh để bán, hoặc góp vốn liên doanh. hoặc nhập từ các nguồn khác. .
-Trị giá nguyên liệu vật liệu phát - Trị giá nguyên vật liệu trả lại
hiện thừa khi kiểm kê . người bán hoặc được giảm giá . - Trị giá nguyên liệu , vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê.
Dck : Trị giá thực tế nguyên liệu , vật liệu tồn kho cuối kỳ .
Tài khoản 152 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 và 3 sau: TK 15215: NVL chính kho 5 TK 15221: Vật liệu phụ kho 1 TK 15222: Vật liệu phụ kho 2 TK 15223: Vật liệu phụ kho 3 TK 15224: Vật liệu phụ kho 4 TK 15225: Vật liệu phụ kho 5 TK 1523: Nhiên liệu TK 15241: phụ tùng thay thế kho 1 TK 15251: vật tư, vật liệu xây dựng cơ bản kho 1 TK 15252: vật tư, vật liệu xây dựng cơ bản kho 2
TK 15253: vật tư, vật liệu xây dựng cơ bản kho 3 TK 1526: Phế liệu
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng đến các tài khoản liên quan khác như: TK 111, TK 112, TK 331,... và TK 621, TK 627, TK 641...
2.3.4.2. Hạch toán kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu
Cùng với việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu thì hàng ngày kế toán cũng phải tiến hành hạch toán tổng hợp vật liệu. Đây là công việc cần thiết, quan trọng bởi vì qua đây kế toán mới có thể phản ánh được giá trị của NVL nhập vào, từ đó nắm rõ được sự luân chuyển của từng loại vật liệu theo chỉ tiêu giá trị.
Hàng ngày, kế toán tập hợp các chứng từ nhập, xuất vật liệu và phân loại chứng từ nhập và chứng từ xuất. Căn cứ vào các chứng từ nhập kho, kế toán vật tư tiến hành đối chiếu, kiểm tra định khoản rồi đưa số liệu lên sổ Nhật ký chứng từ số 7, Sổ cái TK 152. Kế toán vật tư gửi phiếu nhập kho và hóa đơn tài chính cho kế toán thanh toán để theo dõi các khoản phải thanh toán và đã thanh toán cho nhà cung cấp.
Tổng công ty sử dụng giá bình quân cả kỳ dự trữđể hạch toán NVL xuất kho, vì vậy, trị giá NVL xuất kho chỉ được tính vào cuối tháng khi kế toán vật tư tiến hành khóa sổ tính giá, việc tính giá này được phòng kế toán thực hiện và được thể hiện bằng cột “Đơn giá” trên “Sổ chi tiết xuất vật tư”.
Ta có: Căn cứ vào các chứng từ gốc nhập, xuất kho Thóc Malt ở phần kế
toán chi tiết, kế toán tiến hành định khoản và ghi sổ:
- Ngày 06/01/2012 theo phiếu nhập VT số 00011 nhập 200,000 kg thóc Malt Pháp với trị giá 1.312.000.000 đồng (giá trên bao gồm 10% thuế GTGT), chưa thanh toán với TCT chăn nuôi VN. Kế toán định khoản:
Nợ TK 152 (15215) 1.192.727.272
Nợ TK 1331 119.272.728
Có TK 331 (3316.032) 1.312.000.000
- Ngày 09/01/2012 theo phiếu nhập VT số 00056, nhập kho 204.600kg thóc Malt Úc với trị giá 1.309.440.000 đồng (giá trên bao gồm 10% thuế GTGT), chưa thanh toán với TCT chăn nuôi VN. Kế toán định khoản:
Nợ TK 152 (15215) 1.190.400.000
Nợ TK 1331 119.040.000
Có TK 331 (3316.032) 1.309.440.000
- Ngày 31/01/12 nhập lại Thóc Malt (Pháp) từ sản xuất theo Phiếu nhập lại VT số 00117, trị giá nhập là: 41.315.400 đồng.
Nợ TK 152 41.315.400 Có TK 6211 41.315.400
Từ các phiếu nhập vật tư trong tháng 01/2012, kế toán tính ra được tổng trị giá NVL nhập trong tháng 01 và ghi vào số PS bên Nợ TK 152 của Sổ cái TK 152 tháng 01/2012 số tiền là: 9.331.908.686 đồng.
- Ngày 02/01/2012 xuất Thóc Malt (Pháp) theo Phiếu xuất kho vật tư số 00001, trị giá NVL xuất kho là: 50.824.500 đồng. Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6211 50.824.500
Có TK 152 50.824.500
Số PS bên Có của Sổ cái TK 152 tháng 01/2012 cho biết trị giá NVL xuất kho cho sản xuất trong tháng 01 là: 11.541.996.716 đồng
* Sổ cái TK 152: Để theo dõi trị giá nguyên, vật liệu nhập xuất trong tháng, kế toán căn cứ vào các “Phiếu nhập vật tư” và “Phiếu xuất kho vật tư” trong tháng, kế toán vào “Sổ cái TK 152”. Các “Phiếu nhập vật tư”, “Phiếu xuất kho vật tư” được phản ánh theo trình tự thời gian trong Sổ cái TK 152, mỗi phiếu nhập, xuất vật tưđược ghi vào một dòng trên “Sổ cái TK 152”
Phát sinh bên Nợ TK 152 của “Sổ cái TK 152” cho biết ngày, tháng, số hóa đơn nhập mua nguyên, vật liệu, tên NVL nhập kho, nhà cung cấp và trị giá của NVL nhập, PS bên Có của TK 152 cho biết ngày tháng , số hóa đơn xuất dùng nguyên, vật liệu, tên NVL xuất kho và trị giá của NVL xuất. Tuy Tổng công ty áp dụng phương pháp sổ Nhật ký chứng từ nhưng để tiện cho việc vào máy tính, TCT đã xây dựng Sổ cái TK 152 theo hình thức Nhật ký chung.
Bảng 2.11: Sổ cái TK 152
TCT Cổ Phần SỔ CÁI
Bia - Rượu - NGK HN TK 152 – Nguyên vật liệu
Tháng 01/2012 ĐVT: đồng Chứng từ Phát sinh Số hiệu Ngày tháng Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số dưđầu tháng 30.356.810.718 00010 06/01/12 Mua đường kính 3316.088 415.909.100 00011 06/01/12 Mua Thóc Malt (Pháp) 3316.032 1.192.727.272 ... ... ... ... ... 00056 19/01/12 Mua Thóc malt (Úc) 3316.032 1.190.400.000 ... ... ... ... 00117 31/01/12 Nhập lại Thóc Malt (Pháp) Nhập lại Thóc Malt (Úc) Nhập lại gạo tẻ Nhập lại hoa viên Nhập lại cao hoa 6211 6211 6211 6211 6211 41.315.400 40.313.700 36.760.000 2.504.075 5.709.294 00118 31/01/12 Nhập lại đường kính 6211 20.009.600 00001 02/01/12 Xuất Thóc Malt (Pháp) Xuất Thóc Malt (Úc) Xuất gạo tẻ Xuất đường kính 6211 6211 6211 6211 50.824.500 49.592.250 36.760.000 25.012.000 ... ... ... ... ... 00278 31/01/12 Xuất Thóc Malt (Pháp) Xuất Thóc Malt (Úc) Xuất gạo tẻ Xuất đường kính 6211 6211 6211 6211 38.036.400 37.114.200 29.408.000 25.012.000 Số phát sinh 9.331.908.686 11.541.006.716 Số dư cuối tháng 28.147.712.688 Ngày 31 tháng 01 năm 2012
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Mẫu số: S03b-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ –BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
* Nhật ký chứng từ số 7:
Để phản ánh toàn bộ chi phí NVL trực tiếp sản xuất sản phẩm và phản ánh số PS bên Có TK 152, Nhật ký chứng từ TK 152 nhằm tập hợp chi phí SXKD phát sinh trong tháng, kế toán sử dụng “Nhật ký chứng từ số 7”.
Nhật ký chứng từ số 7 gồm 3 phần:
Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Tổng công ty phản ánh toàn bộ số PS bên Có của các TK liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh.
Phần II: Chi phí sản xuất theo yếu tố.
Phần III: Luân chuyển nội bộ không tính vào sản xuất kinh doanh. Phương pháp lập:
Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Tổng công ty phản ánh toàn bộ số PS bên Có của các TK liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu để ghi vào các dòng phù hợp trên mục B của Phần I của “Nhật ký chứng từ số 7”.
Bảng 2.12: Nhật ký chứng từ số 7 (trích)
TCT Cổ Phần NHẬT KÝ CHỨNG TỪ số 7, Tháng 01 năm 2012
Bia - Rượu - NGK HN
PHẦN I: TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TOÀN DN
ĐVT: đồng TK ghi Có 152 TK ghi Nợ 1521 1522 1523 1524 1525 1526 Cộng 152 ... 131 ... Tổng chi phí ... 621 5.368.890.890 4.997.933.043 721.041.000 262.233.729 14.972.200 11.087.864.933 627 28.654.100 14.232.605 320.192.634 641 10.452.090 15.002.125 4.317.310 25.454.215 642 7.297.840 2.517.500 14.312.650 Cộng A ... 152 8.578.216.284 ... 331 ... 881 92.050.966 1.311.318 ... Cộng B Tổng A +B Mẫu số: S04a-DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ –BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHẦN III
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ
PHẦN BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
3.1. Nhận xét về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Tổng công ty.
3.1.1. Ưu điểm
Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đã có một quá trình phát triển liên tục cả về quy mô và trình độ quản lý. Từ điểm xuất phát ban đầu chỉ có cơ sở vật chất nghèo nàn cùng với số vốn ít ỏi đến nay, Tổng công ty đã có một đội ngũ cán bộ trình độ cao, giàu kinh nghiệm, lực lượng công nhân lành nghề với cơ sở vật chất có giá trị lớn hàng trăm tỷ đồng. Sản phẩm của Tổng công ty với chất lượng tốt và giá thành hợp lý đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Tổng công ty đã và đang ngày càng khẳng định vị trí cũng như uy tín của mình trên thị trường. Cùng với việc nâng cao trình độ quản lý thì cơ sở vật chất kỹ thuật của Tổng công ty cũng từng bước được hiện đại hóa và không ngừng phát triển.
Qua thời gian nghiên cứu thực tiễn công tác kế toán nguyên, vật liệu tại Tổng công ty, em nhận thấy Tổng công ty đã phát huy được những mặt mạnh và thể hiện được những ưu điểm sau:
- Thứ nhất: Một trong những yêu cầu của công tác kế toán là tính chính xác, kịp thời với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì việc đưa kế toán vào môi trường máy tính đã được công ty áp dụng với phần mềm kế toán phù hợp giúp cho kế toán có thể tính toán, tổng hợp số liệu nhanh và thuận tiện, tăng năng suất và hiệu quả làm việc của kế toán, kết quả tính toán được đầy đủ, chính xác và nhanh chóng, cung cấp số liệu cho các khâu liên quan. Việc trang bịđồng bộ máy tính trong phòng kế toán là điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên, vật liệu nói riêng.
- Thứ hai: Tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty được xây dựng trên mô hình tập trung và phân tán là phù hợp với đặc điểm và quy mô sản xuất cả Tổng
công ty. Các phòng ban, phân xưởng phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán để đảm bảo công tác hạch toán kế toán, nhất là kế toán nguyên vật liệu được diễn ra đều đặn, nhịp nhàng.
- Thứ ba: Hệ thống sổ kế toán: Công tác kế toán tại Tổng công ty được tổ chức theo hình thức Nhật ký chứng từ. Tuy nhiên, để có thể thực hiện việc xử lý thông tin trên máy một cách thuận tiện, Tổng công ty đã xây dựng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết với kết cấu đơn giản, phù hợp với việc tổng hợp và quản lý một cách chặt chẽ hơn tình hình công nợ với các nhà cung cấp.
- Thứ tư: Đối với kế toán tổng hợp: áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với đặc diểm sản xuất và đặc điểm nguyên, vật liệu của Tổng công ty. Là một DN có các dịch vụ nhập, xuất xảy ra thường xuyên, liên tục với khối lượng lớn, kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên sẽđảm bảo theo dõi tình hình biến động vật liệu một cách kịp thời, đầy đủ, đáp ứng nhanh nhu cầu về thông tin. Vật liệu đánh giá theo giá thực tế giúp cho việc hạch toán chính xác chi phí vật liệu trong quá trình sản xuất.
- Thứ năm: Tổ chức phân loại và xây dựng danh mục mã hóa vật tư của Tổng công ty áp dụng trong toàn công ty, đảm bảo tính đồng nhất trong lập trình cũng như sử dụng máy tính ở các bộ phận trong toàn DN.
- Thứ sáu: Trong khâu tổ chức thu mua, dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu: Tổng công ty đã tổ chức được một bộ phận chuyên đảm nhận công tác thu mua vật liệu trên cơ sở đã xem xét, cân đối giữa kế hoạch sản xuất với nhu cầu. Với khối lượng nguyên, vật liệu sử dụng tương đối lớn, chủng loại NVL nhiều, đa dạng mà đơn vị vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho sản xuất, không để tình trạng ứ đọng nhiều NVL hoặc ngừng sản xuất. Tổng công ty đã xác định được mức dự trữ cần thiết, hợp lý, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, hệ thống kho tàng của Tổng công ty được bố trí tương đối hợp lý, phù hợp với cách phân loại vật liệu mà Tổng công ty đã áp dụng.
- Thứ bảy: Trong sử dụng vật liệu, vật liệu xuất dùng đúng mục đích sản xuất và khi có nhu cầu về vật liệu thì các bộ phận phải có giấy đề xuất gửi lên phòng
vật tư và phải được lãnh đạo xem xét và là cơ sở chủ yếu trong công việc lựa chọn giá thành sản phẩm.
3.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật vẫn còn những tổn tại một số thiếu sót trong công tác kế toán NVL:
3.1.2.1. Về hạn chế trong phương pháp tính giá xuất kho vật tư
Hiện nay, Tổng công ty sử dụng phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, phương pháp này tuy đơn giản, song độ chính xác không cao và có thể làm ảnh hưởng đến các kết quả tính toán khác như chi phí, giá vốn hàng bán, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác trên báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, theo phương pháp này, công việc tính toán bị dồn vào cuối tháng nên khối lượng tính toán sẽ rất nhiều
3.1.2.2. Về phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Tổng công ty đang sử dụng phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán chi tiết NVL. Phương pháp này tiết kiệm công tác lập sổ kế toán so với phương pháp thẻ song song, giảm nhẹ khối lượng ghi chép của kế toán, tránh việc ghi chép trùng lặp, nhưng hiện tại Tổng công ty đang sử dụng Bảng kê xuất - nhập – tồn thay cho sổ đối chiếu luân chuyển, điều này chưa phù hợp với chế độ kế toán quy định.
3.1.2.3. Về việc lập “biên bản kiểm nghiệm vật tư”
Tổng công ty có số lượng lớn nguyên vật liệu thường xuyên nhập xuất, vậy mà Tổng công ty không lập biên bản kiểm nghiệm vật tư nhập kho, mua hàng sai quy cách, chất lượng, chủng loại… nhưng vẫn hạch toán nhập kho. Việc này dễ dẫn đến việc những loại nguyên vật liệu kém phẩm chất, quy cách không đúng, số lượng thực nhập không chuẩn xác dễ dàng nhập vào kho.
3.1.2.4. Về công việc giữa các kế toán
Kế toán vật tư theo dõi tình hình biến động NVL trong từng tháng thông qua Sổ cái TK 152 – áp dụng theo hình thức Nhật ký chung. Kế toán tổng hợp mở Sổ cái TK 152 –áp dụng theo hình thức Nhật ký chứng từđể theo dõi tình hình biến
động NVL trong cả năm. Theo chức năng của kế toán tổng hợp thì kế toán tổng hợp không được mở Sổ cái TK 152 để theo dõi tình hình biến động nguyên vật liệu trên “Bảng phân bổ nguyên vật liệu”, “Bảng kê số 3” và “Nhật ký chứng từ”. Như vậy, có sự trùng hợp công việc giữa kế toán tổng hợp và kế toán vật tư.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán NVL tại TCT Cổ phần BRNGK Hà Nội. Cổ phần BRNGK Hà Nội.
Với tư cách là một sinh viên thực tập, dù thời gian tiếp xúc thực tế và trình độ có hạn, song căn cứ vào những kiến thức đã học trong trường và xuất phát từ thực tế, em xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất xung quanh vấn đề kế toán vật liệu với hy vọng Tổng công ty sẽ xem xét, nghiên cứu, triển khai để góp phần hoàn thiện thêm một bước công tác kế toán vật liệu ở Tổng công ty nói riêng và